Trên thực tế, BMPT-72 "Kẻ hủy diệt" đã được phát triển từ 10 năm trước, và nó chưa bao giờ nhận được đơn đặt hàng từ quân đội Nga. Quân đội Nga không từ chối mua, nhưng cũng không bao giờ đặt hàng. Nguyên nhân chính là do thiếu tiền, và cuộc nội chiến Chechnya đã kết thúc, nên không cần đến các loại vũ khí chuyên dụng như vậy.Hiện nhiều quốc gia vẫn phải đối mặt với chiến tranh đường phố cường độ cao, nên trong 10 năm qua, Nhà máy Ural đã tích cực quảng bá "Kẻ hủy diệt", tích cực phân phát tài liệu và phát video tại các triển lãm quân sự lớn, nhưng Terminator không thu hút được nhiều quân đội quan tâm.Tuy nhiên, cái gì cũng có ngoại lệ, bắt đầu từ năm 2011, những cảnh quay phù hợp với “Kẻ hủy diệt”, đã xuất hiện ở những địa điểm chỉ cách biên giới Nga vài trăm km, đây là chiến trường Syria. Trong 10 năm qua, các cuộc chiến tàn bạo đã diễn ra tại các thành phố của Syria.Do mức độ can dự của các cường quốc phương Tây thấp, nên cuộc chiến tại Syria phần lớn sử dụng công nghệ rất thấp. Mặc dù Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Israel đã triển khai một số UAV và vũ khí hiện đại, nhưng đánh giá chung, đây vẫn mang tính chất cuộc xung đột điển hình của thập niên 1970.Chính vì điều này mang lại cho xe chiến đấu "Kẻ hủy diệt" một không gian tốt, để phát huy được hết sức mạnh. Phía Nga chưa công bố thông tin chi tiết về các hoạt động của "Kẻ hủy diệt" ở Syria; nhưng những hình ảnh đã chứng tỏ, Nga đã đưa "Kẻ hủy diệt" đến chiến trường Syria.Vào tháng 3/2017, Tổng thống Syria Assad khi đến thăm nơi đóng quân của Quân đội Nga tại Syria, đã xuất hiện một chiếc "Kẻ hủy diệt" sử dụng khung gầm xe tăng T-72. Những mẫu xe mới được giao cho Quân đội Nga sử dụng khung gầm xe tăng T-90 tốt hơn.Theo lý luận của các nhà quân sự Nga, vị trí của "Kẻ hủy diệt" không phải là xe hỗ trợ bộ binh mà là xe hỗ trợ xe tăng. Nói cách khác, nhiệm vụ chính của nó là loại bỏ mọi loại vũ khí chống tăng, bao gồm cả tên lửa cũng như bệ phóng tên lửa chống tăng, súng chống tăng cá nhân như PRG-7 hoặc vũ khí vác vai tương tự.Việc triển khai vũ khí chống tăng như vậy trong các thành phố là rất linh hoạt. Những nhà cao tầng, ngõ phố hẹp và thậm chí cả cống rãnh đều có thể là vị trí ẩn nấp và phóng ra những đòn, thiêu rụi những chiếc xe tăng trị giá hàng triệu USD.Vai trò của "Kẻ hủy diệt" là nó có thể thay thế bộ binh theo chiến thuật truyền thống, mục đích để loại bỏ những tay súng chống tăng này trong chiến trường đô thị, khi độ che khuất gần như là tuyệt đối.Thông thường trên chiến trường, lính bộ binh tiếp cận trận địa đối phương bằng xe chiến đấu bộ binh và xe tăng. Sau đó bộ binh ra khỏi xe và cùng xe tăng tấn công, xe tăng có nhiệm vụ chi viện hỏa lực trực tiếp, tiêu diệt những ụ súng, lô cốt, công sự, vật cản của đối phương.Còn bộ binh có nhiệm vụ quan sát trận địa và tiêu diệt bộ binh chống tăng, cuối cùng chọc thủng hàng phòng ngự của đối phương. Trong quá trình này, xe chiến đấu bộ binh cũng sử dụng súng máy, pháo cỡ nhỏ và tên lửa chống tăng của riêng mình để hỗ trợ hỏa lực.Tuy nhiên, theo chiến thuật này, bộ binh do mất các "công sự di động", đó là những chiếc xe chiến đấu bộ binh, nên phải phơi mình để hứng chịu hỏa lực của đối phương và sẽ bị thương vong nghiêm trọng.Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Hồng quân Liên Xô có thể có thể chịu được thương vong lớn, nhưng ngay từ đầu Chiến tranh Afghanistan (năm 1979), quân đội Liên Xô đã nhận thấy rằng họ không đủ khả năng để hy sinh quân số với số lượng lớn.Số lượng thương vong lớn đã gây ra sự bất mãn nghiêm trọng đối với gia đình binh sĩ, nên khái niệm xe hỗ trợ tăng cũng xuất hiện từ đó. Về phần "Kẻ hủy diệt", Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, nó có thể đóng vai trò của 40 lính bộ binh và 6 xe chiến đấu bộ binh, nhưng trên xe chỉ có 5 người ngồi, và hiệu quả tiết kiệm nhân lực vẫn rất rõ ràng. Video Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT - Nguồn: Russia-1
Trên thực tế, BMPT-72 "Kẻ hủy diệt" đã được phát triển từ 10 năm trước, và nó chưa bao giờ nhận được đơn đặt hàng từ quân đội Nga. Quân đội Nga không từ chối mua, nhưng cũng không bao giờ đặt hàng. Nguyên nhân chính là do thiếu tiền, và cuộc nội chiến Chechnya đã kết thúc, nên không cần đến các loại vũ khí chuyên dụng như vậy.
