Trung Quốc có danh sách dài các loại tên lửa chống hạm, cùng với Nga là hai quốc gia sở hữu nhiều tên lửa chống hạm nhất thế giới. Điều này là kết quả của quá trình tập trung xây dựng quân đội, đặc biệt từ những năm 1990. Ảnh: Defencetalk.Trung Quốc ngày nay giống như Liên Xô những năm Chiến tranh Lạnh quyết tâm giữ các tàu sân bay, tàu ngầm của Mỹ tránh xa bờ biển và các khu vực duyên hải bằng kho tên lửa chống hạm khổng lồ, thậm chí chế tạo tàu sân bay có thể phóng tên lửa chống hạm như tuần dương hàng không mẫu hạm hạng nặng lớp Kiev. Ảnh: Wikipedia.Trung Quốc rất coi trọng tên lửa và năm 2015 Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định nâng lực lượng tên lửa Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLARF) lên thành quân chủng, ngang tầm với lục quân, không quân và hải quân. Ảnh tên lửa chống hạm YJ-62 phiên bản phóng từ mặt đất khai hỏa trong tập trận. Ảnh: Flickr/F.KSCAN.Tên lửa chống hạm YJ-83 khai hỏa từ một tàu chiến của Trung Quốc. Tên lửa chống hạm Trung Quốc lợi thế cả về tầm bắn lẫn tốc độ. Mỹ không có tên lửa chống hạm siêu thanh hay tầm xa nào, trong khi Trung Quốc có tên lửa YJ-12 tầm bắn 400 km và YJ-18, tầm bắn 540 km. Ảnh: Flickr/F.KSCAN.Tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 của Trung Quốc trưng bày trong một cuộc diễu binh. Trong khi đó, tên lửa chống hạm tốt nhất và duy nhất của Mỹ là Harpoon có tốc độ cận âm, tầm bắn chỉ 130 km với phiên bản tiêu chuẩn, gần đây đã được nâng cấp mở rộng tầm bắn lên 240 km, nhưng vẫn kém xa so với YJ-12 của Trung Quốc, tầm bắn 400 km. Ảnh: AP.Cụm phóng tên lửa chống hạm YJ-62 trên tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-052C của Trung Quốc. Robert Haddick, cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ, thừa nhận khả năng tên lửa chống hạm của Trung Quốc vượt xa Mỹ về phạm vi, tốc độ và hiệu suất cảm biến. Ảnh: AP.Ngoài lợi thế về tầm bắn, tốc độ, tên lửa chống hạm Trung Quốc cũng rất đa dạng trong việc triển khai chiến đấu. Tên lửa chống hạm Trung Quốc có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên mặt đất. Ảnh: Navy.81.cn.Trung Quốc cũng vượt qua Mỹ trong lĩnh vực công nghệ siêu thanh. Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, Trung Quốc đã giới thiệu tên lửa chống hạm CM-401 có thể bay với tốc độ cực đại tới Mach 6 (khoảng 7.400 km/h). Ảnh: Nikolai Novichkov.Michael Griffin, trợ lý bộ trưởng quốc phòng về nghiên cứu và kỹ thuật, từng nói: "Thành thật mà nói, chúng ta là những người dẫn đầu trong 10-15 năm trước, nhưng chúng ta đã bị tụt lại. Chúng ta cần phải bắt đầu lại, Chúng ta không có hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa chống hạm siêu thanh của Trung Quốc". Ảnh: Flickr/F.KSCAN.Tên lửa chống hạm YJ-83 khai hỏa trong một cuộc tập trận. Đô đốc Harry Harris, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, từng thừa nhận đang ở thế bất lợi so với Trung Quốc, đặc biệt là ở lĩnh vực tên lửa chống hạm. Bắc Kinh chưa bao giờ công khai kích thước kho tên lửa, nhưng các chuyên gia ước tính Trung Quốc có khoảng 3.000 tên lửa hành trình. Ảnh: Flickr/F.KSCAN.Ngoài các tên lửa hành trình chống hạm, Trung Quốc còn sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26, vũ khí mà chưa quốc gia nào trên thế giới phát triển thành công. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng DF-26 có thể nhấn chìm tàu sân bay đang di chuyển trên biển, nhưng tính năng này chưa được chứng minh. Ảnh: FAS.Harpoon, tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ tỏ ra lép vế cả về tầm bắn lẫn tốc độ so với tên lửa chống hạm Trung Quốc. Tuy vậy, một đại tá về hưu của quân đội Trung Quốc từng nói với Reuters, rằng tên lửa chống hạm của Mỹ vượt trội về chất lượng và số lượng. Ảnh: Hải quân Mỹ.Tập đoàn Raytheon đang cố gắng nâng cấp tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, tầm bắn 1.600 km để có thể tấn công các tàu đang di chuyển trên biển, nhưng vũ khí này vẫn chưa sẵn sàng. Hải quân Mỹ cùng các nhà thầu quốc phòng đang gấp rút tìm giải pháp để lấy lại lợi thế về lĩnh vực chống hạm so với Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trung Quốc có danh sách dài các loại tên lửa chống hạm, cùng với Nga là hai quốc gia sở hữu nhiều tên lửa chống hạm nhất thế giới. Điều này là kết quả của quá trình tập trung xây dựng quân đội, đặc biệt từ những năm 1990. Ảnh: Defencetalk.
