Theo tạp chí Jane's, mới đây trước thềm Paris Air Show, Tập đoàn Boeing lên tiếng cảnh báo các khách hàng muốn mua V-22 Osprey nên đặt hàng sớm hơn vì quá trình sản xuất dòng máy bay lai này bắt đầu bước vào giai đoạn cuối. Nghĩa là dây chuyền sản xuất loại máy bay độc đáo này sẽ sớm ngừng lại. Nguồn ảnh: Airliners.netPhát biểu tại cơ sở sản xuất của Boeing nằm ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, ông Rick Lemaster - Giám đốc bán hàng và tiếp thị Boeing cho biết, công ty đang "nói chuyện" với hàng chục quốc gia quan trong trong một nỗ lực để tạo thêm đơn hàng xuất khẩu. Nguồn ảnh: Airliners.netTuy vậy, vị này từ chối tiết lộ khách hàng tiềm năng mà Boeing đang đàm phán, ngoại trừ lưu ý rằng Israel thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ. Ngoài ra, các quốc gia có hải quân "nước xanh" và hàng không mẫu hạm mới đã có các cuộc thảo luận. Nguồn ảnh: Airliners.netHiện nay, Boeing đã và đang sản xuất hơn 500 chiếc V-22 gồm: 360 MV-22 cho Thủy quân Lục chiến Mỹ; 54 CV-22 cho Không quân Mỹ, 48 CMV-22 cho Hải quân Mỹ và 17 MV-22 cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Dù đạt con số tương đối lớn, nhưng vị giám đốc tiếp thị chương trình V-22 thừa nhận là tốc độ xuất khẩu đến nay là quá đáng thất vọng. Nguồn ảnh: Airliners.net"Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiến xa hơn với các khách hàng quốc tế dựa trên các khả năng của V-22", vị này cho hay. Tuy nhiên thực tế doanh số V-22 trên thị trường xuất khẩu hiện vẫn "dậm chân tại chỗ". Nguồn ảnh: Airliners.net"Một số người nói rằng đây là một máy bay trực thăng đắt tiền, nhưng bạn đừng quên nó cũng là một chiếc C-130 khá rẻ. Nếu bạn muốn một chiếc máy bay làm được cả hai việc (vừa là trực thăng vừa là máy bay cánh cố định) thì đây là thứ bạn cần", ông Lemaster nói. Nguồn ảnh: Airliners.netThật vậy, sở hữu thiết kế động cơ vô cùng độc đáo, V-22 Osprey vẫn được coi là máy bay lai giữa trực thăng - máy bay cánh cố định đáng mơ ước nhất thế giới. Nó có khả năng cất hạ cánh như trực thăng và bay nhanh như một chiếc C-130. Nguồn ảnh: Airliners.netĐể làm được điều đó, liên doanh Bell-Boeing tạo ra thiết kế cánh - động cơ táo bạo. Có thể mường tượng kết cấu phức tạp này như sau, động cơ tuabin trục Roll-Royce AE1107C được gắn ở đầu mút cánh có thể xoay đổi hướng theo ba góc: thẳng đứng; nghiêng và ngang. Nguồn ảnh: WikipediaNhờ đó, khi cất và hạ cánh, máy bay V-22 Osprey sẽ điều chỉnh động cơ theo hướng dọc. Nguồn ảnh: Airliners.netKhi ổn định trên không, động cơ sẽ xoay ngang biến nó thành một chiếc máy bay cánh cố định. Nhờ giải pháp này, V-22 có thể cất hạ cánh thoải mái bất cứ đâu như trực thăng, trong khi bay nhanh với tốc độ 500-565km/h trên không - vượt giới hạn 300km/h trực thăng, bán kính chiến đấu khoảng 722km và lên tới 3.590km với tải trọng nhiên liệu tối đa. Nguồn ảnh: WikipediaV-22 cũng có khả năng chở tương đương máy bay vận tải hạng nhẹ - lên tới 9 tấn hàng trong khoang hoặc cẩu 6,8 tấn hàng bên ngoài như trực thăng. Nó có thể chở một xe việt dã hạng nhẹ hoặc 24-32 binh sĩ cùng đầy đủ vũ khí. Nguồn ảnh: WikipediaVideo máy bay MV-22 Osprey gặp tai nạn thảm khốc. Nguồn: Youtube
