Để giải tỏa áp lực cho Chiến dịch hè 1972 đang diễn ra tại Quảng Trị và một loạt các tỉnh miền Nam Việt Nam, Mỹ đã tổ chức chiến dịch quân sự Linebacker I bao gồm các nhiệm vụ ném bom miền Bắc Việt Nam, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng nhằm làm kiệt quệ kinh tế hậu phương miền Bắc, ngăn chặn quân và dân ta chi viện cho chiến trường Miền Nam. Nguồn ảnh: Wiki.Phía ta gọi đây là cuộc "Chiến tranh Phá hoại Miền Bắc lần thứ hai", bắt đầu từ ngày 16/4/1972 tới ngày 23/10/1972. Khi chiến dịch này nổ ra, quân ta có phần khá bất ngờ với những đòn tấn công mang tính hủy diệt của đối phương, ác liệt hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Nguồn ảnh: Wiki.Ngay trong ngày đầu của cuộc chiến, thủ đô Hà Nội đã bị tấn công ác liệt, Tổng kho xăng dầu Đức Giang bố cháy hơn 1 tuần lễ do bị Mỹ không kích. Kèm theo đó là những cuộc oanh tạc vào Hải Phòng và tấn công phá sập hệ thống cầu giao thông của ta. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù vậy, phía Mỹ cũng phải trả một cái giá rất đắt khi thực hiện chiến dịch không kích này. Cụ thể, Mỹ mất tới hơn 600 máy bay các loại trong số đó có tới 34 chiếc B-52 và 4 chiếc F-111. Có thể nói, tổn thất của Mỹ trong chiến dịch Linebacker I cũng nặng nề không kém gì so với chiến dịch Linebacker II. Nguồn ảnh: National.Trong ảnh là Trạm Yankee, nơi các tàu sân bay Mỹ mang theo các máy bay chiến thuật tới neo đậu ở ngoài khơi vùng biển Đà Năng. Các máy bay chiến thuật của Mỹ sẽ cất cánh từ đây để nhập đoàn yểm trợ các B-52 bay từ Thái Lan hoặc Guam sang ném bom miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.Một tốp máy bay ném bom F-4 cùng với cường kích A-7 của Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker I vào mùa hè năm 1972. Nguồn ảnh: Wiki.Phòng không Việt Nam tham gia chiến dịch phòng thủ vùng trời Hà Nội và Hải Phòng trong chiến dịch Linebacker. Có thể coi, đây là lần thử lửa cực kỳ quý báu cho lực lượng phòng không - không quân trước khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ trên không sau đó chỉ vài tháng. Nguồn ảnh: Wiki.Cầu Long Biên, cây cầu duy nhất của Hà Nội bắc qua sông Hồng thời đó bị Không quân Mỹ đánh sập. Nguồn ảnh: TTVN.Cầu Phú Lương ở Hải Dương bị các máy bay chiến thuật của Mỹ phá sập hoàn toàn. Việc phá hỏng cầu cống của Mỹ được cho là để giảm lượng hàng hóa ta có thể vận chuyển được vào chiến trường phía Nam. Không có cầu, công binh của ta phải sử dụng cầu phao để di chuyển. Tuy nhiên, do đang là mùa mưa lũ nên việc sử dụng cầu phao cũng rất khó khăn. Nguồn ảnh: Wiki.Một máy bay F-4 của Mỹ bị dính tên lửa SA-2 ở cự ly rất gần, có vẻ như tên "giặc lái" của chiếc phi cơ này đã không thể thoát ra ngoài kịp. Nguồn ảnh: Wiki.Cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa bị Mỹ sử dụng bom dẫn đường đánh hòng, phía gần là lực lượng công binh và dân quân của Quân đội ta đang dựng cầu phao tạm để phục vụ giao thông, thay cho cây cầu đã bị đánh sập. Nguồn ảnh: Warhistory.Dù huy động hầu hết nguồn lực nhưng Mỹ vẫn không thể đạt được ý đồ trong suốt thời gian diễn ra Linebacker I để có lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris. Thế bế tắc trên bàn đàm phán và trên mặt trận này kéo dài tới tận khi chiến dịch Linebacker II của Mỹ thất bại thảm hại. Đúng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Mỹ sẽ chỉ chịu thua sau khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội". Nguồn ảnh: Atlas. Mời độc giả xem Video: Những thước phim tư liệu được quay từ máy bay Mỹ khi tham gia chiến dịch ném bom miền Bắc trong chiến dịch Linebacker I.
