Khẩu pháo phòng không 37mm do Liên Xô sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.Theo tài liệu từ Bộ Quốc phòng khẩu pháo này được khẩu đội 3, đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367 sử dụng. Khẩu pháo này nổi tiếng bởi nó gắn liền với hành động hi sinh thân mình cứu pháo của Anh hùng Tô Vĩnh Diện.Các chi tiết của khẩu pháo như tay quay, thước ngắm được bảo trì khá tốt. Cùng với khẩu pháo này, các chiến sĩ của ta đã bắn hạ 3 máy bay của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.Vào tháng 10-2012, khẩu pháo phòng không này được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.Sau hàng chục năm phục vụ, cùng với bộ đội Việt Nam làm nên những chiến công oanh liệt giờ đây khẩu pháo này đã "yên vị" tại Bảo tàng Phòng không- Không quân, Hà Nội.Không chỉ có khẩu pháo phòng không 37mm trên tại bảo tàng Phòng Không - Không quân còn có rất nhiều hiện vật đặc biệt khác. Đơn cử như khẩu pháo phòng không cỡ nòng 85mm này do Đức Quốc Xã chế tạo, bị Liên Xô thu giữ rồi chuyển giao cho ta. Nó cũng đã cùng với bộ đội Việt Nam bắn hạ không ít những máy bay hiện đại của Mỹ.Hay như khẩu pháo 90mm do chính Mỹ sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ 2 sau khi viện trợ cho Liên Xô rồi qua tới Việt Nam cũng được bộ đội ta sử dụng để làm nên những chiến công vô cùng hiển hách.Là một trong những nơi trưng bày hiện vật chiến tranh lớn nhất của đất nước, hàng ngày tại bảo tàng Phòng không - Không quân tiếp đón không ít các vị khách nước ngoài. Những vị khách ngoại quốc tới đây để hiểu thêm về nguyên nhân tại sao một dân tộc như Việt Nam có thể đi qua và chiến thắng trong những cuộc chiến với các đế quốc hùng mạnh trên thế giới.
Khẩu pháo phòng không 37mm do Liên Xô sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Theo tài liệu từ Bộ Quốc phòng khẩu pháo này được khẩu đội 3, đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367 sử dụng. Khẩu pháo này nổi tiếng bởi nó gắn liền với hành động hi sinh thân mình cứu pháo của Anh hùng Tô Vĩnh Diện.
Các chi tiết của khẩu pháo như tay quay, thước ngắm được bảo trì khá tốt. Cùng với khẩu pháo này, các chiến sĩ của ta đã bắn hạ 3 máy bay của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Vào tháng 10-2012, khẩu pháo phòng không này được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Sau hàng chục năm phục vụ, cùng với bộ đội Việt Nam làm nên những chiến công oanh liệt giờ đây khẩu pháo này đã "yên vị" tại Bảo tàng Phòng không- Không quân, Hà Nội.
Không chỉ có khẩu pháo phòng không 37mm trên tại bảo tàng Phòng Không - Không quân còn có rất nhiều hiện vật đặc biệt khác. Đơn cử như khẩu pháo phòng không cỡ nòng 85mm này do Đức Quốc Xã chế tạo, bị Liên Xô thu giữ rồi chuyển giao cho ta. Nó cũng đã cùng với bộ đội Việt Nam bắn hạ không ít những máy bay hiện đại của Mỹ.
Hay như khẩu pháo 90mm do chính Mỹ sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ 2 sau khi viện trợ cho Liên Xô rồi qua tới Việt Nam cũng được bộ đội ta sử dụng để làm nên những chiến công vô cùng hiển hách.
Là một trong những nơi trưng bày hiện vật chiến tranh lớn nhất của đất nước, hàng ngày tại bảo tàng Phòng không - Không quân tiếp đón không ít các vị khách nước ngoài. Những vị khách ngoại quốc tới đây để hiểu thêm về nguyên nhân tại sao một dân tộc như Việt Nam có thể đi qua và chiến thắng trong những cuộc chiến với các đế quốc hùng mạnh trên thế giới.