Việc Ukraine đang sở hữu tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM hay không, đang là ẩn số lớn nhất với Nga cũng như với toàn thế giới.Loại tên lửa chống bức xạ hiện đại nhất thế giới này, được quân đội Mỹ chế tạo để tấn công và hủy diệt các hệ thống radar của đối phương. Nói một cách ngắn gọn, AGM-88 HARM ra đời để "chọc mù mắt" hệ thống radar đối phương.Trong những ngày gần đây, có hàng loạt các bằng chứng cho thấy tên lửa AGM-88 HARM dường như đã có mặt tại Ukraine, đầu tiên là xác của một quả tên lửa, với phần cánh đuôi có ký hiệu tương tự như ký hiệu cánh đuôi của tên lửa AGM-88.Ngoài ra, trong một cuộc họp báo hồi cuối tháng 7 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Nga ông Oleksiy Reznikov cũng cho biết, tên lửa chống bức xạ là một trong số những loại vũ khí nằm trong gói viện trợ 270 triệu USD, mà Kiev vừa nhận từ Washington.Nghi vấn đặt ra ở đây là, tên lửa AGM-88 vốn được thiết kế để phóng đi từ các tiêm kích Mỹ - thứ mà Không quân Ukraine không có ở thời điểm hiện tại.Cụ thể, Ukraine từ xưa tới nay chưa từng sở hữu tiêm kích Mỹ, trong khi tên lửa AGM-88 HARM được nhà sản xuất công bố, chỉ phù hợp với các loại F-15E, F-16, F/A-18 cùng với một vài loại tiêm kích của châu Âu.Trong khi đó, Kiev chỉ có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay do Liên Xô sản xuất, bao gồm Su-24, Su-25, Su-27 và MiG-29. Những loại tiêm kích này chắc chắn không tương tích với tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM.Vậy nên, việc tên lửa AGM-88 xuất hiện ở Ukraine, khiến Nga và cả thế giới phải đặt câu hỏi, rằng Kiev sử dụng loại phương tiện gì để phóng AGM-88, khi mà loại tên lửa này chỉ có thể phóng đi từ các tiêm kích Mỹ.Chắc chắn một điều, Ukraine chưa sở hữu bất cứ tiêm kích nào có nguồn gốc từ Mỹ và NATO. Thậm chí, chương trình đào tạo phi công chiến đấu cấp tốc mà Mỹ dành cho các phi công Ukraine, cũng mới chỉ bắt đầu cách đây ít tháng - nghĩa là các phi công này còn chưa thể tốt nghiệp.Việc nâng cấp các máy bay có sẵn của Không quân Ukraine nhằm tương thích với tên lửa AGM-88 HARM, được coi là khả thi, nhưng không thể thực hiện được trong bối cảnh hiện tại, khi mà quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức vì bản thân AGM-88, sinh ra không phải để dành cho các máy bay hệ Liên xô cũ.Chưa kể tới việc, Không quân Ukraine đã có những hoạt động quá mờ nhạt, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tới nay, dù Moscow chưa thể chiếm ưu thế tuyệt đối trên bầu trời Ukraine, nhưng các máy bay chiến đấu của Kiev cũng ít dám tham chiến ở quy mô lớn.Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, khả năng duy nhất để Kiev sở hữu và sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM, đó là phóng nó đi từ các cơ cấu phóng mặt đất.Trong quá khứ, tên lửa chống bức xạ Shrike từng được Mỹ sử dụng ở Việt Nam, cũng đã được Israel "độ" lại thành phiên bản phóng từ mặt đất, cho thấy phương án này là hoàn toàn khả thi.Chưa kể tới việc, một tài liệu mới được Mỹ giải mật cho biết, các tổ hợp phóng HIMARS có khả năng tương thích với một loại tên lửa chống bức xạ. Dù không nêu đích danh tên mã của loại tên lửa chống bức xạ này, nhiều người vẫn tin rằng đó là AGM-88 HARM phiên bản phóng từ mặt đất.
