Chiến tranh hiện đại có xu hướng nhằm vào các “nút mục tiêu” và việc phá hủy các nút quan trọng có thể dẫn đến việc mục tiêu bị vô hiệu hóa. Để hạn chế thiệt hại, đối phương thường kết nối các nút thành mạng, hỗ trợ lẫn nhau; nếu một nút bị phá hủy, nút khác có thể đảm nhận và duy trì hoạt động của hệ thống.Ví dụ, nếu một trạm biến áp lưới điện bị phá hủy, một khu vực sẽ không có điện. Nhưng bằng cách xây thêm hệ thống điện dự phòng, nguồn điện có thể sớm được phục hồi. Cuộc tấn công của Quân đội Nga vào lưới điện Ukraine là sự giằng co giữa mất điện và khôi phục.Vì vậy, để có thể làm tê liệt đối phương, yêu cầu một lượng lớn vũ khí để đảm bảo đánh trúng nhiều nút mục tiêu; nhưng loại vũ khí giá rẻ không có điều khiển (như bom thường), sẽ không bù đắp được rủi ro cao cho máy bay ném bom và phi công.Do vậy để tấn công nhiều nút mục tiêu, yêu cầu cần có vũ khí chính xác tấn công từ xa, nhưng giá phải rẻ; như vậy mới đủ sức tấn công đồng loạt nhiều nút mục tiêu. Nếu không loại bỏ tất cả các nút chính của hệ thống, thì sức mạnh của đối phương nhanh chóng được hồi phục.Vũ khí tấn công chính xác tầm xa là tên lửa có điều khiển (hành trình và đạn đạo) và bom dẫn đường. Trong đó giá của tên lửa có điều khiển rất đắt; ví dụ tên lửa hành trình Tomahawk Block V hoặc tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga có giá 2 triệu USD/quả.Tuy nhiên giá thành của bom dẫn đường không có động cơ thấp hơn nhiều so với tên lửa hành trình, các bộ phận dẫn đường của bom JDAM chỉ có giá từ 20.000 đến 30.000 USD một bộ, cộng với bom thường Mk81/82/83/84 chỉ có giá 5.000 USD/quả. Tổng cộng một bom JDAM hoàn chỉnh không quá 35.000 USD, được coi là vũ khí dẫn đường chính xác giá rẻ. Vấn đề là bom dẫn đường JDAM có cự ly bay ngắn (chỉ 24 km), nên máy bay thả bom vẫn nằm trong phạm vi của các hệ thống phòng không tầm trung như Buk của Nga. Do vậy Mỹ nâng cấp lên phiên bản cải tiến JDAM-ER, sử dụng cánh nâng để mở rộng tầm bay, giúp bom bay tới 72,5 km. Nhưng chưa dừng ở đó, hãng Boeing đang phát triển bom PJDAM với một động cơ bổ sung, có tầm hoạt động lên tới 500 km. Đây là một hướng đi mới thú vị, biến một quả bom thường, thành một tên lửa hành trình phóng từ trên không với giá “rất rẻ”.Bom PJDAM sử dụng động cơ phản lực siêu nhỏ TDI-J85 làm nguồn đẩy phụ, với lực đẩy chỉ 200 pound (0,89kN). Công ty TDI chuyên phát triển động cơ tên lửa hành trình và UAV, sử dụng động cơ phản lực, thay vì cánh quạt phản lực để tối đa hóa tính đơn giản và chi phí thấp.JDAM là bom lượn có điều khiển, được cải tiến từ bom thường, bộ đuôi được lắp ráp theo các nhu cầu khác nhau trong quá trình sử dụng. Tổng thể bom có trọng lượng từ 225kg đến 900kg, Mk84 và BLU109 đều có trọng lượng 900kg, loại trước là bom nổ mạnh và loại sau là bom xuyên giáp.Về cơ bản, JDAM chỉ có cánh đuôi, khả năng bay hạn chế do chỉ dựa vào lực nâng của không khí và cánh đuôi. Quãng đường bay đạt được là 24 km khi được thả ở độ cao lớn, còn phạm vi bay nếu thả ở độ cao trung bình và thấp là giảm đáng kể.Bom JDAM-ER sử dụng cánh để nâng cao tầm bay, với tầm bay tối đa lên tới 72,5 km, nhưng điều này chỉ có thể đạt được bằng cách thả ở độ cao lớn (trên 10km). Tuy nhiên tên lửa phòng không hiện đại thường có tầm bắn rất xa, máy bay phải nhanh chóng hạ thấp độ cao sau khi thả bom, nếu không dễ dàng bị tên lửa phòng không bắn hạ.Bom PJDAM là một phiên bản cải tiến của bom JDAM-ER, đó là lắp thêm một động cơ phản lực siêu nhỏ, và nó biến thành một tên lửa hành trình hoàn chỉnh có giá rẻ. Hiện chưa rõ chi phí thực tế, nhưng bộ JDAM-ER có giá khoảng 30.000 