“Bây giờ chỉ cần một tia lửa nhỏ là có thể châm ngòi cho tình hình ở khu vực biên giới Ukraine”, đây là lời của đại diện cấp cao, về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Borelli, cảnh báo tại cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại EU, vào ngày 19/4.Theo tiết lộ của EU, Nga đã triển khai hơn 100.000 quân và bất chấp việc Moscow tuyên bố rút quân, căng thẳng ở khu vực này vẫn không hề giảm bớt khi mà Nga vẫn bỏ ngỏ tuyên bố, sẽ can thiệp nếu quân đội Ukraine quyết tấn công Donbass.Thư ký Tổng thống Nga Peskov ngày 20/4 cho biết, đã có một mức độ căng thẳng nhất định giữa Moscow và nhiều nước, nhưng Nga không phải là người khởi xướng. Các nước phương Tây nên thoát khỏi tâm lý chống Nga tập thể và tiến hành các cuộc đối thoại mang tính xây dựng, để giải quyết những khác biệt hiện có.Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, đã bày tỏ lo lắng về việc Nga triển khai một số lượng lớn quân dọc theo biên giới với Ukraine vào ngày 19/4 và kêu gọi Nga nói rõ ý định của mình, về việc tập trung quân tại khu vực này.Theo Lầu Năm góc, lực lượng của Nga đã tập trung ở sát biên giới bao gồm xe tăng, pháo binh và máy bay. Người phát ngôn của Tổng thống Ukraine Zelensky tuần trước cho biết, hiện có khoảng 80.000 binh sĩ Nga đang đồn trú tại biên giới Ukraine và Nga, trong đó 40.000 lính đóng tại Crimea.Tuy nhiên, ngay cả khi các lực lượng trên bộ đã được Nga rút lui, lực lượng máy bay chiến đấu của Nga cùng các tên lửa đạn đạo chiến thuật, vẫn có thể tham chiến bất cứ lúc nào nếu Kiev vượt qua "lằn ranh đỏ".Blohin, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề An ninh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng cho rằng, xét về quy mô các cuộc tập trận của NATO gần biên giới Nga, từ quan điểm phòng thủ, việc tái triển khai quân đội Nga là hoàn toàn có thể trong thời gian tới.Trong khi đó, cuộc “chiến tranh ngoại giao” giữa Nga và các quốc gia phương Tây vẫn tiếp tục; ngày 20/4, Bộ Ngoại giao Nga đã phản đối mạnh mẽ việc Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố, một Tham tán Đại sứ quán Nga đã tham gia vào “các hoạt động không phù hợp”. Ngoại trưởng Séc Hamachi đã kêu gọi EU và các đồng minh NATO trục xuất các nhà ngoại giao Nga vào ngày 20/4.Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 19/4 nói rằng, Mỹ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về kế hoạch của Nga, ngăn chặn các tàu hải quân nước ngoài và các tàu khác ở các khu vực thuộc Biển Đen.Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karrenbauer ngày 20/4 đã chỉ trích Nga, vì “ngày càng định vị mình là đối lập với tự do và dân chủ ở phương Tây”, đồng thời gọi Nga là “mối đe dọa cụ thể nhất, đối với NATO vào thời điểm hiện tại”.Theo thông tin từ tờ Kommersant, vào ngày 20/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, từ 9 giờ tối ngày 24/4 đến 9 giờ tối ngày 31/10, Nga sẽ hạn chế tàu quân sự nước ngoài và các tàu chính thức khác đi qua lãnh hải của nước này.Cách đây vài ngày, người Anh tuyên bố sẽ cử tàu chiến vào Biển Đen vào tháng 5 để “gây chiến” với Nga; việc này đã gây ra “làn sóng” chế giễu từ cư dân mạng nước Anh.Tờ Frankfurt Review của Đức ngày 20/4 cho biết, các tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng Ukraine cho thấy, Nga đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự dọc theo Kênh đào thương mại ở Biển Đen. Khu vực tập trận chiếm hơn 27% diện tích Biển Đen, có khả năng tác động nặng nề đến nền kinh tế Ukraine.Ngày 20/4, Hãng thông tấn Interfax của Nga tuyên bố, Nga đã áp đặt các hạn chế tạm thời, đối với các chuyến bay không vượt quá 19.000 mét trên phần phía đông và phía nam của Bán đảo Crimea và một số vùng biển quốc tế của Biển Đen. Cùng ngày, hơn 20 tàu chiến của Nga đã tổ chức tập trận quân sự trên Biển Đen.Việc Bộ Quốc phòng Nga ra cảnh báo về những khu vực nguy hiểm, trong các cuộc tập trận ven biển và ngoài khơi khu vực Biển Đen, có ý nghĩa đặc biệt đối với các chính trị gia phương Tây; những người luôn cho rằng, đó là mối đe dọa mới đối với Kiev.Về các hạn chế bay của Nga đối với các phần không phận của Biển Đen, Tổng biên tập tờ “Vũ khí và Tổ quốc” của Nga Peskov nói, “Đây là quy định tạm thời và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, để áp đặt các hạn chế nêu trên đối với một số khu vực nhất định”. Nguồn ảnh: RBTH. Giữa căng thẳng biên giới, Nga và Ukraine vẫn ký thỏa thuận hợp tác vận chuyển khí đốt tới châu Âu. Nguồn: THDT1.
