Mặc dù được coi là loại vũ khí chủ lực của của lực lượng phòng không của ta trong Trận Điện Biên Phủ trên không lịch sử, tuy nhiên các tên lửa đất đối không SAM không phải là điều giặc lái Mỹ sợ nhất trong suốt 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội... bởi ta còn có thứ vũ khí đáng sợ hơn thế đó chính là những khẩu pháo cao xạ.Theo đó chính các trận địa pháo phòng không đa tầng, đa lớp của quân và dân ta mới là điều khiến giặc lái Mỹ kinh hồn bạt vía trong suốt 12 ngày đêm, khi chúng thực hiện Chiến dịch Linebacker II trên toàn miền bắc.Mặc dù có tầm bắn hạn chế và không thể chính xác như tên lửa đất đối không, nhưng phi công Mỹ hầu như không có cơ hội tránh né các trận địa phòng không đa tầng của ta được bố trí cực kỳ dày đặc.Trong các bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam, các phi công Mỹ đã phải thừa nhận rằng các phi vụ không kích của họ chỉ sẽ thực sự căng thẳng khi phải đối mặt với các trận địa phòng không của quân và dân ta.Đặc biệt trong các phi vụ tấn công những mục tiêu đặc biệt như cầu Hàm Rồng, cầu Long Biên,... các phi công Mỹ đều phải đối đầu với trận địa pháo phòng không cực kỳ kín kẽ của ta, tạo thành lưới lửa bủa vây các chiến đấu cơ Mỹ.Bên cạnh đó công nghệ chiến đấu cơ của Mỹ hiện tại không cho phép họ thực hiện các phi vụ không kích tầm xa, do đó phi công Mỹ muốn bỏ bom trúng mục tiêu sẽ phải thực hiện bổ nhào. Và khi họ làm điều đó thì lực lượng phòng không của ta đã chờ sẵn họ bên dưới tầng mây. Sau đây Kiến thức xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng phòng không Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ.Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đoàn xung kích và Đại đội 1, Đoàn Tam Đảo ngày 19/7/1965.Đơn vị tự vệ thị xã Quảng Bình lập công bắn hạ máy bay Mỹ chỉ bằng những loại súng máy, pháo cao xạ tầm thấp vào ngày 11/2/1965.Khẩu pháo cao xạ 37mm tại Bảo tàng Phòng không-Không quân (số 171 Trường Chinh, Hà Nội) được coi là "Bảo vật Quốc gia" vì những đóng góp của nó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Được sản xuất từ năm 1939 và được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ trong Kháng chiến chống Pháp, khẩu pháo này đã bắn rơi tổng cộng 3 máy bay và bắn bị thương 13 chiếc khác chỉ tính riêng trong trận Điện Biên Phủ.Chính từ các loại vũ khí phòng không có phần đơn giản như vậy đã đặt những nền tảng đầu tiên lực lượng phòng không Việt Nam sau này, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong suốt 30 năm kể từ năm 1945.Tên lửa vác vai đất đối không A-72 cũng là một trong những nỗi kinh hoàng mà lực lượng phòng không Việt Nam "dành tặng" các phi công Mỹ.Mời độc giả xem Video: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không: Cuộc đối đầu giữa MIG21 vs B52. Nguồn: VTV1.
Mặc dù được coi là loại vũ khí chủ lực của của lực lượng phòng không của ta trong Trận Điện Biên Phủ trên không lịch sử, tuy nhiên các tên lửa đất đối không SAM không phải là điều giặc lái Mỹ sợ nhất trong suốt 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội... bởi ta còn có thứ vũ khí đáng sợ hơn thế đó chính là những khẩu pháo cao xạ.
Theo đó chính các trận địa pháo phòng không đa tầng, đa lớp của quân và dân ta mới là điều khiến giặc lái Mỹ kinh hồn bạt vía trong suốt 12 ngày đêm, khi chúng thực hiện Chiến dịch Linebacker II trên toàn miền bắc.
Mặc dù có tầm bắn hạn chế và không thể chính xác như tên lửa đất đối không, nhưng phi công Mỹ hầu như không có cơ hội tránh né các trận địa phòng không đa tầng của ta được bố trí cực kỳ dày đặc.
Trong các bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam, các phi công Mỹ đã phải thừa nhận rằng các phi vụ không kích của họ chỉ sẽ thực sự căng thẳng khi phải đối mặt với các trận địa phòng không của quân và dân ta.
Đặc biệt trong các phi vụ tấn công những mục tiêu đặc biệt như cầu Hàm Rồng, cầu Long Biên,... các phi công Mỹ đều phải đối đầu với trận địa pháo phòng không cực kỳ kín kẽ của ta, tạo thành lưới lửa bủa vây các chiến đấu cơ Mỹ.
Bên cạnh đó công nghệ chiến đấu cơ của Mỹ hiện tại không cho phép họ thực hiện các phi vụ không kích tầm xa, do đó phi công Mỹ muốn bỏ bom trúng mục tiêu sẽ phải thực hiện bổ nhào. Và khi họ làm điều đó thì lực lượng phòng không của ta đã chờ sẵn họ bên dưới tầng mây. Sau đây Kiến thức xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng phòng không Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đoàn xung kích và Đại đội 1, Đoàn Tam Đảo ngày 19/7/1965.
Đơn vị tự vệ thị xã Quảng Bình lập công bắn hạ máy bay Mỹ chỉ bằng những loại súng máy, pháo cao xạ tầm thấp vào ngày 11/2/1965.
Khẩu pháo cao xạ 37mm tại Bảo tàng Phòng không-Không quân (số 171 Trường Chinh, Hà Nội) được coi là "Bảo vật Quốc gia" vì những đóng góp của nó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Được sản xuất từ năm 1939 và được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ trong Kháng chiến chống Pháp, khẩu pháo này đã bắn rơi tổng cộng 3 máy bay và bắn bị thương 13 chiếc khác chỉ tính riêng trong trận Điện Biên Phủ.
Chính từ các loại vũ khí phòng không có phần đơn giản như vậy đã đặt những nền tảng đầu tiên lực lượng phòng không Việt Nam sau này, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong suốt 30 năm kể từ năm 1945.
Tên lửa vác vai đất đối không A-72 cũng là một trong những nỗi kinh hoàng mà lực lượng phòng không Việt Nam "dành tặng" các phi công Mỹ.
Mời độc giả xem Video: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không: Cuộc đối đầu giữa MIG21 vs B52. Nguồn: VTV1.