USD, bộ TDI-J85 được cho là có giá khoảng 30.000 USD.Giá thành của một quả bom thường MK-84 có giá 5.000 USD, nhưng việc biến nó thành một tên lửa hành trình không phải là đơn giản của những phép cộng. Tuy nhiên, nếu nó có thể được kiểm soát dưới 200.000 USD, thì đó vẫn là có mức giá rẻ. (Ảnh thử nghiệm bom PJDAM trong hầm gió).Tuy nhiên giá thành động cơ vẫn chiếm phần lớn chi phí trong bom PJDAM, việc làm thế nào để giảm hơn nữa giá thành của bom lượn có điều khiển sử dụng động cơ, để có thể sử dụng nhiều. Và việc sử dụng động cơ giống như của tên lửa hành trình Kh-55 là một ý tưởng thú vị.Kh-55 là tên lửa hành trình phóng từ trên không thế hệ đầu tiên của Liên Xô và được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Syria và Ukraina. Điều đặc biệt nhất của Kh-55 chính là động cơ. Sau khi tên lửa phóng đi, động cơ tên lửa được đẩy ra ngoài thông qua cơ cấu tay quay và được “treo” dưới thân tên lửa.Theo phân tích, động cơ của tên lửa Kh-55 có điều kiện hút gió tốt hơn nhiều, do vậy động cơ hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt là nó không yêu cầu chiều dài cửa hút gió và có thể dễ dàng tích hợp vào bom kiểu PJDAM mà không cần tăng thêm chiều dài động cơ.Bom PJDAM được thả từ độ cao lớn, bản thân nó đã có tốc độ ban đầu nhất định, do vậy để duy trì tốc độ đó, lực đẩy của động cơ tên lửa hành trình không cần phải lớn lắm. Với hình dán hình dạng khí động học, bom PJDAM xác định tốc độ sẽ không vượt quá M0,5-0,6, giúp giảm hơn nữa yêu cầu về lực đẩy.Bom PJDAM đường kính nhỏ sử dụng động cơ tối ưu, có thể có tầm bắn 1.000 km; đây là điều thực tế, không phải là ước mơ. Nhờ động cơ, cánh nâng và bộ dẫn đường, biến một quả bom thường thành loại tên lửa hành trình giá rẻ, đủ sức đáp ứng yêu cầu tấn công chính xác nhiều nút mục tiêu trong chiến tranh hiện đại. (Nguồn ảnh: CNN, Wikipedia, Boeing, Topwar).
Chiến tranh hiện đại có xu hướng nhằm vào các “nút mục tiêu” và việc phá hủy các nút quan trọng có thể dẫn đến việc mục tiêu bị vô hiệu hóa. Để hạn chế thiệt hại, đối phương thường kết nối các nút thành mạng, hỗ trợ lẫn nhau; nếu một nút bị phá hủy, nút khác có thể đảm nhận và duy trì hoạt động của hệ thống.
Ví dụ, nếu một trạm biến áp lưới điện bị phá hủy, một khu vực sẽ không có điện. Nhưng bằng cách xây thêm hệ thống điện dự phòng, nguồn điện có thể sớm được phục hồi. Cuộc tấn công của Quân đội Nga vào lưới điện Ukraine là sự giằng co giữa mất điện và khôi phục.
Vì vậy, để có thể làm tê liệt đối phương, yêu cầu một lượng lớn vũ khí để đảm bảo đánh trúng nhiều nút mục tiêu; nhưng loại vũ khí giá rẻ không có điều khiển (như bom thường), sẽ không bù đắp được rủi ro cao cho máy bay ném bom và phi công.
Do vậy để tấn công nhiều nút mục tiêu, yêu cầu cần có vũ khí chính xác tấn công từ xa, nhưng giá phải rẻ; như vậy mới đủ sức tấn công đồng loạt nhiều nút mục tiêu. Nếu không loại bỏ tất cả các nút chính của hệ thống, thì sức mạnh của đối phương nhanh chóng được hồi phục.
Vũ khí tấn công chính xác tầm xa là tên lửa có điều khiển (hành trình và đạn đạo) và bom dẫn đường. Trong đó giá của tên lửa có điều khiển rất đắt; ví dụ tên lửa hành trình Tomahawk Block V hoặc tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga có giá 2 triệu USD/quả.
Tuy nhiên giá thành của bom dẫn đường không có động cơ thấp hơn nhiều so với tên lửa hành trình, các bộ phận dẫn đường của bom JDAM chỉ có giá từ 20.000 đến 30.000 USD một bộ, cộng với bom thường Mk81/82/83/84 chỉ có giá 5.000 USD/quả. Tổng cộng một bom JDAM hoàn chỉnh không quá 35.000 USD, được coi là vũ khí dẫn đường chính xác giá rẻ.