“Bây giờ chỉ cần một tia lửa nhỏ là có thể châm ngòi cho tình hình ở khu vực biên giới Ukraine”, đây là lời của đại diện cấp cao, về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Borelli, cảnh báo tại cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại EU, vào ngày 19/4.
Theo tiết lộ của EU, Nga đã triển khai hơn 100.000 quân và bất chấp việc Moscow tuyên bố rút quân, căng thẳng ở khu vực này vẫn không hề giảm bớt khi mà Nga vẫn bỏ ngỏ tuyên bố, sẽ can thiệp nếu quân đội Ukraine quyết tấn công Donbass.
Thư ký Tổng thống Nga Peskov ngày 20/4 cho biết, đã có một mức độ căng thẳng nhất định giữa Moscow và nhiều nước, nhưng Nga không phải là người khởi xướng. Các nước phương Tây nên thoát khỏi tâm lý chống Nga tập thể và tiến hành các cuộc đối thoại mang tính xây dựng, để giải quyết những khác biệt hiện có.
Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, đã bày tỏ lo lắng về việc Nga triển khai một số lượng lớn quân dọc theo biên giới với Ukraine vào ngày 19/4 và kêu gọi Nga nói rõ ý định của mình, về việc tập trung quân tại khu vực này.
Theo Lầu Năm góc, lực lượng của Nga đã tập trung ở sát biên giới bao gồm xe tăng, pháo binh và máy bay. Người phát ngôn của Tổng thống Ukraine Zelensky tuần trước cho biết, hiện có khoảng 80.000 binh sĩ Nga đang đồn trú tại biên giới Ukraine và Nga, trong đó 40.000 lính đóng tại Crimea.
Tuy nhiên, ngay cả khi các lực lượng trên bộ đã được Nga rút lui, lực lượng máy bay chiến đấu của Nga cùng các tên lửa đạn đạo chiến thuật, vẫn có thể tham chiến bất cứ lúc nào nếu Kiev vượt qua "lằn ranh đỏ".
Blohin, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề An ninh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng cho rằng, xét về quy mô các cuộc tập trận của NATO gần biên giới Nga, từ quan điểm phòng thủ, việc tái triển khai quân đội Nga là hoàn toàn có thể trong thời gian tới.
Trong khi đó, cuộc “chiến tranh ngoại giao” giữa Nga và các quốc gia phương Tây vẫn tiếp tục; ngày 20/4, Bộ Ngoại giao Nga đã phản đối mạnh mẽ việc Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố, một Tham tán Đại sứ quán Nga đã tham gia vào “các hoạt động không phù hợp”. Ngoại trưởng Séc Hamachi đã kêu gọi EU và các đồng minh NATO trục xuất các nhà ngoại giao Nga vào ngày 20/4.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 19/4 nói rằng, Mỹ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về kế hoạch của Nga, ngăn chặn các tàu hải quân nước ngoài và các tàu khác ở các khu vực thuộc Biển Đen.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karrenbauer ngày 20/4 đã chỉ trích Nga, vì “ngày càng định vị mình là đối lập với tự do và dân chủ ở phương Tây”, đồng thời gọi Nga là “mối đe dọa cụ thể nhất, đối với NATO vào thời điểm hiện tại”.
Theo thông tin từ tờ Kommersant, vào ngày 20/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, từ 9 giờ tối ngày 24/4 đến 9 giờ tối ngày 31/10, Nga sẽ hạn chế tàu quân sự nước ngoài và các tàu chính thức khác đi qua lãnh hải của nước này.
Cách đây vài ngày, người Anh tuyên bố sẽ cử tàu chiến vào Biển Đen vào tháng 5 để “gây chiến” với Nga; việc này đã gây ra “làn sóng” chế giễu từ cư dân mạng nước Anh.
Tờ Frankfurt Review của Đức ngày 20/4 cho biết, các tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng Ukraine cho thấy, Nga đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự dọc theo Kênh đào thương mại ở Biển Đen. Khu vực tập trận chiếm hơn 27% diện tích Biển Đen, có khả năng tác động nặng nề đến nền kinh tế Ukraine.
Ngày 20/4, Hãng thông tấn Interfax của Nga tuyên bố, Nga đã áp đặt các hạn chế tạm thời, đối với các chuyến bay không vượt quá 19.000 mét trên phần phía đông và phía nam của Bán đảo Crimea và một số vùng biển quốc tế của Biển Đen. Cùng ngày, hơn 20 tàu chiến của Nga đã tổ chức tập trận quân sự trên Biển Đen.
Việc Bộ Quốc phòng Nga ra cảnh báo về những khu vực nguy hiểm, trong các cuộc tập trận ven biển và ngoài khơi khu vực Biển Đen, có ý nghĩa đặc biệt đối với các chính trị gia phương Tây; những người luôn cho rằng, đó là mối đe dọa mới đối với Kiev.
Về các hạn chế bay của Nga đối với các phần không phận của Biển Đen, Tổng biên tập tờ “Vũ khí và Tổ quốc” của Nga Peskov nói, “Đây là quy định tạm thời và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, để áp đặt các hạn chế nêu trên đối với một số khu vực nhất định”. Nguồn ảnh: RBTH.
Giữa căng thẳng biên giới, Nga và Ukraine vẫn ký thỏa thuận hợp tác vận chuyển khí đốt tới châu Âu. Nguồn: THDT1.