Gần như tất cả các cuộc tấn công cảm tử bằng UAV của Ukraine nhằm vào các vị trí của Nga trong khu vực Bakhmut đều thất bại, do sự chế áp của các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga. Khoảng cách và địa hình cũng đã cản trở hoạt động của FPV Ukraine, nơi liên kết vô tuyến bị chặn do yếu tố địa hình.Điều này đã được nêu trong một thông tin trên trang Telegram của một đơn vị chống UAV tiền tuyến của Nga, cho biết, 90% số FPV của Ukraine đang sử dụng ở chiến trường không đến được mục tiêu. Trong khi đó, Ukraine đã trở nên thành thạo trong việc sử dụng UAV để thả bom và lựu đạn đơn giản vào các mục tiêu trên mặt đất. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành cuộc chiến sử dụng UAV giá rẻ, thương mại và sẵn có cho các nhiệm vụ quân sự cơ bản như trinh sát chiến trường, điều chỉnh hỏa lực pháo binh và đảm nhiệm vai trò là không quân tấn công mục tiêu mặt đất (thả đạn từ trên không và tấn công tự sát).Các nguồn thông tin của Eurasian Times dẫn lời chỉ huy đơn vị chống UAV thuộc lữ đoàn Sever V, thuộc biên chế của quân đoàn dân quân Donbass thân Nga cho biết, chỉ có “10 trong số 100 FPV của Ukraine có thể tiếp cận được mục tiêu. Điều này là do sự khác biệt về độ chênh cao của địa hình và sự chế áp của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga”.Những người điều khiển UAV của Quân đội Ukraine cũng “rất tích cực” sử dụng máy bay không người lái FPV để thả bom, giống như cách họ đã sử dụng “UAV bốn cánh trinh sát” để “thả đạn”. Hiện Ukraine đang sử dụng nhiều UAV trong chiến đấu, về cơ bản là UAV thương mại, giá rẻ. Phương thức thu hồi UAV, cơ chế treo đạn vào bụng FPV và hệ thống ngắm để “cắt bom” vẫn chưa rõ ràng. Có thể giả định rằng đó có thể là thiết bị đơn giản mà Ukraine đã sử dụng trên UAV để thả đạn vào lính Nga trong suốt cuộc chiến; một phương pháp mà Nga sau đó cũng đã áp dụng.Tuy nhiên, Nga cũng đang gặp khó khăn trong việc đối phó với các máy bay không người lái cỡ nhỏ của Ukraine, khi các vũ khí phòng không của họ không thể phát hiện ra những chiếc UAV cỡ nhỏ này.Trang EurAsian Times trong một thông tin gần đây đã đăng nghiên cứu của Giáo sư Sergey Makarenko thuộc Đại học Cơ điện St. Petersburg, phân tích những nhược điểm của các hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung của Nga như Pantsir-S1, Tunguska, Tor, Strela-10 và Igla-S.Giáo sư Makarenko cho biết, “Thực tế khi bắn thử nghiệm vào các mục tiêu nhỏ bằng tên lửa tầm ngắn Tor cho thấy hiệu quả tiêu diệt chúng thấp. Nguyên nhân chính là do hệ thống kiểm soát kích nổ đầu đạn của tên lửa không hoàn hảo cũng như sai sót lớn trong việc theo dõi mục tiêu và dẫn đường với các UAV cỡ nhỏ”.Trong khi đó, hệ thống Pantsir không thể tiêu diệt các UAV cỡ nhỏ bằng tên lửa; đặc biệt khi hệ thống phát hiện UAV, nó đã nằm trong tầm bắn tối thiểu của tên lửa, khiến nó không thể bị bắn trúng. Các hệ thống phòng không này cũng phải tốn nhiều đạn để bắn hạ một UAV nhỏ.Ví