Mới đây, Hải quân Indonesia đã thực hiện sáng kiến độc đáo để tăng cường hỏa lực chi viện cho các chiến dịch đổ bộ đường biển – đó là việc đem pháo phản lực phóng loạt lên tàu đổ bộ. Nguồn ảnh: Korps MarinirVấn đề cân bằng được giải quyết bằng việc chằng nứu dây cáp xe với boong tàu cố định khi khai hỏa. Cuộc bắn có thể tạm xem như là thành công, không gặp bất kỳ vấn đề nào. Nguồn ảnh: Korps MarinirCác tàu đổ bộ thường được trang bị vũ khí, thế nhưng nhiều loại thế hệ cũ chỉ có các khẩu pháo phòng không hạng nhẹ 20-40mm, thiếu các vũ khí hạng nặng chi viện cho quân đổ bộ đường biển. Thế nên, có vẻ như Indonesia đã cố gắng khắc phục bằng việc đem pháo phản lực của lục quân lên tàu hải quân tham chiến. Trong ảnh, sàn tàu khá rộng cho phép triển khai một xe phóng. Nguồn ảnh: Korps MarinirTuy nhiên, dẫu sao đây chỉ là cách làm tạm thời, bởi trong điều kiện sóng to khiến độ ổn định của tàu bị ảnh hưởng thì việc cố định pháo phản lực trên boong cũng không tác dụng nhiều, thậm chí là gây nguy hiểm. Nguồn ảnh: Korps MarinirLoại pháo phản lực được Indonesia sử dụng trên tàu đổ bộ trông khá giống bệ pháo BM-21 Grad, tuy nhiên thực ra nó là phiên bản cải tiến do Cộng hòa Czech sản xuất – RM-70. Nguồn ảnh: Korps MarinirRM-70 hay còn gọi là Rakettomet vz.70 là hệ thống pháo phản lực hạng nặng được phát triển trên cơ sở dòng pháo BM-21 Grad huyền thoại của Liên xô, điểm nâng cấp chủ yếu tăng hiệu suất chiến đấu. Nguồn ảnh: Military-TodayIndonesia đã mua 17 hệ thống RM-70 Grad và Vampir từ cộng hòa Czech trong năm 2003 và 2016. Toàn bộ số này được chuyển giao cho lực lượng thủy quân lục chiến, thuộc Hải quân Indonesia sử dụng. Nguồn ảnh: Korps MarinirPháo phản lực phóng loạt RM-70 được thiết kế trên khung gầm xa vận tải hạng nặng 8x8 bánh Tatra 813. Thùng sau của xe tích hợp một bệ phóng 40 nòng 122mm giống bệ phóng của BM-21 Grad và giá chứa sẵn 40 đạn rocket lắp đặt giữa cabin và giàn phóng, cho tốc độ tái nạp nhanh (ít hơn 2 phút) nhằm rút ngắn thời gian giữa hai loạt bắn. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật nhất trên RM-70 so với Grad. Nguồn ảnh: defenceVì thiết kế trên cơ sở Grad nên pháo phản lực RM-70 có thể bắn được đạn rocket của Czech cũng như của Nga. Đạn tiêu chuẩn của RM-70 dài 2,87m, nặng 66kg với tầm bắn 20,5km. Nguồn ảnh: Military-TodayPhiên bản RM-70 Vampir mà Indonesia mua năm 2016 được nâng cấp dùng khung gầm xe Tatra T-815-7 trang bị hộp số tự động và động cơ mới cho tầm hoạt động lên tới 1.000km, tốc độ tối đa lên tới 90km/h. Nguồn ảnh: Military-TodayChiếc tàu đổ bộ được trang bị pháo RM-70 căn cứ theo số hiệu (515) có thể là chiếc KRI Teluk Sampit do Hàn Quốc chế tạo cho Indonesia năm 1981. Lớp tàu này có lượng giãn nước 3.770 tấn, dài 100m, tải trọng hàng hóa tới 1.800 tấn. Hỏa lực của tàu chỉ có 3 bệ pháo 40mm, 2 bệ 20mm và 2 bệ 12,7mm. Nguồn ảnh: Korps Marinir