Theo tạp chí Jane's, mới đây trước thềm Paris Air Show, Tập đoàn Boeing lên tiếng cảnh báo các khách hàng muốn mua V-22 Osprey nên đặt hàng sớm hơn vì quá trình sản xuất dòng máy bay lai này bắt đầu bước vào giai đoạn cuối. Nghĩa là dây chuyền sản xuất loại máy bay độc đáo này sẽ sớm ngừng lại. Nguồn ảnh: Airliners.net
Phát biểu tại cơ sở sản xuất của Boeing nằm ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, ông Rick Lemaster - Giám đốc bán hàng và tiếp thị Boeing cho biết, công ty đang "nói chuyện" với hàng chục quốc gia quan trong trong một nỗ lực để tạo thêm đơn hàng xuất khẩu. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tuy vậy, vị này từ chối tiết lộ khách hàng tiềm năng mà Boeing đang đàm phán, ngoại trừ lưu ý rằng Israel thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ. Ngoài ra, các quốc gia có hải quân "nước xanh" và hàng không mẫu hạm mới đã có các cuộc thảo luận. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hiện nay, Boeing đã và đang sản xuất hơn 500 chiếc V-22 gồm: 360 MV-22 cho Thủy quân Lục chiến Mỹ; 54 CV-22 cho Không quân Mỹ, 48 CMV-22 cho Hải quân Mỹ và 17 MV-22 cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Dù đạt con số tương đối lớn, nhưng vị giám đốc tiếp thị chương trình V-22 thừa nhận là tốc độ xuất khẩu đến nay là quá đáng thất vọng. Nguồn ảnh: Airliners.net
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiến xa hơn với các khách hàng quốc tế dựa trên các khả năng của V-22", vị này cho hay. Tuy nhiên thực tế doanh số V-22 trên thị trường xuất khẩu hiện vẫn "dậm chân tại chỗ". Nguồn ảnh: Airliners.net
"Một số người nói rằng đây là một máy bay trực thăng đắt tiền, nhưng bạn đừng quên nó cũng là một chiếc C-130 khá rẻ. Nếu bạn muốn một chiếc máy bay làm được cả hai việc (vừa là trực thăng vừa là máy bay cánh cố định) thì đây là thứ bạn cần", ông Lemaster nói. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thật vậy, sở hữu thiết kế động cơ vô cùng độc đáo, V-22 Osprey vẫn được coi là máy bay lai giữa trực thăng - máy bay cánh cố định đáng mơ ước nhất thế giới. Nó có khả năng cất hạ cánh như trực thăng và bay nhanh như một chiếc C-130. Nguồn ảnh: Airliners.net
Để làm được điều đó, liên doanh Bell-Boeing tạo ra thiết kế cánh - động cơ táo bạo. Có thể mường tượng kết cấu phức tạp này như sau, động cơ tuabin trục Roll-Royce AE1107C được gắn ở đầu mút cánh có thể xoay đổi hướng theo ba góc: thẳng đứng; nghiêng và ngang. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhờ đó, khi cất và hạ cánh, máy bay V-22 Osprey sẽ điều chỉnh động cơ theo hướng dọc. Nguồn ảnh: Airliners.net
Khi ổn định trên không, động cơ sẽ xoay ngang biến nó thành một chiếc máy bay cánh cố định. Nhờ giải pháp này, V-22 có thể cất hạ cánh thoải mái bất cứ đâu như trực thăng, trong khi bay nhanh với tốc độ 500-565km/h trên không - vượt giới hạn 300km/h trực thăng, bán kính chiến đấu khoảng 722km và lên tới 3.590km với tải trọng nhiên liệu tối đa. Nguồn ảnh: Wikipedia
V-22 cũng có khả năng chở tương đương máy bay vận tải hạng nhẹ - lên tới 9 tấn hàng trong khoang hoặc cẩu 6,8 tấn hàng bên ngoài như trực thăng. Nó có thể chở một xe việt dã hạng nhẹ hoặc 24-32 binh sĩ cùng đầy đủ vũ khí. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video máy bay MV-22 Osprey gặp tai nạn thảm khốc. Nguồn: Youtube