dụ, theo lý thuyết, hệ thống Tunguska có thể bắn 5.000 viên đạn pháo mỗi phút từ hai khẩu pháo, nhưng chỉ trang bị 1.904 viên đạn. Dựa trên dữ liệu này, UAV sẽ phải bay lượn trong phạm vi đủ lâu, để trắc thủ Tunguska bắn, nạp đạn và sau đó bắn lại để có 50% cơ hội bắn trúng. Với tên lửa tầm nhiệt Strela, cùng với thiết bị tìm kiếm IR để tiếp cận khí thải nóng của động cơ phản lực, nên không thể khóa mục tiêu vào các UAV nhỏ có tín hiệu hồng ngoại rất thấp (do bay bằng động cơ điện). “Nói chung là không thể thu được mục tiêu qua kênh Iran, do bức xạ nhiệt quá yếu của UAV”. Ngoài ra, hầu hết các tên lửa tầm nhiệt đất đối không của Nga đều được trang bị ngòi nổ cận đích, có khả năng phát nổ xung quanh máy bay mà không cần phải bắn trúng mục tiêu, đầu đạn bắn ra những mảnh đạn có thể xé nát thân mềm của máy bay lớn. Tuy nhiên, với UAV cỡ nhỏ, trừ khi tên lửa bắn trúng trực tiếp, nếu không nó sẽ bay thẳng qua mà không phát nổ.Nhưng trớ trêu hơn nữa là Ukraine phải đối mặt với vấn đề tương tự với UAV tự sát Geran-2 của Nga (Geran-2 có nguồn gốc từ UAV Shahed-136 của Iran). Kể từ khi được đưa vào sử dụng trên chiến trường Ukraine vào tháng 9/2022, chúng chủ yếu chỉ bị bắn hạ bằng pháo phòng không.UAV Geran-2 không thể bắn hạ bằng tên lửa Patriot PAC-3 tiên tiến có nguồn gốc từ phương Tây, hay hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS của Na Uy, IRIS-T của Đức hay thậm chí hệ thống Buk hoặc S-300 có nguồn gốc từ Liên Xô của Ukraine.Các UAV Geran-2 bay chậm bằng động cơ cánh quạt, tự động, không phát ra tia hồng ngoại, nhiệt hoặc điện từ để radar, tần số vô tuyến hoặc thiết bị tìm kiếm hồng ngoại của tên lửa bám theo. Việc tiêu diệt UAV Geran-2 bằng tên lửa phương Tây cũng là một điều cực kỳ tốn kém đối với Ukraine cả về mặt chiến thuật và thương mại. UAV Geran-2 có giá dưới 30.000 USD/chiếc, trong khi tên lửa phòng không IRIS-T có giá 430.000 USD/quả và hệ thống Patriot có giá đáng kinh ngạc 1,1 tỷ USD (giá một tên lửa là 4 triệu USD).Do đó, việc sử dụng những hệ thống tiên tiến như vậy để đánh bại một loại vũ khí rẻ tiền thể hiện tỷ lệ chi phí trên lợi ích vô cùng lớn. Điều này đặc biệt đúng khi không có tên lửa phương Tây nào được sản xuất tại Ukraine và đều được lấy từ kho dự trữ của Quân đội châu Âu và Mỹ, khiến việc bổ sung chúng trở nên khó khăn. Do đó, UAV Geran-2 chỉ có thể bị bắn hạ bằng pháo, đặc biệt là pháo phòng không hai nòng Gepard mà Ukraine đã mua với số lượng đáng kể từ Đức. Các cuộc tấn công của Geran-2 được đánh dấu bằng nhiều đường đạn vạch đường bắn lên bầu trời vào ban đêm, được ghi lại trong một số video.Tuy nhiên, Ukraine thừa nhận mối đe dọa của UAV Geran-2 vì chúng được phóng phối hợp với các tên lửa tấn công mặt đất và trên không khác của Nga để làm mồi nhử, xác định trận địa phòng không Ukraine, thu hút hỏa lực và buộc họ phải sử dụng hết tên lửa trong kho dự trữ của mình; thông tin này trang EurAsian Times đã đưa tin vào tháng 6 năm nay.
