Không những tận dụng được số bom cũ, người Mỹ còn "biến hóa" chúng thành một vũ khí thông minh đáng sợ, để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại. Đó chính là bom thông minh JDAM-ER và JDAM.Đây cũng là xu hướng khi các nền công nghiệp quốc phòng lớn thường có cách sáng tạo để biến hóa các vũ khí cũ, từ đó giúp chúng có khả năng đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.Việc biến hóa này không những tiết kiệm được ngân sách mà còn đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa vũ khí.JDAM (Joint Direct Attack Munition) là bộ chuyển đổi giúp bom ngu trở thành loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) gắn ở phần đuôi bom.Bộ thiết bị này có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom và có thể sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình cũng như thời tiết.Bom JDAM đầu tiên là mẫu GBU-31 do Mỹ nghiên cứu vào những năm 1990 và được liên quân sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan.Đây thực chất JDAM là mẫu nâng cấp từ các loại bom rơi tự do hay còn gọi là bom ngu Mk 81/82/82/84.Bom GBU-31 JDAM có thể ném từ độ cao 8 - 24 km, do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu, có thể cắt bom từ độ cao an toàn ngoài tầm tên lửa phòng không.Ngoài ra bom JDAM cũng cho phép ném từ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang chúc mũi xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom.Phương thức dẫn hướng của bom JDAM được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS.Trong đó INS là bộ phận phụ dẫn, chúng sẽ ngay lập tức hoạt đông khi hệ thống GPS bị áp chế điện tử.Khả năng này của JDAM cho phép bom chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối phương.JDAM nổi tiếng với độ chính xác rất cao, gần như miễn nhiễm mọi phương thức tác chiến điện tử.Chúng khắc phục nhược điểm của bom định vị bằng tia laser đó là rất dễ bị lạc nếu gần mặt đất có khói hay sương mù.Trước khi máy bay cất cánh, kế hoạch chiến đấu được lập trình sẵn và cài đặt vào bộ nhớ của khí tài này.Nội dung bao gồm cả việc đưa bom vào trạng thái chiến đấu, dữ liệu về tọa độ của mục tiêu và phạm vi hoạt động của bom.Khi máy bay đến khu vực ném, máy tính sẽ nhận biết để ra lệnh cắt bom.Việc thu tín hiệu được thực hiện bằng máy thu GPS gắn sẵn trên bom.Trong quá trình bay, GPS luôn nhận biết được tọa độ của nó ở thời điểm bất kỳ và so sánh với tọa độ mục tiêu.Sau đó phân tích rồi truyền tín hiệu đến bộ điều khiển bay để điều chỉnh cánh lái, dẫn bom đến mục tiêu.Mặc dù có độ chính xác rất cao nhưng đặc trưng của bom JDAM là chỉ tấn công được mục tiêu tĩnh.Hiện Mỹ đang tiếp tục nâng cấp JDAM để loại vũ khí này có thể tấn công cả mục tiêu di động.Trong khi đó phiên bản JDAM-ER (JDAM Extended Range) lại được trang bị thêm cánh để giúp bom có khả năng bay lượn và tấn công mục tiêu xa hơn.Bom lượn JDAM-ER có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa 72 km.Một số nguồn tin còn cho biết, JDAM-ER thậm chí còn bay xa hơn mức 72 km, nếu phi công khéo léo trong việc tận dụng tốc độ và độ cao của máy bay khi tấn côngVới JDAM-ER, người ta có thể làm tăng độ chính xác của nó bằng các trang bị thêm cảm biến laser, thiết bị chống nhiễu cho hệ thống định vị toàn cầu, cảm biến radar có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.Được biết Boeing đã thử nghiệm thành công bom JDAM-ER vào năm 2012 và nhanh chóng trang bị sau đó.Ngoài Mỹ thì bom JDAM và JDAM-ER đang được 32 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng.Dù vậy mới đây quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận nhiều bom dẫn đường JDAM-ER được Washington cung cấp cho Kiev trượt mục tiêu do bị lực lượng Nga gây nhiễu.Loạt tài liệu mật của Lầu Năm Góc do binh nhất Jack Douglas Teixeira rò rỉ trên mạng vài tháng qua cho thấy bom dẫn đường JDAM-ER có tỷ lệ trượt mục tiêu cao hơn dự kiến.Một quan chức cấp cao được Bộ Quốc phòng Mỹ ủy quyền trao đổi giấu tên với báo chí hôm 13/4 xác nhận vấn đề này với Politico, thừa nhận bom dẫn đường JDAM-ER thường xuyên không đánh trúng mục tiêu do bị Nga chế áp điện tử.Một nguồn tin am hiểu vấn đề nhưng không làm việc cho chính phủ Mỹ cho hay phần lớn vấn đề bắt nguồn từ hoạt động chế áp tín hiệu GPS do Nga tiến hành."Tôi nghĩ có những lo ngại thật sự về khả năng Nga vô hiệu hóa tín hiệu dẫn đường của bom JDAM. Điều đó có thể giải thích lý do chúng không đạt hiệu quả như thiết kế hay từng thể hiện ở nhiều chiến trường khác", Mick Mulroy, cựu quan chức Lầu Năm Góc và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định.Tài liệu tình báo bị rò rỉ còn cho hay một số quả bom dường như gặp vấn đề với ngòi nổ sau khi thả, buộc không quân Ukraine phải tìm phương án khắc phục tại chỗ. Hiện nhà sản xuất Boeing từ chối bình luận về thông tin này.