Vấn đề là bom dẫn đường JDAM có cự ly bay ngắn (chỉ 24 km), nên máy bay thả bom vẫn nằm trong phạm vi của các hệ thống phòng không tầm trung như Buk của Nga. Do vậy Mỹ nâng cấp lên phiên bản cải tiến JDAM-ER, sử dụng cánh nâng để mở rộng tầm bay, giúp bom bay tới 72,5 km.
Nhưng chưa dừng ở đó, hãng Boeing đang phát triển bom PJDAM với một động cơ bổ sung, có tầm hoạt động lên tới 500 km. Đây là một hướng đi mới thú vị, biến một quả bom thường, thành một tên lửa hành trình phóng từ trên không với giá “rất rẻ”.
Bom PJDAM sử dụng động cơ phản lực siêu nhỏ TDI-J85 làm nguồn đẩy phụ, với lực đẩy chỉ 200 pound (0,89kN). Công ty TDI chuyên phát triển động cơ tên lửa hành trình và UAV, sử dụng động cơ phản lực, thay vì cánh quạt phản lực để tối đa hóa tính đơn giản và chi phí thấp.
JDAM là bom lượn có điều khiển, được cải tiến từ bom thường, bộ đuôi được lắp ráp theo các nhu cầu khác nhau trong quá trình sử dụng. Tổng thể bom có trọng lượng từ 225kg đến 900kg, Mk84 và BLU109 đều có trọng lượng 900kg, loại trước là bom nổ mạnh và loại sau là bom xuyên giáp.
Về cơ bản, JDAM chỉ có cánh đuôi, khả năng bay hạn chế do chỉ dựa vào lực nâng của không khí và cánh đuôi. Quãng đường bay đạt được là 24 km khi được thả ở độ cao lớn, còn phạm vi bay nếu thả ở độ cao trung bình và thấp là giảm đáng kể.
Bom JDAM-ER sử dụng cánh để nâng cao tầm bay, với tầm bay tối đa lên tới 72,5 km, nhưng điều này chỉ có thể đạt được bằng cách thả ở độ cao lớn (trên 10km). Tuy nhiên tên lửa phòng không hiện đại thường có tầm bắn rất xa, máy bay phải nhanh chóng hạ thấp độ cao sau khi thả bom, nếu không dễ dàng bị tên lửa phòng không bắn hạ.
Bom PJDAM là một phiên bản cải tiến của bom JDAM-ER, đó là lắp thêm một động cơ phản lực siêu nhỏ, và nó biến thành một tên lửa hành trình hoàn chỉnh có giá rẻ. Hiện chưa rõ chi phí thực tế, nhưng bộ JDAM-ER có giá khoảng 30.000 USD, bộ TDI-J85 được cho là có giá khoảng 30.000 USD.
Giá thành của một quả bom thường MK-84 có giá 5.000 USD, nhưng việc biến nó thành một tên lửa hành trình không phải là đơn giản của những phép cộng. Tuy nhiên, nếu nó có thể được kiểm soát dưới 200.000 USD, thì đó vẫn là có mức giá rẻ. (Ảnh thử nghiệm bom PJDAM trong hầm gió).
Tuy nhiên giá thành động cơ vẫn chiếm phần lớn chi phí trong bom PJDAM, việc làm thế nào để giảm hơn nữa giá thành của bom lượn có điều khiển sử dụng động cơ, để có thể sử dụng nhiều. Và việc sử dụng động cơ giống như của tên lửa hành trình Kh-55 là một ý tưởng thú vị.
Kh-55 là tên lửa hành trình phóng từ trên không thế hệ đầu tiên của Liên Xô và được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Syria và Ukraina. Điều đặc biệt nhất của Kh-55 chính là động cơ. Sau khi tên lửa phóng đi, động cơ tên lửa được đẩy ra ngoài thông qua cơ cấu tay quay và được “treo” dưới thân tên lửa.
Theo phân tích, động cơ của tên lửa Kh-55 có điều kiện hút gió tốt hơn nhiều, do vậy động cơ hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt là nó không yêu cầu chiều dài cửa hút gió và có thể dễ dàng tích hợp vào bom kiểu PJDAM mà không cần tăng thêm chiều dài động cơ.
Bom PJDAM được thả từ độ cao lớn, bản thân nó đã có tốc độ ban đầu nhất định, do vậy để duy trì tốc độ đó, lực đẩy của động cơ tên lửa hành trình không cần phải lớn lắm. Với hình dán hình dạng khí động học, bom PJDAM xác định tốc độ sẽ không vượt quá M0,5-0,6, giúp giảm hơn nữa yêu cầu về lực đẩy.
Bom PJDAM đường kính nhỏ sử dụng động cơ tối ưu, có thể có tầm bắn 1.000 km; đây là điều thực tế, không phải là ước mơ. Nhờ động cơ, cánh nâng và bộ dẫn đường, biến một quả bom thường thành loại tên lửa hành trình giá rẻ, đủ sức đáp ứng yêu cầu tấn công chính xác nhiều nút mục tiêu trong chiến tranh hiện đại. (Nguồn ảnh: CNN, Wikipedia, Boeing, Topwar).