Đó là dòng xe thiết giáp M8 Greyhound - một trong những chiến lợi phẩm quý giá mà quân đội ta thu được từ đạo quân viễn chinh Pháp những năm 1950. Những chiếc xe này là "vốn liếng" bước đầu của bộ đội Tăng - Thiết giáp QĐND Việt Nam. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị xe thiết giáp M8. Nguồn ảnh: Bảo tàng TTG.Có một điều đặc biệt là xe thiết giáp M8 Greyhound do Mỹ sản xuất từ năm 1943, trang bị cho các lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ước tính 8.523 chiếc M8 đã được Ford Motor sản xuất từ tháng 3/1943 tới tận tháng 6/1945. Nguồn ảnh: Tinywar.M8 Greyhound được thiết kế cho vai trò trinh sát chiến trường, cho nên về mặt thông số kỹ thuật của nó chú trọng tới "nhẹ - nhanh - hỏa lực thường". Nó chỉ nặng 7,89 tấn, có chiều dài 5 mét, rộng 2,54 mét và cao 2,25 mét. Nguồn ảnh: USAM.Biên chế đầy đủ của xe bao gồm kíp vận hành bốn người, trong đó có một xa trưởng kiêm nạp đạn, một xạ thủ, một tài xế và một hỗ trợ lái xe. Nguồn ảnh: WW2HD.M8 Greyhound được trang bị 1 khẩu pháo cỡ nòn 37mm với cơ số đạn dự phòng 80 viên. Kèm theo đó là các loại vũ khí phụ bao gồm một khẩu súng máy cỡ 7,62 với 1500 viên đạn và 1 khẩu súng máy cỡ nòng 12,7mm với cơ số đạn là 400 viên. Nguồn ảnh: Amour.Xe được trang bị một động cơ 6 xi-lanh sử dụng nhiên liệu xăng với tổng công suất đầu ra là 110 sức ngựa ở tốc độ vòng quay 3200 vòng mỗi phút cho tốc độ tối đa tới gần 90km/h. Nguồn ảnh: ECPAD.Lịch sử tham chiến của M8 nhìn chung là không có gì quá nổi bật, khi vai trò của nó dùng cho trinh sát tránh các trận đánh quy mô. Duy nhất, trong trận Bulge, các xe M8 của Tiểu đoàn kỵ binh 87 đã phá hủy một chiếc xe tăng hạng nặng Tiger 1 của Đức. Bằng ba phát đạn 37mm, chiếc M8 đã phá hủy được phần giáp đuôi mỏng của chiếc Tiger. Nguồn ảnh: WWII.Sau năm 1945, Mỹ bắt đầu chuyển giao M8 cho các nước đồng minh sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Pháp được ghi nhận là đội quân sử dụng rộng rãi M8 nhất sau năm 1945 mà trực tiếp là ở chiến trường Việt Nam. Chúng thường được quân Pháp sử dụng trong các chuyến tuần tra vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1946-1954 và tất nhiên cũng chịu tổn hại không ít dù hiện tại rất khó thống kê. Ảnh: Tinywar.Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, Mỹ tiếp tục cung cấp M8 cho VNCH sử dụng tới đầu những năm 1960 thì hầu như phải rút khỏi tuyến đầu do thiếu phụ tùng. Tuy vậy, các tài liệu của Mỹ cho rằng, số lượng nhỏ M8 vẫn nằm trong các kho lưu trữ của VNCH tới tận năm 1975. Nguồn ảnh: Tinywar.Không rõ sau này QĐND Việt Nam có tái sử dụng M8 hay không, tuy nhiên chắc chắn một điều rằng những chiếc M8 đã được quân đội ta dùng để huấn luyện chiến đấu ngay từ những ngày đầu thành lập Binh chủng TTG. Nguồn ảnh: Tinywar.Hiện nay, M8 không còn được sử dụng ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, dẫu vậy vẫn còn một số lượng rất ít được chăm chút bảo quản tốt phục vụ hoạt động công chúng. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Thiết giáp M113 được Mỹ sử dụng trên chiến trường Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam.