Gần như tất cả các cuộc tấn công cảm tử bằng UAV của Ukraine nhằm vào các vị trí của Nga trong khu vực Bakhmut đều thất bại, do sự chế áp của các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga. Khoảng cách và địa hình cũng đã cản trở hoạt động của FPV Ukraine, nơi liên kết vô tuyến bị chặn do yếu tố địa hình.
Điều này đã được nêu trong một thông tin trên trang Telegram của một đơn vị chống UAV tiền tuyến của Nga, cho biết, 90% số FPV của Ukraine đang sử dụng ở chiến trường không đến được mục tiêu. Trong khi đó, Ukraine đã trở nên thành thạo trong việc sử dụng UAV để thả bom và lựu đạn đơn giản vào các mục tiêu trên mặt đất.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành cuộc chiến sử dụng UAV giá rẻ, thương mại và sẵn có cho các nhiệm vụ quân sự cơ bản như trinh sát chiến trường, điều chỉnh hỏa lực pháo binh và đảm nhiệm vai trò là không quân tấn công mục tiêu mặt đất (thả đạn từ trên không và tấn công tự sát).
Các nguồn thông tin của Eurasian Times dẫn lời chỉ huy đơn vị chống UAV thuộc lữ đoàn Sever V, thuộc biên chế của quân đoàn dân quân Donbass thân Nga cho biết, chỉ có “10 trong số 100 FPV của Ukraine có thể tiếp cận được mục tiêu. Điều này là do sự khác biệt về độ chênh cao của địa hình và sự chế áp của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga”.
Những người điều khiển UAV của Quân đội Ukraine cũng “rất tích cực” sử dụng máy bay không người lái FPV để thả bom, giống như cách họ đã sử dụng “UAV bốn cánh trinh sát” để “thả đạn”. Hiện Ukraine đang sử dụng nhiều UAV trong chiến đấu, về cơ bản là UAV thương mại, giá rẻ.
Phương thức thu hồi UAV, cơ chế treo đạn vào bụng FPV và hệ thống ngắm để “cắt bom” vẫn chưa rõ ràng. Có thể giả định rằng đó có thể là thiết bị đơn giản mà Ukraine đã sử dụng trên UAV để thả đạn vào lính Nga trong suốt cuộc chiến; một phương pháp mà Nga sau đó cũng đã áp dụng.
Tuy nhiên, Nga cũng đang gặp khó khăn trong việc đối phó với các máy bay không người lái cỡ nhỏ của Ukraine, khi các vũ khí phòng không của họ không thể phát hiện ra những chiếc UAV cỡ nhỏ này.
Trang EurAsian Times trong một thông tin gần đây đã đăng nghiên cứu của Giáo sư Sergey Makarenko thuộc Đại học Cơ điện St. Petersburg, phân tích những nhược điểm của các hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung của Nga như Pantsir-S1, Tunguska, Tor, Strela-10 và Igla-S.
Giáo sư Makarenko cho biết, “Thực tế khi bắn thử nghiệm vào các mục tiêu nhỏ bằng tên lửa tầm ngắn Tor cho thấy hiệu quả tiêu diệt chúng thấp. Nguyên nhân chính là do hệ thống kiểm soát kích nổ đầu đạn của tên lửa không hoàn hảo cũng như sai sót lớn trong việc theo dõi mục tiêu và dẫn đường với các UAV cỡ nhỏ”.
Trong khi đó, hệ thống Pantsir không thể tiêu diệt các UAV cỡ nhỏ bằng tên lửa; đặc biệt khi hệ thống phát hiện UAV, nó đã nằm trong tầm bắn tối thiểu của tên lửa, khiến nó không thể bị bắn trúng. Các hệ thống phòng không này cũng phải tốn nhiều đạn để bắn hạ một UAV nhỏ.