Hiện nhiều quốc gia vẫn phải đối mặt với chiến tranh đường phố cường độ cao, nên trong 10 năm qua, Nhà máy Ural đã tích cực quảng bá "Kẻ hủy diệt", tích cực phân phát tài liệu và phát video tại các triển lãm quân sự lớn, nhưng Terminator không thu hút được nhiều quân đội quan tâm.
Tuy nhiên, cái gì cũng có ngoại lệ, bắt đầu từ năm 2011, những cảnh quay phù hợp với “Kẻ hủy diệt”, đã xuất hiện ở những địa điểm chỉ cách biên giới Nga vài trăm km, đây là chiến trường Syria. Trong 10 năm qua, các cuộc chiến tàn bạo đã diễn ra tại các thành phố của Syria.
Do mức độ can dự của các cường quốc phương Tây thấp, nên cuộc chiến tại Syria phần lớn sử dụng công nghệ rất thấp. Mặc dù Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Israel đã triển khai một số UAV và vũ khí hiện đại, nhưng đánh giá chung, đây vẫn mang tính chất cuộc xung đột điển hình của thập niên 1970.
Chính vì điều này mang lại cho xe chiến đấu "Kẻ hủy diệt" một không gian tốt, để phát huy được hết sức mạnh. Phía Nga chưa công bố thông tin chi tiết về các hoạt động của "Kẻ hủy diệt" ở Syria; nhưng những hình ảnh đã chứng tỏ, Nga đã đưa "Kẻ hủy diệt" đến chiến trường Syria.
Vào tháng 3/2017, Tổng thống Syria Assad khi đến thăm nơi đóng quân của Quân đội Nga tại Syria, đã xuất hiện một chiếc "Kẻ hủy diệt" sử dụng khung gầm xe tăng T-72. Những mẫu xe mới được giao cho Quân đội Nga sử dụng khung gầm xe tăng T-90 tốt hơn.
Theo lý luận của các nhà quân sự Nga, vị trí của "Kẻ hủy diệt" không phải là xe hỗ trợ bộ binh mà là xe hỗ trợ xe tăng. Nói cách khác, nhiệm vụ chính của nó là loại bỏ mọi loại vũ khí chống tăng, bao gồm cả tên lửa cũng như bệ phóng tên lửa chống tăng, súng chống tăng cá nhân như PRG-7 hoặc vũ khí vác vai tương tự.
Việc triển khai vũ khí chống tăng như vậy trong các thành phố là rất linh hoạt. Những nhà cao tầng, ngõ phố hẹp và thậm chí cả cống rãnh đều có thể là vị trí ẩn nấp và phóng ra những đòn, thiêu rụi những chiếc xe tăng trị giá hàng triệu USD.
Vai trò của "Kẻ hủy diệt" là nó có thể thay thế bộ binh theo chiến thuật truyền thống, mục đích để loại bỏ những tay súng chống tăng này trong chiến trường đô thị, khi độ che khuất gần như là tuyệt đối.
Thông thường trên chiến trường, lính bộ binh tiếp cận trận địa đối phương bằng xe chiến đấu bộ binh và xe tăng. Sau đó bộ binh ra khỏi xe và cùng xe tăng tấn công, xe tăng có nhiệm vụ chi viện hỏa lực trực tiếp, tiêu diệt những ụ súng, lô cốt, công sự, vật cản của đối phương.
Còn bộ binh có nhiệm vụ quan sát trận địa và tiêu diệt bộ binh chống tăng, cuối cùng chọc thủng hàng phòng ngự của đối phương. Trong quá trình này, xe chiến đấu bộ binh cũng sử dụng súng máy, pháo cỡ nhỏ và tên lửa chống tăng của riêng mình để hỗ trợ hỏa lực.
Tuy nhiên, theo chiến thuật này, bộ binh do mất các "công sự di động", đó là những chiếc xe chiến đấu bộ binh, nên phải phơi mình để hứng chịu hỏa lực của đối phương và sẽ bị thương vong nghiêm trọng.
Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Hồng quân Liên Xô có thể có thể chịu được thương vong lớn, nhưng ngay từ đầu Chiến tranh Afghanistan (năm 1979), quân đội Liên Xô đã nhận thấy rằng họ không đủ khả năng để hy sinh quân số với số lượng lớn.
Số lượng thương vong lớn đã gây ra sự bất mãn nghiêm trọng đối với gia đình binh sĩ, nên khái niệm xe hỗ trợ tăng cũng xuất hiện từ đó. Về phần "Kẻ hủy diệt", Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, nó có thể đóng vai trò của 40 lính bộ binh và 6 xe chiến đấu bộ binh, nhưng trên xe chỉ có 5 người ngồi, và hiệu quả tiết kiệm nhân lực vẫn rất rõ ràng.
Video Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT - Nguồn: Russia-1