Trung Quốc ngày nay giống như Liên Xô những năm Chiến tranh Lạnh quyết tâm giữ các tàu sân bay, tàu ngầm của Mỹ tránh xa bờ biển và các khu vực duyên hải bằng kho tên lửa chống hạm khổng lồ, thậm chí chế tạo tàu sân bay có thể phóng tên lửa chống hạm như tuần dương hàng không mẫu hạm hạng nặng lớp Kiev. Ảnh: Wikipedia.
Trung Quốc rất coi trọng tên lửa và năm 2015 Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định nâng lực lượng tên lửa Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLARF) lên thành quân chủng, ngang tầm với lục quân, không quân và hải quân. Ảnh tên lửa chống hạm YJ-62 phiên bản phóng từ mặt đất khai hỏa trong tập trận. Ảnh: Flickr/F.KSCAN.
Tên lửa chống hạm YJ-83 khai hỏa từ một tàu chiến của Trung Quốc. Tên lửa chống hạm Trung Quốc lợi thế cả về tầm bắn lẫn tốc độ. Mỹ không có tên lửa chống hạm siêu thanh hay tầm xa nào, trong khi Trung Quốc có tên lửa YJ-12 tầm bắn 400 km và YJ-18, tầm bắn 540 km. Ảnh: Flickr/F.KSCAN.
Tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 của Trung Quốc trưng bày trong một cuộc diễu binh. Trong khi đó, tên lửa chống hạm tốt nhất và duy nhất của Mỹ là Harpoon có tốc độ cận âm, tầm bắn chỉ 130 km với phiên bản tiêu chuẩn, gần đây đã được nâng cấp mở rộng tầm bắn lên 240 km, nhưng vẫn kém xa so với YJ-12 của Trung Quốc, tầm bắn 400 km. Ảnh: AP.
Cụm phóng tên lửa chống hạm YJ-62 trên tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-052C của Trung Quốc. Robert Haddick, cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ, thừa nhận khả năng tên lửa chống hạm của Trung Quốc vượt xa Mỹ về phạm vi, tốc độ và hiệu suất cảm biến. Ảnh: AP.
Ngoài lợi thế về tầm bắn, tốc độ, tên lửa chống hạm Trung Quốc cũng rất đa dạng trong việc triển khai chiến đấu. Tên lửa chống hạm Trung Quốc có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên mặt đất. Ảnh: Navy.81.cn.
Trung Quốc cũng vượt qua Mỹ trong lĩnh vực công nghệ siêu thanh. Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, Trung Quốc đã giới thiệu tên lửa chống hạm CM-401 có thể bay với tốc độ cực đại tới Mach 6 (khoảng 7.400 km/h). Ảnh: Nikolai Novichkov.
Michael Griffin, trợ lý bộ trưởng quốc phòng về nghiên cứu và kỹ thuật, từng nói: "Thành thật mà nói, chúng ta là những người dẫn đầu trong 10-15 năm trước, nhưng chúng ta đã bị tụt lại. Chúng ta cần phải bắt đầu lại, Chúng ta không có hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa chống hạm siêu thanh của Trung Quốc". Ảnh: Flickr/F.KSCAN.
Tên lửa chống hạm YJ-83 khai hỏa trong một cuộc tập trận. Đô đốc Harry Harris, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, từng thừa nhận đang ở thế bất lợi so với Trung Quốc, đặc biệt là ở lĩnh vực tên lửa chống hạm. Bắc Kinh chưa bao giờ công khai kích thước kho tên lửa, nhưng các chuyên gia ước tính Trung Quốc có khoảng 3.000 tên lửa hành trình. Ảnh: Flickr/F.KSCAN.
Ngoài các tên lửa hành trình chống hạm, Trung Quốc còn sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26, vũ khí mà chưa quốc gia nào trên thế giới phát triển thành công. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng DF-26 có thể nhấn chìm tàu sân bay đang di chuyển trên biển, nhưng tính năng này chưa được chứng minh. Ảnh: FAS.
Harpoon, tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ tỏ ra lép vế cả về tầm bắn lẫn tốc độ so với tên lửa chống hạm Trung Quốc. Tuy vậy, một đại tá về hưu của quân đội Trung Quốc từng nói với Reuters, rằng tên lửa chống hạm của Mỹ vượt trội về chất lượng và số lượng. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tập đoàn Raytheon đang cố gắng nâng cấp tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, tầm bắn 1.600 km để có thể tấn công các tàu đang di chuyển trên biển, nhưng vũ khí này vẫn chưa sẵn sàng. Hải quân Mỹ cùng các nhà thầu quốc phòng đang gấp rút tìm giải pháp để lấy lại lợi thế về lĩnh vực chống hạm so với Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.