Theo đó trong giai đoạn đầu những năm 1980, Liên Xô có chuyển giao cho Việt Nam phi đội gồm bốn thủy phi cơ tuần tra bờ biển và chống ngầm Be-12 “biệt danh mòng biển”. Tuy nhiên, ở thời điểm đó những chiếc Be-12 của Việt Nam không được biên chế cho lực Hải quân mà là Không quân, cụ thể hơn là Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Nguồn ảnh: Sergey DolyaTới cuối những năm 1980, toàn bộ số máy bay Be-12 trên được trả về cho Liên Xô và rất có thể trong vẫn đang hoạt động trong biên chế không quân hải quân Nga, khi Hải quân Nga vẫn còn đang duy trì ít nhất 9 chiếc Be-12 trong Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: Sergey DolyaSau đây Kiến Thức xin mời độc giả cùng tham quan bên trong chiếc máy bay có thể được xem là máy bay chống ngầm đầu tiên của Việt Nam dù thời gian hoạt động của nó trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam chưa tới 10 năm. Nguồn ảnh: Sergey DolyaTheo thiết kế của Be-12, cửa ra vào của nó được đặt ở bên thân phải của máy bay và có lối đi lên khá nhỏ, tuy nhiên khi bước vào bên trong thân máy bay lại khá rộng. Bản thân Be-12 là loại thủy phi cơ cỡ lớn do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950 với nhiệm vụ chính là bảo vệ các vùng duyên hải Liên Xô trước các biên đội tàu ngầm và tàu do thám của phương Tây trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lanh. Nguồn ảnh: Sergey DolyaCàng đi sâu vào bên trong chúng ta mới thấy hết được thiết kế phức tạp của thủy phi cơ Be-12. Chiều dài cơ bản của Be-12 lên đến hơn 30m, sải cánh 29.8m và cao gần 8m, để vận hành thủy phi cơ này Hải quân Liên Xô trước đây cần từ 4-5 người. Nguồn ảnh: Sergey DolyaMột góc nghỉ ngơi của phi hành đoàn Be-12 bên trong thân máy bay nằm xen kẽ giữa dàn máy móc. Nguồn ảnh: Sergey DolyaThủy phi cơ Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m. Hình ảnh bên trong khoang dành cho phi hành đoàn Be-12 được đặt ngay trước mũi máy bay. Nguồn ảnh: Sergey DolyaBe-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài mòng biển. Nguồn ảnh: Sergey DolyaỞ góc ảnh này có thể thấy gần như các thiết bị trinh sát trên Be-12 đều được ở trước mũi máy bay từ vị trí dành cho hoa tiêu, trắc thủ cho đến buồng lái của phi công. Nguồn ảnh: Sergey DolyaBên trong buống lái của Be-12 với hai công. Để làm chủ buồng lái chiếc thủy phi cơ Be-12 này quả thực là cơn ác mộng “đồng hồ, nút gạt”. Nguồn ảnh: Sergey DolyaThân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định. Nguồn ảnh: Sergey DolyaChuyến bay đầu tiên của Be-12 được thực hiện trong năm 1960 và được giới thiệu trước công chúng chỉ một năm sau đó, Từ năm 1960 đã có 150 chiếc Be-12 đã được sản xuất, nhiều chiếc trong số đó vẫn còn hoạt động. Nguồn ảnh: Sergey DolyaMột chở khách bên trong Be-12, ta có thể thấy các dù nhảy khẩn cấp được trang bị trên chiếc thủy phi cơ này. Nguồn ảnh: Sergey DolyaNgoài khả năng bay tuần tra biển, Be-12 cũng được vũ trang cho nhiệm vụ chống ngầm với khoang vũ khí trong thân (nằm sau vị trí cặp cánh) có thể chứa 3-4 tấn vũ khí gồm: Ngư lôi tự dẫn AT-1 cỡ 450mm có tầm bắn 5km; ngư lôi tự dẫn AT-2 cỡ 533mm có tầm bắn 7km và bom chìm chống ngầm. Nguồn ảnh: RussianPlanes.Một trong những điểm nhấn lớn nhất của Be-12 là khả năng cất hạ cánh trên mặt nước lẫn trên đường băng của nó. Điều này giúp Be-12 phù hợp hơn với hoạt động tác chiến cũng cơ sở hạ tầng của Hải quân Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: Topwar.ruMời độc giả xem video: Thủy phi cơ Be-12 trong biên chế Hải quân Nga.