Việc Ukraine đang sở hữu tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM hay không, đang là ẩn số lớn nhất với Nga cũng như với toàn thế giới.
Loại tên lửa chống bức xạ hiện đại nhất thế giới này, được quân đội Mỹ chế tạo để tấn công và hủy diệt các hệ thống radar của đối phương. Nói một cách ngắn gọn, AGM-88 HARM ra đời để "chọc mù mắt" hệ thống radar đối phương.
Trong những ngày gần đây, có hàng loạt các bằng chứng cho thấy tên lửa AGM-88 HARM dường như đã có mặt tại Ukraine, đầu tiên là xác của một quả tên lửa, với phần cánh đuôi có ký hiệu tương tự như ký hiệu cánh đuôi của tên lửa AGM-88.
Ngoài ra, trong một cuộc họp báo hồi cuối tháng 7 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Nga ông Oleksiy Reznikov cũng cho biết, tên lửa chống bức xạ là một trong số những loại vũ khí nằm trong gói viện trợ 270 triệu USD, mà Kiev vừa nhận từ Washington.
Nghi vấn đặt ra ở đây là, tên lửa AGM-88 vốn được thiết kế để phóng đi từ các tiêm kích Mỹ - thứ mà Không quân Ukraine không có ở thời điểm hiện tại.
Cụ thể, Ukraine từ xưa tới nay chưa từng sở hữu tiêm kích Mỹ, trong khi tên lửa AGM-88 HARM được nhà sản xuất công bố, chỉ phù hợp với các loại F-15E, F-16, F/A-18 cùng với một vài loại tiêm kích của châu Âu.
Trong khi đó, Kiev chỉ có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay do Liên Xô sản xuất, bao gồm Su-24, Su-25, Su-27 và MiG-29. Những loại tiêm kích này chắc chắn không tương tích với tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM.
Vậy nên, việc tên lửa AGM-88 xuất hiện ở Ukraine, khiến Nga và cả thế giới phải đặt câu hỏi, rằng Kiev sử dụng loại phương tiện gì để phóng AGM-88, khi mà loại tên lửa này chỉ có thể phóng đi từ các tiêm kích Mỹ.
Chắc chắn một điều, Ukraine chưa sở hữu bất cứ tiêm kích nào có nguồn gốc từ Mỹ và NATO. Thậm chí, chương trình đào tạo phi công chiến đấu cấp tốc mà Mỹ dành cho các phi công Ukraine, cũng mới chỉ bắt đầu cách đây ít tháng - nghĩa là các phi công này còn chưa thể tốt nghiệp.
Việc nâng cấp các máy bay có sẵn của Không quân Ukraine nhằm tương thích với tên lửa AGM-88 HARM, được coi là khả thi, nhưng không thể thực hiện được trong bối cảnh hiện tại, khi mà quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức vì bản thân AGM-88, sinh ra không phải để dành cho các máy bay hệ Liên xô cũ.
Chưa kể tới việc, Không quân Ukraine đã có những hoạt động quá mờ nhạt, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tới nay, dù Moscow chưa thể chiếm ưu thế tuyệt đối trên bầu trời Ukraine, nhưng các máy bay chiến đấu của Kiev cũng ít dám tham chiến ở quy mô lớn.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, khả năng duy nhất để Kiev sở hữu và sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM, đó là phóng nó đi từ các cơ cấu phóng mặt đất.
Trong quá khứ, tên lửa chống bức xạ Shrike từng được Mỹ sử dụng ở Việt Nam, cũng đã được Israel "độ" lại thành phiên bản phóng từ mặt đất, cho thấy phương án này là hoàn toàn khả thi.
Chưa kể tới việc, một tài liệu mới được Mỹ giải mật cho biết, các tổ hợp phóng HIMARS có khả năng tương thích với một loại tên lửa chống bức xạ. Dù không nêu đích danh tên mã của loại tên lửa chống bức xạ này, nhiều người vẫn tin rằng đó là AGM-88 HARM phiên bản phóng từ mặt đất.