Lợi dụng nhà nước còn non trẻ của ta sau khi giành độc lập, thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần và dã tâm của chúng ngày càng lộ rõ trong năm 1946. Mặc dù Bác hồ và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu, nhiều lần nhượng bộ Pháp, nhưng chúng được đà càng lấn tới, liên tục gây hấn tại ở nhiều nơi tại Hà Nội. Trước tình hình căng thẳng này, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến".Lực lượng vũ trang Cách mạng Việt Nam thời bấy giờ có tên là "Quân đội Quốc gia Việt Nam" cũng chỉ mới được thành lập trong năm 1946, trang bị chính của quân đội ta khi đó đa phần là các loại súng hạng nhẹ có được từ sau Cách mạng Tháng 8 và hoàn toàn không đủ để trang bị cho toàn quân. Dù vậy ta vẫn có thể trang bị số lượng không nhỏ các mẫu súng tiểu liên cho các đơn vị chủ lực trong đó có thể tới các dòng súng như Thompson và Sten.Cả Thompson và Sten đều được lực lượng tự vệ Hà Nội sử dụng trong suốt 60 ngày đêm đánh Pháp vào mùa Đông năm 1946-1947 trước khi Trung đoàn Thủ Đô rút ra khỏi nội thành vào ngày 17/2/1946, bắt đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta kéo dài suốt 9 năm sau đó.Súng tiểu liên Thompson không còn quá xa lạ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó được xem là mẫu vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ và một số nước Đồng Minh trong đó có cả Quân đội Pháp. Do đó cũng khá dễ hiểu khi Thompson xuất hiện ở Việt Nam ngoài ra còn nhiều con đường khác để loại vũ khí này đến được Đông Dương trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Nguồn ảnh: getreading.co.uk.Lịch sử phát triển của tiểu liên Thompson được bắt đầu từ những năm 1920 tuy nhiên ban đầu nó được sản xuất cho mục đích thương mại hơn là phục vụ trong Quân đội Mỹ. Đến cuối những năm 1930, Quân đội Mỹ mới bắt đầu thấy được tiềm năng của Thompson và đưa nó vào sản xuất hàng loạt với nhiều biến thể khác nhau. Nguồn ảnh: Thrillist.M1928A1 được xem là biến thể nổi tiếng nhất của Thompson trong CTTG 2, nó được thiết kế để sử dụng cả hai loại hộp tiếp đạn gồm trống đạn tròn 50-100 viên và hộp tiếp 20-30 viên. Đối với các biến thể sử dụng trống đạn của Thompson thường được trang bị thêm tay cầm bằng gỗ để đảm bảo độ ổn định khi bắn của súng. Nguồn ảnh: Getty Images.Thompson được đánh giá là một trong những mẫu tiểu liên tốt nhất trong CTTG 2, nó có tốc độ bắn nhanh, cơ cấu thay đạn dễ dàng và có độ chính xác khi bắn khá cao nếu so với một số mẫu tiểu liên khác. Ngoài ra cơ chế tản nhiệt của súng khá tốt và ít bị kẹt đạn tuy nhiên điều này khiến Thompson nặng hơn khoảng 4.9kg đối với biến thể M1928A1. Nguồn ảnh: Pinterest.Tất cả biến thể của Thompson đều sử dụng cỡ đạn .45 ACP (11.43×23mm) với cơ cấu nạp đạn bằng phản lực khi bắn, tốc độ bắn tối đa của súng có thể đạt tới 1.500 viên/phút với biến thể M1919. Tuy nhiên tầm bắn hiệu quả của nó chỉ khoảng 150m phù hợp với tác chiến tầm gần Nguồn ảnh: Pinterest.Nếu Quân đội Mỹ nổi tiếng với khẩu Thompson thì Quân đội Anh lại nổi tiếng với Sten - mẫu tiểu liên tiêu chuẩn dành cho các đơn vị biệt kích và lính dù Anh trong CTTG 2. Cả Sten và Thompson đều nằm trong danh sách vũ khí được tổ chức tình báo OSS (Mỹ) viện trợ hạn chế cho đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân trong giai đoạn 1945 trước khi Cách mạng Tháng 8 thành công nhằm chống lại phát xít Nhật Bản. Nguồn ảnh: International Military Antiques.Không chỉ nổi tiếng trong Quân đội Anh, Sten cũng khá nổi tiếng trong lực lượng kháng chiến chống phát xít tại nhiều nước trên thế giới từ Châu Âu cho đến Châu Á và Sten