Ví dụ, theo lý thuyết, hệ thống Tunguska có thể bắn 5.000 viên đạn pháo mỗi phút từ hai khẩu pháo, nhưng chỉ trang bị 1.904 viên đạn. Dựa trên dữ liệu này, UAV sẽ phải bay lượn trong phạm vi đủ lâu, để trắc thủ Tunguska bắn, nạp đạn và sau đó bắn lại để có 50% cơ hội bắn trúng.
Với tên lửa tầm nhiệt Strela, cùng với thiết bị tìm kiếm IR để tiếp cận khí thải nóng của động cơ phản lực, nên không thể khóa mục tiêu vào các UAV nhỏ có tín hiệu hồng ngoại rất thấp (do bay bằng động cơ điện). “Nói chung là không thể thu được mục tiêu qua kênh Iran, do bức xạ nhiệt quá yếu của UAV”.
Ngoài ra, hầu hết các tên lửa tầm nhiệt đất đối không của Nga đều được trang bị ngòi nổ cận đích, có khả năng phát nổ xung quanh máy bay mà không cần phải bắn trúng mục tiêu, đầu đạn bắn ra những mảnh đạn có thể xé nát thân mềm của máy bay lớn. Tuy nhiên, với UAV cỡ nhỏ, trừ khi tên lửa bắn trúng trực tiếp, nếu không nó sẽ bay thẳng qua mà không phát nổ.
Nhưng trớ trêu hơn nữa là Ukraine phải đối mặt với vấn đề tương tự với UAV tự sát Geran-2 của Nga (Geran-2 có nguồn gốc từ UAV Shahed-136 của Iran). Kể từ khi được đưa vào sử dụng trên chiến trường Ukraine vào tháng 9/2022, chúng chủ yếu chỉ bị bắn hạ bằng pháo phòng không.
UAV Geran-2 không thể bắn hạ bằng tên lửa Patriot PAC-3 tiên tiến có nguồn gốc từ phương Tây, hay hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS của Na Uy, IRIS-T của Đức hay thậm chí hệ thống Buk hoặc S-300 có nguồn gốc từ Liên Xô của Ukraine.
Các UAV Geran-2 bay chậm bằng động cơ cánh quạt, tự động, không phát ra tia hồng ngoại, nhiệt hoặc điện từ để radar, tần số vô tuyến hoặc thiết bị tìm kiếm hồng ngoại của tên lửa bám theo.
Việc tiêu diệt UAV Geran-2 bằng tên lửa phương Tây cũng là một điều cực kỳ tốn kém đối với Ukraine cả về mặt chiến thuật và thương mại. UAV Geran-2 có giá dưới 30.000 USD/chiếc, trong khi tên lửa phòng không IRIS-T có giá 430.000 USD/quả và hệ thống Patriot có giá đáng kinh ngạc 1,1 tỷ USD (giá một tên lửa là 4 triệu USD).
Do đó, việc sử dụng những hệ thống tiên tiến như vậy để đánh bại một loại vũ khí rẻ tiền thể hiện tỷ lệ chi phí trên lợi ích vô cùng lớn. Điều này đặc biệt đúng khi không có tên lửa phương Tây nào được sản xuất tại Ukraine và đều được lấy từ kho dự trữ của Quân đội châu Âu và Mỹ, khiến việc bổ sung chúng trở nên khó khăn.
Do đó, UAV Geran-2 chỉ có thể bị bắn hạ bằng pháo, đặc biệt là pháo phòng không hai nòng Gepard mà Ukraine đã mua với số lượng đáng kể từ Đức. Các cuộc tấn công của Geran-2 được đánh dấu bằng nhiều đường đạn vạch đường bắn lên bầu trời vào ban đêm, được ghi lại trong một số video.
Tuy nhiên, Ukraine thừa nhận mối đe dọa của UAV Geran-2 vì chúng được phóng phối hợp với các tên lửa tấn công mặt đất và trên không khác của Nga để làm mồi nhử, xác định trận địa phòng không Ukraine, thu hút hỏa lực và buộc họ phải sử dụng hết tên lửa trong kho dự trữ của mình; thông tin này trang EurAsian Times đã đưa tin vào tháng 6 năm nay.