Mới đây, Hải quân Indonesia đã thực hiện sáng kiến độc đáo để tăng cường hỏa lực chi viện cho các chiến dịch đổ bộ đường biển – đó là việc đem pháo phản lực phóng loạt lên tàu đổ bộ. Nguồn ảnh: Korps Marinir
Vấn đề cân bằng được giải quyết bằng việc chằng nứu dây cáp xe với boong tàu cố định khi khai hỏa. Cuộc bắn có thể tạm xem như là thành công, không gặp bất kỳ vấn đề nào. Nguồn ảnh: Korps Marinir
Các tàu đổ bộ thường được trang bị vũ khí, thế nhưng nhiều loại thế hệ cũ chỉ có các khẩu pháo phòng không hạng nhẹ 20-40mm, thiếu các vũ khí hạng nặng chi viện cho quân đổ bộ đường biển. Thế nên, có vẻ như Indonesia đã cố gắng khắc phục bằng việc đem pháo phản lực của lục quân lên tàu hải quân tham chiến. Trong ảnh, sàn tàu khá rộng cho phép triển khai một xe phóng. Nguồn ảnh: Korps Marinir
Tuy nhiên, dẫu sao đây chỉ là cách làm tạm thời, bởi trong điều kiện sóng to khiến độ ổn định của tàu bị ảnh hưởng thì việc cố định pháo phản lực trên boong cũng không tác dụng nhiều, thậm chí là gây nguy hiểm. Nguồn ảnh: Korps Marinir
Loại pháo phản lực được Indonesia sử dụng trên tàu đổ bộ trông khá giống bệ pháo BM-21 Grad, tuy nhiên thực ra nó là phiên bản cải tiến do Cộng hòa Czech sản xuất – RM-70. Nguồn ảnh: Korps Marinir
RM-70 hay còn gọi là Rakettomet vz.70 là hệ thống pháo phản lực hạng nặng được phát triển trên cơ sở dòng pháo BM-21 Grad huyền thoại của Liên xô, điểm nâng cấp chủ yếu tăng hiệu suất chiến đấu. Nguồn ảnh: Military-Today
Indonesia đã mua 17 hệ thống RM-70 Grad và Vampir từ cộng hòa Czech trong năm 2003 và 2016. Toàn bộ số này được chuyển giao cho lực lượng thủy quân lục chiến, thuộc Hải quân Indonesia sử dụng. Nguồn ảnh: Korps Marinir
Pháo phản lực phóng loạt RM-70 được thiết kế trên khung gầm xa vận tải hạng nặng 8x8 bánh Tatra 813. Thùng sau của xe tích hợp một bệ phóng 40 nòng 122mm giống bệ phóng của BM-21 Grad và giá chứa sẵn 40 đạn rocket lắp đặt giữa cabin và giàn phóng, cho tốc độ tái nạp nhanh (ít hơn 2 phút) nhằm rút ngắn thời gian giữa hai loạt bắn. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật nhất trên RM-70 so với Grad. Nguồn ảnh: defence
Vì thiết kế trên cơ sở Grad nên pháo phản lực RM-70 có thể bắn được đạn rocket của Czech cũng như của Nga. Đạn tiêu chuẩn của RM-70 dài 2,87m, nặng 66kg với tầm bắn 20,5km. Nguồn ảnh: Military-Today
Phiên bản RM-70 Vampir mà Indonesia mua năm 2016 được nâng cấp dùng khung gầm xe Tatra T-815-7 trang bị hộp số tự động và động cơ mới cho tầm hoạt động lên tới 1.000km, tốc độ tối đa lên tới 90km/h. Nguồn ảnh: Military-Today
Chiếc tàu đổ bộ được trang bị pháo RM-70 căn cứ theo số hiệu (515) có thể là chiếc KRI Teluk Sampit do Hàn Quốc chế tạo cho Indonesia năm 1981. Lớp tàu này có lượng giãn nước 3.770 tấn, dài 100m, tải trọng hàng hóa tới 1.800 tấn. Hỏa lực của tàu chỉ có 3 bệ pháo 40mm, 2 bệ 20mm và 2 bệ 12,7mm. Nguồn ảnh: Korps Marinir