đã gắn liền với hình ảnh lực lượng du kích trong suốt CTTG 2. Sau khi chiến tranh kế thúc Anh cũng viện trợ số lượng lớn Sten cho thực dân Pháp với âm mưu quay lại xâm lược Đông Dương một lần nữa. Nguồn ảnh: The Parachute RegimentVề mặt thiết kế, Sten gần như được xem là một mẫu súng tự tạo và nó được tạo thành bởi 47 chi tiết khác nhau đa phần đều được làm kim loại để dễ dàng hơn trong gia công. Với khoảng 5 công nhân chỉ cần mất 1 giờ để cho ra đời một khẩu Sten và bộ phận mất nhiều thời gian nhất để lắp ráp là thân súng. Nguồn ảnh: Pinterest.Do có thiết kế đơn giản và nhỏ gọn nên Sten chỉ nặng khoảng 3.2kg ngay cả khi nó được làm hoàn toàn bằng kim loại, chiều dài của súng cũng chỉ 760mm. Sten sử dụng cỡ đạn 9×19mm với hộp tiếp đạn 32 viên và hộp tiếp đạn của súng được đặt ngang thì vì dọc do nó chịu ảnh hưởng từ thiết kế súng tiểu liên Lanchester của Anh khi đó. Nguồn ảnh: Wikipedia.Sở dĩ Sten được yêu thích trong lực lượng kháng chiến Châu Âu và biệt kích Anh là nhờ vào việc nó được trang bị nòng giảm thanh phù hợp với các nhiệm vụ bí mật, kích thước của súng cũng gọn nhẹ nhất trong các dòng tiểu liên khi đó. Ngoài ra thiết kế đơn giản của nó cũng cho phép người sử dụng tự sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện hỏng với một xưởng gia công cơ khí thông thường. Nguồn ảnh: The War Years.Tuy nhiên Sten cũng có những nhược điểm riêng của mình như súng không thể hoạt động ở môi trường khắc nghiệt, độ tin cậy không cao và có độ chính xác khi bắn thấp. Tầm bắn hiệu quả của nó chỉ khoảng 100m với tốc độ bắn tối đa 500-600 viên/phút. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lợi dụng nhà nước còn non trẻ của ta sau khi giành độc lập, thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần và dã tâm của chúng ngày càng lộ rõ trong năm 1946. Mặc dù Bác hồ và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu, nhiều lần nhượng bộ Pháp, nhưng chúng được đà càng lấn tới, liên tục gây hấn tại ở nhiều nơi tại Hà Nội. Trước tình hình căng thẳng này, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến".
Lực lượng vũ trang Cách mạng Việt Nam thời bấy giờ có tên là "Quân đội Quốc gia Việt Nam" cũng chỉ mới được thành lập trong năm 1946, trang bị chính của quân đội ta khi đó đa phần là các loại súng hạng nhẹ có được từ sau Cách mạng Tháng 8 và hoàn toàn không đủ để trang bị cho toàn quân. Dù vậy ta vẫn có thể trang bị số lượng không nhỏ các mẫu súng tiểu liên cho các đơn vị chủ lực trong đó có thể tới các dòng súng như Thompson và Sten.
Cả Thompson và Sten đều được lực lượng tự vệ Hà Nội sử dụng trong suốt 60 ngày đêm đánh Pháp vào mùa Đông năm 1946-1947 trước khi Trung đoàn Thủ Đô rút ra khỏi nội thành vào ngày 17/2/1946, bắt đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta kéo dài suốt 9 năm sau đó.
Súng tiểu liên Thompson không còn quá xa lạ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó được xem là mẫu vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ và một số nước Đồng Minh trong đó có cả Quân đội Pháp. Do đó cũng khá dễ hiểu khi Thompson xuất hiện ở Việt Nam ngoài ra còn nhiều con đường khác để loại vũ khí này đến được Đông Dương trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Nguồn ảnh: getreading.co.uk.
Lịch sử phát triển của tiểu liên Thompson được bắt đầu từ những năm 1920 tuy nhiên ban đầu nó được sản xuất cho mục đích thương mại hơn là phục vụ trong Quân đội Mỹ. Đến cuối những năm 1930, Quân đội Mỹ mới bắt đầu thấy được tiềm năng của Thompson và đưa nó vào sản xuất hàng loạt với nhiều biến thể khác nhau. Nguồn ảnh: Thrillist.
