Tại triển lãm công nghệ hàng không Ấn Độ đang diễn ra tại Bengaluru, Liên doanh tên lửa BrahMos một lần nữa khiến giới quan sát ngạc nhiên khi cho ra mắt biến thể thu nhỏ của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos - có tên mã BrahMos-NG (viết tắt của Next Generation - thế hệ tiếp theo). Biến thể này càng trở nên đặc biệt hơn khi được giới thiệu cùng mẫu chiến đấu cơ nội địa Tejas của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.Khác với nguyên bản, thế hệ tên lửa BrahMos tiếp theo được giới thiệu có thể có thể triển khai trên nhiều nền tảng chiến đấu cơ khác nhau từ tiêm kích đa năng Su-30MKI, MiG-29 cho đến Tejas. Nguồn ảnh: PCLNăm ngoái, Ấn Độ cũng từng khẳng định sẽ phát triển một biến thể mới của BrahMos để có thể trang bị rộng rãi cho các phi đội chiến đấu cơ của nước này. Tuy nhiên, quá trình phát triển và thử nghiệm BrahMos-NG có thể mất từ 3 tới 5 năm (tính từ năm 2018). Nguồn ảnh: Pinterest.BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh do liên doanh Ấn Độ và Nga hợp tác nghiên cứu, phát triển. Loại tên lửa này có thể triển khai được từ nhiều cơ cấu khác nhau bao gồm từ mặt nước, từ tàu ngầm, từ máy bay hoặc từ cơ cấu phóng di động trên mặt đất. Nguồn ảnh: DDnational.Tốc độ tối đa mà loại tên lửa này có thể đạt được lên tới Mach 2,8 - nhanh hơn nhiều lần so với loại tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ vốn chỉ có tốc độ cận âm. Trong ảnh là thiết kế mô phỏng của BrahMos-NG so với BrahMos-A trên tiêm kích Su-30MKI. Nguồn ảnh: Brahmos.Giá thành của mỗi quả tên lửa siêu thanh BrahMos lên tới 2,8 triệu USD. Loại tên lửa này có trọng lượng tổng cộng 3.000 kg, riêng phiên bản phóng từ trên không là BrahMos-A có trọng lượng chỉ 2.500 kg. Đối với BrahMos-NG con số này nhiều khả năng sẽ xuống dưới mức 1.000kg. Nguồn ảnh: Pinterest.Đầu đạn mà BrahMos có thể mang theo nặng tối đa 300 kg và là loại đầu đạn bán xuyên giáp. Động cơ của BrahMos là loại động cơ phản lực đẩy sau hai giai đoạn. Ở các biến thể BrahMos-A và BrahMos-NG đầu đạn của tên lửa cũng được giảm xuống. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên lý thuyết, tầm hoạt động của BrahMos tối đa lên tới 290 km, tuy nhiên tầm bắn của BrahMos-A và BrahMos-NG vẫn chưa được phía BrahMos công bố. Nguồn ảnh: Pinterest.Triển vọng xuất khẩu của tên lửa BrahMos là cực kỳ khả quan, phía Ấn Độ mong muốn tương lai sẽ xuất khẩu được loại tên lửa này sang nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Ấn Độ phóng thử tên lửa BrahMos.
Tại triển lãm công nghệ hàng không Ấn Độ đang diễn ra tại Bengaluru, Liên doanh tên lửa BrahMos một lần nữa khiến giới quan sát ngạc nhiên khi cho ra mắt biến thể thu nhỏ của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos - có tên mã BrahMos-NG (viết tắt của Next Generation - thế hệ tiếp theo). Biến thể này càng trở nên đặc biệt hơn khi được giới thiệu cùng mẫu chiến đấu cơ nội địa Tejas của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khác với nguyên bản, thế hệ tên lửa BrahMos tiếp theo được giới thiệu có thể có thể triển khai trên nhiều nền tảng chiến đấu cơ khác nhau từ tiêm kích đa năng Su-30MKI, MiG-29 cho đến Tejas. Nguồn ảnh: PCL
Năm ngoái, Ấn Độ cũng từng khẳng định sẽ phát triển một biến thể mới của BrahMos để có thể trang bị rộng rãi cho các phi đội chiến đấu cơ của nước này. Tuy nhiên, quá trình phát triển và thử nghiệm BrahMos-NG có thể mất từ 3 tới 5 năm (tính từ năm 2018). Nguồn ảnh: Pinterest.
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh do liên doanh Ấn Độ và Nga hợp tác nghiên cứu, phát triển. Loại tên lửa này có thể triển khai được từ nhiều cơ cấu khác nhau bao gồm từ mặt nước, từ tàu ngầm, từ máy bay hoặc từ cơ cấu phóng di động trên mặt đất. Nguồn ảnh: DDnational.
Tốc độ tối đa mà loại tên lửa này có thể đạt được lên tới Mach 2,8 - nhanh hơn nhiều lần so với loại tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ vốn chỉ có tốc độ cận âm. Trong ảnh là thiết kế mô phỏng của BrahMos-NG so với BrahMos-A trên tiêm kích Su-30MKI. Nguồn ảnh: Brahmos.
Giá thành của mỗi quả tên lửa siêu thanh BrahMos lên tới 2,8 triệu USD. Loại tên lửa này có trọng lượng tổng cộng 3.000 kg, riêng phiên bản phóng từ trên không là BrahMos-A có trọng lượng chỉ 2.500 kg. Đối với BrahMos-NG con số này nhiều khả năng sẽ xuống dưới mức 1.000kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đầu đạn mà BrahMos có thể mang theo nặng tối đa 300 kg và là loại đầu đạn bán xuyên giáp. Động cơ của BrahMos là loại động cơ phản lực đẩy sau hai giai đoạn. Ở các biến thể BrahMos-A và BrahMos-NG đầu đạn của tên lửa cũng được giảm xuống. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên lý thuyết, tầm hoạt động của BrahMos tối đa lên tới 290 km, tuy nhiên tầm bắn của BrahMos-A và BrahMos-NG vẫn chưa được phía BrahMos công bố. Nguồn ảnh: Pinterest.
Triển vọng xuất khẩu của tên lửa BrahMos là cực kỳ khả quan, phía Ấn Độ mong muốn tương lai sẽ xuất khẩu được loại tên lửa này sang nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Ấn Độ phóng thử tên lửa BrahMos.