Theo đó trong giai đoạn đầu những năm 1980, Liên Xô có chuyển giao cho Việt Nam phi đội gồm bốn thủy phi cơ tuần tra bờ biển và chống ngầm Be-12 “biệt danh mòng biển”. Tuy nhiên, ở thời điểm đó những chiếc Be-12 của Việt Nam không được biên chế cho lực Hải quân mà là Không quân, cụ thể hơn là Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Tới cuối những năm 1980, toàn bộ số máy bay Be-12 trên được trả về cho Liên Xô và rất có thể trong vẫn đang hoạt động trong biên chế không quân hải quân Nga, khi Hải quân Nga vẫn còn đang duy trì ít nhất 9 chiếc Be-12 trong Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Sau đây Kiến Thức xin mời độc giả cùng tham quan bên trong chiếc máy bay có thể được xem là máy bay chống ngầm đầu tiên của Việt Nam dù thời gian hoạt động của nó trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam chưa tới 10 năm. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Theo thiết kế của Be-12, cửa ra vào của nó được đặt ở bên thân phải của máy bay và có lối đi lên khá nhỏ, tuy nhiên khi bước vào bên trong thân máy bay lại khá rộng. Bản thân Be-12 là loại thủy phi cơ cỡ lớn do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950 với nhiệm vụ chính là bảo vệ các vùng duyên hải Liên Xô trước các biên đội tàu ngầm và tàu do thám của phương Tây trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lanh. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Càng đi sâu vào bên trong chúng ta mới thấy hết được thiết kế phức tạp của thủy phi cơ Be-12. Chiều dài cơ bản của Be-12 lên đến hơn 30m, sải cánh 29.8m và cao gần 8m, để vận hành thủy phi cơ này Hải quân Liên Xô trước đây cần từ 4-5 người. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Một góc nghỉ ngơi của phi hành đoàn Be-12 bên trong thân máy bay nằm xen kẽ giữa dàn máy móc. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Thủy phi cơ Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m. Hình ảnh bên trong khoang dành cho phi hành đoàn Be-12 được đặt ngay trước mũi máy bay. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài mòng biển. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Ở góc ảnh này có thể thấy gần như các thiết bị trinh sát trên Be-12 đều được ở trước mũi máy bay từ vị trí dành cho hoa tiêu, trắc thủ cho đến buồng lái của phi công. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Bên trong buống lái của Be-12 với hai công. Để làm chủ buồng lái chiếc thủy phi cơ Be-12 này quả thực là cơn ác mộng “đồng hồ, nút gạt”. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Chuyến bay đầu tiên của Be-12 được thực hiện trong năm 1960 và được giới thiệu trước công chúng chỉ một năm sau đó, Từ năm 1960 đã có 150 chiếc Be-12 đã được sản xuất, nhiều chiếc trong số đó vẫn còn hoạt động. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Một chở khách bên trong Be-12, ta có thể thấy các dù nhảy khẩn cấp được trang bị trên chiếc thủy phi cơ này. Nguồn ảnh: Sergey Dolya
Ngoài khả năng bay tuần tra biển, Be-12 cũng được vũ trang cho nhiệm vụ chống ngầm với khoang vũ khí trong thân (nằm sau vị trí cặp cánh) có thể chứa 3-4 tấn vũ khí gồm: Ngư lôi tự dẫn AT-1 cỡ 450mm có tầm bắn 5km; ngư lôi tự dẫn AT-2 cỡ 533mm có tầm bắn 7km và bom chìm chống ngầm. Nguồn ảnh: RussianPlanes.
Một trong những điểm nhấn lớn nhất của Be-12 là khả năng cất hạ cánh trên mặt nước lẫn trên đường băng của nó. Điều này giúp Be-12 phù hợp hơn với hoạt động tác chiến cũng cơ sở hạ tầng của Hải quân Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: Topwar.ru
Mời độc giả xem video: Thủy phi cơ Be-12 trong biên chế Hải quân Nga.