Xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng hay thiết giáp "Kẻ Hủy Diệt" của Nga hiện tại được coi là loại phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng duy nhất đang được biên chế chính quy trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích của Mỹ lại cho rằng phương tiện chiến đấu này quá thừa thãi trên chiến trường hoặc ít nhất là dàn vũ khí nó mang theo được đánh giá là "hơi lố". Nguồn ảnh: Weaponews.Giới quan sát cho rằng, mục đích cao nhất của Nga khi chế tạo ra Terminator hay thiết giáp Kẻ Hủy Diệt chính là để tiêu diệt lực lượng chống tăng, giúp xe tăng có thể sống sót trên chiến trường càng lâu càng tốt. Nguồn ảnh: Kampa.Tuy nhiên, có vẻ như dàn vũ khí của Terminator lại không được thiết kế để có thể tối ưu hóa được khả năng bảo vệ xe tăng. Với vũ trang bao gồm pháo nòng đôi 30mm cùng với bốn tên lửa chống tăng Ataka, về cơ bản hỏa lực của Kẻ Hủy Diệt đủ để đối phó với các loại phương tiện cơ giới của đối phương nhưng khó có thể bảo đảm an toàn hoàn toàn được cho xe tăng chủ lực trên chiến trường. Nguồn ảnh: Militaryw.Các chuyên gia cho rằng, hỏa lực được trang bị trên phương tiện hỗ trợ xe tăng BMPT Terminator là quá thừa thãi nhưng cũng vẫn... thiếu. Dàn hỏa lực này là quá mạnh nếu để đối phó với bộ binh chống tăng đối phương, tuy nhiên cũng lại quá thiếu để có thể đối phó với xe tăng chủ lực hoặc các loại thiết giáp chống tăng hạng nặng khác. Nguồn ảnh: Twitter.Chưa kể đến việc, triết lý thiết kế của những loại phương tiện hỗ trợ xe tăng này đã được Nga đưa ra từ thời chiến tranh ở Chechen cách đây gần 30 năm. Cho tới thời điểm hiện tại, khi mà các hệ thống phòng thủ trên xe tăng chủ lực đã quá phát triển, sự hoàn thiện của Kẻ Hủy Diệt dường như đã quá muộn. Nguồn ảnh: Pinterest.Phía Nga thậm chí từng quảng cáo rằng có thể sử dụng Kẻ Hủy Diệt để tác chiến thay cho một trung độ cơ giới. Với hỏa lực bao gồm súng máy, súng phóng lựu và pháo cỡ nhỏ, BMPT Terminator được tin rằng hoàn toàn có khả năng tác chiến độc lập như một trung đội bộ binh được vũ trang tới tận răng. Nguồn ảnh: Militaryw.Đáng tiếc là trên thực tế, một trung đội bộ binh cơ giới của Nga có tới 40 binh lính và được trang bị sáu phương tiện cơ giới khác nhau, trong đó bao gồm cả nhiều loại hỏa lực mạnh và đặc biệt là khả năng tác chiến tràn ngập, có thể cung cấp hỏa lực theo nhiều hướng, thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc chắc chắn sẽ có giá trị hơn một phương tiện thiết giáp với chỉ một tháp pháo duy nhất. Nguồn ảnh: Almasdar.Nga đã bắt đầu đưa BMPT Kẻ Hủy Diệt vào biên chế chính thức từ năm 2011 và loại phương tiện này cũng từng được Nga thử lửa trên chiến trường Syria. Không giống như xe tăng chủ lực của Nga vốn cực kỳ đắt khách, tới nay Terminator mới chỉ được Nga xuất khẩu sang 2 quốc gia khác là Kazakhstan và Algeria. Nguồn ảnh: Force.Hai quốc gia khác bao gồm Azerbaijan và Peru cũng từng tỏ ra rất quan tâm tới loại vũ khí cực kỳ hiện đại này của Nga nhưng tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ triển vọng khả quan nào về một hợp đồng tiếp theo xuất khẩu Terminator ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Pinterest.Bản thân trong quân đội Nga cũng chỉ có vài chục phương tiện hỗ trợ xe tăng BMPT đang phục vụ. Với học thuyết Nga đưa ra là cứ một xe tăng chủ lực cần tới hai xe hỗ trợ xe tăng thì ở thời điểm hiện tại, Nga cần ít nhất 5000 BMPT mới có thể đủ "yểm trợ" cho toàn bộ 2500 xe tăng chủ lực đang có trong biên chế.. Nguồn ảnh: Military.
Xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng hay thiết giáp "Kẻ Hủy Diệt" của Nga hiện tại được coi là loại phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng duy nhất đang được biên chế chính quy trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích của Mỹ lại cho rằng phương tiện chiến đấu này quá thừa thãi trên chiến trường hoặc ít nhất là dàn vũ khí nó mang theo được đánh giá là "hơi lố". Nguồn ảnh: Weaponews.
Giới quan sát cho rằng, mục đích cao nhất của Nga khi chế tạo ra Terminator hay thiết giáp Kẻ Hủy Diệt chính là để tiêu diệt lực lượng chống tăng, giúp xe tăng có thể sống sót trên chiến trường càng lâu càng tốt. Nguồn ảnh: Kampa.
Tuy nhiên, có vẻ như dàn vũ khí của Terminator lại không được thiết kế để có thể tối ưu hóa được khả năng bảo vệ xe tăng. Với vũ trang bao gồm pháo nòng đôi 30mm cùng với bốn tên lửa chống tăng Ataka, về cơ bản hỏa lực của Kẻ Hủy Diệt đủ để đối phó với các loại phương tiện cơ giới của đối phương nhưng khó có thể bảo đảm an toàn hoàn toàn được cho xe tăng chủ lực trên chiến trường. Nguồn ảnh: Militaryw.
Các chuyên gia cho rằng, hỏa lực được trang bị trên phương tiện hỗ trợ xe tăng BMPT Terminator là quá thừa thãi nhưng cũng vẫn... thiếu. Dàn hỏa lực này là quá mạnh nếu để đối phó với bộ binh chống tăng đối phương, tuy nhiên cũng lại quá thiếu để có thể đối phó với xe tăng chủ lực hoặc các loại thiết giáp chống tăng hạng nặng khác. Nguồn ảnh: Twitter.
Chưa kể đến việc, triết lý thiết kế của những loại phương tiện hỗ trợ xe tăng này đã được Nga đưa ra từ thời chiến tranh ở Chechen cách đây gần 30 năm. Cho tới thời điểm hiện tại, khi mà các hệ thống phòng thủ trên xe tăng chủ lực đã quá phát triển, sự hoàn thiện của Kẻ Hủy Diệt dường như đã quá muộn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phía Nga thậm chí từng quảng cáo rằng có thể sử dụng Kẻ Hủy Diệt để tác chiến thay cho một trung độ cơ giới. Với hỏa lực bao gồm súng máy, súng phóng lựu và pháo cỡ nhỏ, BMPT Terminator được tin rằng hoàn toàn có khả năng tác chiến độc lập như một trung đội bộ binh được vũ trang tới tận răng. Nguồn ảnh: Militaryw.
Đáng tiếc là trên thực tế, một trung đội bộ binh cơ giới của Nga có tới 40 binh lính và được trang bị sáu phương tiện cơ giới khác nhau, trong đó bao gồm cả nhiều loại hỏa lực mạnh và đặc biệt là khả năng tác chiến tràn ngập, có thể cung cấp hỏa lực theo nhiều hướng, thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc chắc chắn sẽ có giá trị hơn một phương tiện thiết giáp với chỉ một tháp pháo duy nhất. Nguồn ảnh: Almasdar.
Nga đã bắt đầu đưa BMPT Kẻ Hủy Diệt vào biên chế chính thức từ năm 2011 và loại phương tiện này cũng từng được Nga thử lửa trên chiến trường Syria. Không giống như xe tăng chủ lực của Nga vốn cực kỳ đắt khách, tới nay Terminator mới chỉ được Nga xuất khẩu sang 2 quốc gia khác là Kazakhstan và Algeria. Nguồn ảnh: Force.
Hai quốc gia khác bao gồm Azerbaijan và Peru cũng từng tỏ ra rất quan tâm tới loại vũ khí cực kỳ hiện đại này của Nga nhưng tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ triển vọng khả quan nào về một hợp đồng tiếp theo xuất khẩu Terminator ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bản thân trong quân đội Nga cũng chỉ có vài chục phương tiện hỗ trợ xe tăng BMPT đang phục vụ. Với học thuyết Nga đưa ra là cứ một xe tăng chủ lực cần tới hai xe hỗ trợ xe tăng thì ở thời điểm hiện tại, Nga cần ít nhất 5000 BMPT mới có thể đủ "yểm trợ" cho toàn bộ 2500 xe tăng chủ lực đang có trong biên chế.. Nguồn ảnh: Military.