M1928A1 được xem là biến thể nổi tiếng nhất của Thompson trong CTTG 2, nó được thiết kế để sử dụng cả hai loại hộp tiếp đạn gồm trống đạn tròn 50-100 viên và hộp tiếp 20-30 viên. Đối với các biến thể sử dụng trống đạn của Thompson thường được trang bị thêm tay cầm bằng gỗ để đảm bảo độ ổn định khi bắn của súng. Nguồn ảnh: Getty Images.
Thompson được đánh giá là một trong những mẫu tiểu liên tốt nhất trong CTTG 2, nó có tốc độ bắn nhanh, cơ cấu thay đạn dễ dàng và có độ chính xác khi bắn khá cao nếu so với một số mẫu tiểu liên khác. Ngoài ra cơ chế tản nhiệt của súng khá tốt và ít bị kẹt đạn tuy nhiên điều này khiến Thompson nặng hơn khoảng 4.9kg đối với biến thể M1928A1. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tất cả biến thể của Thompson đều sử dụng cỡ đạn .45 ACP (11.43×23mm) với cơ cấu nạp đạn bằng phản lực khi bắn, tốc độ bắn tối đa của súng có thể đạt tới 1.500 viên/phút với biến thể M1919. Tuy nhiên tầm bắn hiệu quả của nó chỉ khoảng 150m phù hợp với tác chiến tầm gần Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu Quân đội Mỹ nổi tiếng với khẩu Thompson thì Quân đội Anh lại nổi tiếng với Sten - mẫu tiểu liên tiêu chuẩn dành cho các đơn vị biệt kích và lính dù Anh trong CTTG 2. Cả Sten và Thompson đều nằm trong danh sách vũ khí được tổ chức tình báo OSS (Mỹ) viện trợ hạn chế cho đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân trong giai đoạn 1945 trước khi Cách mạng Tháng 8 thành công nhằm chống lại phát xít Nhật Bản. Nguồn ảnh: International Military Antiques.
Không chỉ nổi tiếng trong Quân đội Anh, Sten cũng khá nổi tiếng trong lực lượng kháng chiến chống phát xít tại nhiều nước trên thế giới từ Châu Âu cho đến Châu Á và Sten đã gắn liền với hình ảnh lực lượng du kích trong suốt CTTG 2. Sau khi chiến tranh kế thúc Anh cũng viện trợ số lượng lớn Sten cho thực dân Pháp với âm mưu quay lại xâm lược Đông Dương một lần nữa. Nguồn ảnh: The Parachute Regiment
Về mặt thiết kế, Sten gần như được xem là một mẫu súng tự tạo và nó được tạo thành bởi 47 chi tiết khác nhau đa phần đều được làm kim loại để dễ dàng hơn trong gia công. Với khoảng 5 công nhân chỉ cần mất 1 giờ để cho ra đời một khẩu Sten và bộ phận mất nhiều thời gian nhất để lắp ráp là thân súng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do có thiết kế đơn giản và nhỏ gọn nên Sten chỉ nặng khoảng 3.2kg ngay cả khi nó được làm hoàn toàn bằng kim loại, chiều dài của súng cũng chỉ 760mm. Sten sử dụng cỡ đạn 9×19mm với hộp tiếp đạn 32 viên và hộp tiếp đạn của súng được đặt ngang thì vì dọc do nó chịu ảnh hưởng từ thiết kế súng tiểu liên Lanchester của Anh khi đó. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Sở dĩ Sten được yêu thích trong lực lượng kháng chiến Châu Âu và biệt kích Anh là nhờ vào việc nó được trang bị nòng giảm thanh phù hợp với các nhiệm vụ bí mật, kích thước của súng cũng gọn nhẹ nhất trong các dòng tiểu liên khi đó. Ngoài ra thiết kế đơn giản của nó cũng cho phép người sử dụng tự sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện hỏng với một xưởng gia công cơ khí thông thường. Nguồn ảnh: The War Years.
Tuy nhiên Sten cũng có những nhược điểm riêng của mình như súng không thể hoạt động ở môi trường khắc nghiệt, độ tin cậy không cao và có độ chính xác khi bắn thấp. Tầm bắn hiệu quả của nó chỉ khoảng 100m với tốc độ bắn tối đa 500-600 viên/phút. Nguồn ảnh: Pinterest.