Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều qua (17/8), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Việt Nam sắp tiếp nhận lô tên lửa BrahMos từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: InfonetBà Hằng cho biết, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đã và đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, như thương mại, đầu tư, văn hóa – giáo dục và an ninh quốc phòng... Hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định, hợp tác tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.“Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ. Việc Việt Nam mua sắm các trang thiết bị quốc phòng phù hợp với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và là biện pháp bình thường để bảo vệ đất nước”, Người Phát ngôn khẳng định.Về câu hỏi cụ thể của phóng viên liên quan đến thông tin lô tên lửa Brahmos của Ấn Độ, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết sẽ chuyển đến các cơ quan chức năng.BrahMos là một trong những tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Nó do Liên doanh BrahMos được hình thành từ sự hợp tác giữa công ty NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thiết kế, sản xuất. BrahMos có đơn giá lên tới 2,73 triệu USD/quả.Tuy nhiên BrahMos không hẳn là thiết kế mới, nó được phát triển trên cơ sở công nghệ tên lửa hành trình P-800 Oniks của Nga. Thế nên, nó có hình dáng, sức mạnh tương đồng P-800 Oniks. Đáng lưu ý là hiện Việt Nam có trong tay phiên bản P-800 Yakhont - bản xuất khẩu của Oniks rút ngắn tầm bắn xuống dưới 300km.Tên lửa hành trình BrahMos có trọng lượng tổng thể tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200kg hoặc có thể mang phóng cả đầu đạn hạt nhân.Một trong những công nghệ làm nên sức mạnh đáng sợ của tên lửa BrahMos nằm ở hệ thống động cơ đẩy. BrahMos được trang bị hai tầng động cơ đẩy gồm: Tầng khởi tốc dùng nhiên liệu rắn (đưa đạn rời bệ phóng, vào quỹ đạo bay) và tầng hành trình sử dụng động cơ đẩy phản lực tĩnh siêu âm ramjet với nhiên liệu rắn.Với động cơ đẩy ramjet, BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2,8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây). Với tốc độ cực lớn, BrahMos sẽ khiến cho kẻ địch khó lòng có đủ thời gian triển khai các hệ thống hỏa lực đánh chặn gồm pháo bắn nhanh CIWS hay tên lửa phòng không.BrahMos đạt tầm bắn từ 290-300km, trần bay tối đa 14.000m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu thì quả đạn hạ xuống độ cao chỉ 3-4m - cực kỳ khó đánh chặn.Tên lửa được trang bị hàng loạt công nghệ dẫn đường tiên tiến gồm: hệ thống định vị quán tính INS cùng liên kết cập nhật tham số mục tiêu từ radar tàu trong pha đầu và pha giữa; tới pha cuối nó sẽ có sự hỗ trợ bởi radar chủ động cùng hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS hay GAGANcho độ chính xác đến 1m. Ảnh: Động cơ đẩy phụ ở mũi đạn đang chuyển hướng bay của BrahMos từ phương đứng sang phương ngang tiến về mục tiêu.BrahMos có thể triển khai trên nhiều nền tảng chiến đấu: phương tiện phóng mặt đất; tàu mặt nước; tàu ngầm và máy bay Sukhoi. Từ năm 2007 đến nay, Quân đội Ấn Độ đã triển khai tới 4 trung đoàn trang bị tên lửa hành trình BrahMos làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển.Năm 2003, Ấn Độ bắt đầu triển khai thử nghiệm tên lửa chống hạm BrahMos lên tàu khu trục INS Rajput và từ tháng 4/2013 bắt đầu lắp đặt rộng rãi lên nhiều tàu mặt nước hiện đại.Hiện nay, Ấn Độ đang triển khai BrahMos trên 4 tàu khu trục và hộ vệ tên lửa. Ảnh: BrahMos rời hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu chiến tàng hình của Hải quân Ấn Độ.Ấn Độ có kế hoạch trang bị tên lửa BrahMos cho các tàu ngầm phi hạt nhân, nhưng dự án này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.Dự kiến, cuối năm nay Ấn Độ sẽ tiến hành phóng thử nghiệm biến thể BrahMos-A (nặng 2,5 tấn) trên tiêm kích đa năng Su-30MKI có sửa đổi. Đáng lưu ý, Su-30MKI có cùng khung thân nền tảng với Su-30MK2 của Việt Nam. Cho nên, về mặt lý thuyết, Su-30MK2 có thể triển khai BrahMos-A.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều qua (17/8), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Việt Nam sắp tiếp nhận lô tên lửa BrahMos từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: Infonet
Bà Hằng cho biết, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đã và đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, như thương mại, đầu tư, văn hóa – giáo dục và an ninh quốc phòng... Hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định, hợp tác tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
“Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ. Việc Việt Nam mua sắm các trang thiết bị quốc phòng phù hợp với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và là biện pháp bình thường để bảo vệ đất nước”, Người Phát ngôn khẳng định.