Không những tận dụng được số bom cũ, người Mỹ còn "biến hóa" chúng thành một vũ khí thông minh đáng sợ, để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại. Đó chính là bom thông minh JDAM-ER và JDAM.
Đây cũng là xu hướng khi các nền công nghiệp quốc phòng lớn thường có cách sáng tạo để biến hóa các vũ khí cũ, từ đó giúp chúng có khả năng đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.
Việc biến hóa này không những tiết kiệm được ngân sách mà còn đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa vũ khí.
JDAM (Joint Direct Attack Munition) là bộ chuyển đổi giúp bom ngu trở thành loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) gắn ở phần đuôi bom.
Bộ thiết bị này có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom và có thể sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình cũng như thời tiết.
Bom JDAM đầu tiên là mẫu GBU-31 do Mỹ nghiên cứu vào những năm 1990 và được liên quân sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan.
Đây thực chất JDAM là mẫu nâng cấp từ các loại bom rơi tự do hay còn gọi là bom ngu Mk 81/82/82/84.
Bom GBU-31 JDAM có thể ném từ độ cao 8 - 24 km, do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu, có thể cắt bom từ độ cao an toàn ngoài tầm tên lửa phòng không.
Ngoài ra bom JDAM cũng cho phép ném từ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang chúc mũi xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom.
Phương thức dẫn hướng của bom JDAM được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS.
Trong đó INS là bộ phận phụ dẫn, chúng sẽ ngay lập tức hoạt đông khi hệ thống GPS bị áp chế điện tử.
Khả năng này của JDAM cho phép bom chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối phương.
JDAM nổi tiếng với độ chính xác rất cao, gần như miễn nhiễm mọi phương thức tác chiến điện tử.
Chúng khắc phục nhược điểm của bom định vị bằng tia laser đó là rất dễ bị lạc nếu gần mặt đất có khói hay sương mù.
Trước khi máy bay cất cánh, kế hoạch chiến đấu được lập trình sẵn và cài đặt vào bộ nhớ của khí tài này.
Nội dung bao gồm cả việc đưa bom vào trạng thái chiến đấu, dữ liệu về tọa độ của mục tiêu và phạm vi hoạt động của bom.
Khi máy bay đến khu vực ném, máy tính sẽ nhận biết để ra lệnh cắt bom.
Việc thu tín hiệu được thực hiện bằng máy thu GPS gắn sẵn trên bom.
Trong quá trình bay, GPS luôn nhận biết được tọa độ của nó ở thời điểm bất kỳ và so sánh với tọa độ mục tiêu.
Sau đó phân tích rồi truyền tín hiệu đến bộ điều khiển bay để điều chỉnh cánh lái, dẫn bom đến mục tiêu.
Mặc dù có độ chính xác rất cao nhưng đặc trưng của bom JDAM là chỉ tấn công được mục tiêu tĩnh.
Hiện Mỹ đang tiếp tục nâng cấp JDAM để loại vũ khí này có thể tấn công cả mục tiêu di động.
Trong khi đó phiên bản JDAM-ER (JDAM Extended Range) lại được trang bị thêm cánh để giúp bom có khả năng bay lượn và tấn công mục tiêu xa hơn.
Bom lượn JDAM-ER có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa 72 km.
Một số nguồn tin còn cho biết, JDAM-ER thậm chí còn bay xa hơn mức 72 km, nếu phi công khéo léo trong việc tận dụng tốc độ và độ cao của máy bay khi tấn công
Với JDAM-ER, người ta có thể làm tăng độ chính xác của nó bằng các trang bị thêm cảm biến laser, thiết bị chống nhiễu cho hệ thống định vị toàn cầu, cảm biến radar có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Được biết Boeing đã thử nghiệm thành công bom JDAM-ER vào năm 2012 và nhanh chóng trang bị sau đó.
Ngoài Mỹ thì bom JDAM và JDAM-ER đang được 32 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng.
Dù vậy mới đây quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận nhiều bom dẫn đường JDAM-ER được Washington cung cấp cho Kiev trượt mục tiêu do bị lực lượng Nga gây nhiễu.
Loạt tài liệu mật của Lầu Năm Góc do binh nhất Jack Douglas Teixeira rò rỉ trên mạng vài tháng qua cho thấy bom dẫn đường JDAM-ER có tỷ lệ trượt mục tiêu cao hơn dự kiến.
Một quan chức cấp cao được Bộ Quốc phòng Mỹ ủy quyền trao đổi giấu tên với báo chí hôm 13/4 xác nhận vấn đề này với Politico, thừa nhận bom dẫn đường JDAM-ER thường xuyên không đánh trúng mục tiêu do bị Nga chế áp điện tử.
Một nguồn tin am hiểu vấn đề nhưng không làm việc cho chính phủ Mỹ cho hay phần lớn vấn đề bắt nguồn từ hoạt động chế áp tín hiệu GPS do Nga tiến hành.
"Tôi nghĩ có những lo ngại thật sự về khả năng Nga vô hiệu hóa tín hiệu dẫn đường của bom JDAM. Điều đó có thể giải thích lý do chúng không đạt hiệu quả như thiết kế hay từng thể hiện ở nhiều chiến trường khác", Mick Mulroy, cựu quan chức Lầu Năm Góc và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định.
Tài liệu tình báo bị rò rỉ còn cho hay một số quả bom dường như gặp vấn đề với ngòi nổ sau khi thả, buộc không quân Ukraine phải tìm phương án khắc phục tại chỗ. Hiện nhà sản xuất Boeing từ chối bình luận về thông tin này.