Để giải tỏa áp lực cho Chiến dịch hè 1972 đang diễn ra tại Quảng Trị và một loạt các tỉnh miền Nam Việt Nam, Mỹ đã tổ chức chiến dịch quân sự Linebacker I bao gồm các nhiệm vụ ném bom miền Bắc Việt Nam, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng nhằm làm kiệt quệ kinh tế hậu phương miền Bắc, ngăn chặn quân và dân ta chi viện cho chiến trường Miền Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Phía ta gọi đây là cuộc "Chiến tranh Phá hoại Miền Bắc lần thứ hai", bắt đầu từ ngày 16/4/1972 tới ngày 23/10/1972. Khi chiến dịch này nổ ra, quân ta có phần khá bất ngờ với những đòn tấn công mang tính hủy diệt của đối phương, ác liệt hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngay trong ngày đầu của cuộc chiến, thủ đô Hà Nội đã bị tấn công ác liệt, Tổng kho xăng dầu Đức Giang bố cháy hơn 1 tuần lễ do bị Mỹ không kích. Kèm theo đó là những cuộc oanh tạc vào Hải Phòng và tấn công phá sập hệ thống cầu giao thông của ta. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, phía Mỹ cũng phải trả một cái giá rất đắt khi thực hiện chiến dịch không kích này. Cụ thể, Mỹ mất tới hơn 600 máy bay các loại trong số đó có tới 34 chiếc B-52 và 4 chiếc F-111. Có thể nói, tổn thất của Mỹ trong chiến dịch Linebacker I cũng nặng nề không kém gì so với chiến dịch Linebacker II. Nguồn ảnh: National.
Trong ảnh là Trạm Yankee, nơi các tàu sân bay Mỹ mang theo các máy bay chiến thuật tới neo đậu ở ngoài khơi vùng biển Đà Năng. Các máy bay chiến thuật của Mỹ sẽ cất cánh từ đây để nhập đoàn yểm trợ các B-52 bay từ Thái Lan hoặc Guam sang ném bom miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Một tốp máy bay ném bom F-4 cùng với cường kích A-7 của Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker I vào mùa hè năm 1972. Nguồn ảnh: Wiki.
Phòng không Việt Nam tham gia chiến dịch phòng thủ vùng trời Hà Nội và Hải Phòng trong chiến dịch Linebacker. Có thể coi, đây là lần thử lửa cực kỳ quý báu cho lực lượng phòng không - không quân trước khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ trên không sau đó chỉ vài tháng. Nguồn ảnh: Wiki.
Cầu Long Biên, cây cầu duy nhất của Hà Nội bắc qua sông Hồng thời đó bị Không quân Mỹ đánh sập. Nguồn ảnh: TTVN.
Cầu Phú Lương ở Hải Dương bị các máy bay chiến thuật của Mỹ phá sập hoàn toàn. Việc phá hỏng cầu cống của Mỹ được cho là để giảm lượng hàng hóa ta có thể vận chuyển được vào chiến trường phía Nam. Không có cầu, công binh của ta phải sử dụng cầu phao để di chuyển. Tuy nhiên, do đang là mùa mưa lũ nên việc sử dụng cầu phao cũng rất khó khăn. Nguồn ảnh: Wiki.
Một máy bay F-4 của Mỹ bị dính tên lửa SA-2 ở cự ly rất gần, có vẻ như tên "giặc lái" của chiếc phi cơ này đã không thể thoát ra ngoài kịp. Nguồn ảnh: Wiki.
Cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa bị Mỹ sử dụng bom dẫn đường đánh hòng, phía gần là lực lượng công binh và dân quân của Quân đội ta đang dựng cầu phao tạm để phục vụ giao thông, thay cho cây cầu đã bị đánh sập. Nguồn ảnh: Warhistory.
Dù huy động hầu hết nguồn lực nhưng Mỹ vẫn không thể đạt được ý đồ trong suốt thời gian diễn ra Linebacker I để có lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris. Thế bế tắc trên bàn đàm phán và trên mặt trận này kéo dài tới tận khi chiến dịch Linebacker II của Mỹ thất bại thảm hại. Đúng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Mỹ sẽ chỉ chịu thua sau khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội". Nguồn ảnh: Atlas.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim tư liệu được quay từ máy bay Mỹ khi tham gia chiến dịch ném bom miền Bắc trong chiến dịch Linebacker I.