Về câu hỏi cụ thể của phóng viên liên quan đến thông tin lô tên lửa Brahmos của Ấn Độ, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết sẽ chuyển đến các cơ quan chức năng.
BrahMos là một trong những tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Nó do Liên doanh BrahMos được hình thành từ sự hợp tác giữa công ty NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thiết kế, sản xuất. BrahMos có đơn giá lên tới 2,73 triệu USD/quả.
Tuy nhiên BrahMos không hẳn là thiết kế mới, nó được phát triển trên cơ sở công nghệ tên lửa hành trình P-800 Oniks của Nga. Thế nên, nó có hình dáng, sức mạnh tương đồng P-800 Oniks. Đáng lưu ý là hiện Việt Nam có trong tay phiên bản P-800 Yakhont - bản xuất khẩu của Oniks rút ngắn tầm bắn xuống dưới 300km.
Tên lửa hành trình BrahMos có trọng lượng tổng thể tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200kg hoặc có thể mang phóng cả đầu đạn hạt nhân.
Một trong những công nghệ làm nên sức mạnh đáng sợ của tên lửa BrahMos nằm ở hệ thống động cơ đẩy. BrahMos được trang bị hai tầng động cơ đẩy gồm: Tầng khởi tốc dùng nhiên liệu rắn (đưa đạn rời bệ phóng, vào quỹ đạo bay) và tầng hành trình sử dụng động cơ đẩy phản lực tĩnh siêu âm ramjet với nhiên liệu rắn.
Với động cơ đẩy ramjet, BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2,8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây). Với tốc độ cực lớn, BrahMos sẽ khiến cho kẻ địch khó lòng có đủ thời gian triển khai các hệ thống hỏa lực đánh chặn gồm pháo bắn nhanh CIWS hay tên lửa phòng không.
BrahMos đạt tầm bắn từ 290-300km, trần bay tối đa 14.000m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu thì quả đạn hạ xuống độ cao chỉ 3-4m - cực kỳ khó đánh chặn.
Tên lửa được trang bị hàng loạt công nghệ dẫn đường tiên tiến gồm: hệ thống định vị quán tính INS cùng liên kết cập nhật tham số mục tiêu từ radar tàu trong pha đầu và pha giữa; tới pha cuối nó sẽ có sự hỗ trợ bởi radar chủ động cùng hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS hay GAGANcho độ chính xác đến 1m. Ảnh: Động cơ đẩy phụ ở mũi đạn đang chuyển hướng bay của BrahMos từ phương đứng sang phương ngang tiến về mục tiêu.
BrahMos có thể triển khai trên nhiều nền tảng chiến đấu: phương tiện phóng mặt đất; tàu mặt nước; tàu ngầm và máy bay Sukhoi. Từ năm 2007 đến nay, Quân đội Ấn Độ đã triển khai tới 4 trung đoàn trang bị tên lửa hành trình BrahMos làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển.
Năm 2003, Ấn Độ bắt đầu triển khai thử nghiệm tên lửa chống hạm BrahMos lên tàu khu trục INS Rajput và từ tháng 4/2013 bắt đầu lắp đặt rộng rãi lên nhiều tàu mặt nước hiện đại.
Hiện nay, Ấn Độ đang triển khai BrahMos trên 4 tàu khu trục và hộ vệ tên lửa. Ảnh: BrahMos rời hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu chiến tàng hình của Hải quân Ấn Độ.
Ấn Độ có kế hoạch trang bị tên lửa BrahMos cho các tàu ngầm phi hạt nhân, nhưng dự án này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Dự kiến, cuối năm nay Ấn Độ sẽ tiến hành phóng thử nghiệm biến thể BrahMos-A (nặng 2,5 tấn) trên tiêm kích đa năng Su-30MKI có sửa đổi. Đáng lưu ý, Su-30MKI có cùng khung thân nền tảng với Su-30MK2 của Việt Nam. Cho nên, về mặt lý thuyết, Su-30MK2 có thể triển khai BrahMos-A.