Đó là dòng xe thiết giáp M8 Greyhound - một trong những chiến lợi phẩm quý giá mà quân đội ta thu được từ đạo quân viễn chinh Pháp những năm 1950. Những chiếc xe này là "vốn liếng" bước đầu của bộ đội Tăng - Thiết giáp QĐND Việt Nam. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị xe thiết giáp M8. Nguồn ảnh: Bảo tàng TTG.
Có một điều đặc biệt là xe thiết giáp M8 Greyhound do Mỹ sản xuất từ năm 1943, trang bị cho các lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ước tính 8.523 chiếc M8 đã được Ford Motor sản xuất từ tháng 3/1943 tới tận tháng 6/1945. Nguồn ảnh: Tinywar.
M8 Greyhound được thiết kế cho vai trò trinh sát chiến trường, cho nên về mặt thông số kỹ thuật của nó chú trọng tới "nhẹ - nhanh - hỏa lực thường". Nó chỉ nặng 7,89 tấn, có chiều dài 5 mét, rộng 2,54 mét và cao 2,25 mét. Nguồn ảnh: USAM.
Biên chế đầy đủ của xe bao gồm kíp vận hành bốn người, trong đó có một xa trưởng kiêm nạp đạn, một xạ thủ, một tài xế và một hỗ trợ lái xe. Nguồn ảnh: WW2HD.
M8 Greyhound được trang bị 1 khẩu pháo cỡ nòn 37mm với cơ số đạn dự phòng 80 viên. Kèm theo đó là các loại vũ khí phụ bao gồm một khẩu súng máy cỡ 7,62 với 1500 viên đạn và 1 khẩu súng máy cỡ nòng 12,7mm với cơ số đạn là 400 viên. Nguồn ảnh: Amour.
Xe được trang bị một động cơ 6 xi-lanh sử dụng nhiên liệu xăng với tổng công suất đầu ra là 110 sức ngựa ở tốc độ vòng quay 3200 vòng mỗi phút cho tốc độ tối đa tới gần 90km/h. Nguồn ảnh: ECPAD.
Lịch sử tham chiến của M8 nhìn chung là không có gì quá nổi bật, khi vai trò của nó dùng cho trinh sát tránh các trận đánh quy mô. Duy nhất, trong trận Bulge, các xe M8 của Tiểu đoàn kỵ binh 87 đã phá hủy một chiếc xe tăng hạng nặng Tiger 1 của Đức. Bằng ba phát đạn 37mm, chiếc M8 đã phá hủy được phần giáp đuôi mỏng của chiếc Tiger. Nguồn ảnh: WWII.
Sau năm 1945, Mỹ bắt đầu chuyển giao M8 cho các nước đồng minh sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Pháp được ghi nhận là đội quân sử dụng rộng rãi M8 nhất sau năm 1945 mà trực tiếp là ở chiến trường Việt Nam. Chúng thường được quân Pháp sử dụng trong các chuyến tuần tra vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1946-1954 và tất nhiên cũng chịu tổn hại không ít dù hiện tại rất khó thống kê. Ảnh: Tinywar.
Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, Mỹ tiếp tục cung cấp M8 cho VNCH sử dụng tới đầu những năm 1960 thì hầu như phải rút khỏi tuyến đầu do thiếu phụ tùng. Tuy vậy, các tài liệu của Mỹ cho rằng, số lượng nhỏ M8 vẫn nằm trong các kho lưu trữ của VNCH tới tận năm 1975. Nguồn ảnh: Tinywar.
Không rõ sau này QĐND Việt Nam có tái sử dụng M8 hay không, tuy nhiên chắc chắn một điều rằng những chiếc M8 đã được quân đội ta dùng để huấn luyện chiến đấu ngay từ những ngày đầu thành lập Binh chủng TTG. Nguồn ảnh: Tinywar.
Hiện nay, M8 không còn được sử dụng ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, dẫu vậy vẫn còn một số lượng rất ít được chăm chút bảo quản tốt phục vụ hoạt động công chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Thiết giáp M113 được Mỹ sử dụng trên chiến trường Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam.