Bộ Quốc phòng Mỹ đã phân tích một số cuộc xung đột vũ trang gần đây ở Libya, Syria cũng như Karabakh và đi tới kết luận "khả năng của các hệ thống phòng không Nga còn nhiều hạn chế" khi chống lại máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.Theo phía Mỹ, có nhiều bằng chứng cho thấy UAV Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sản xuất đã phá hủy vô số hệ thống tên lửa phòng không Nga, trong khi thực tế ở chiều ngược lại, không có bằng chứng rõ nét về hiệu quả của vũ khí do Moskva sản xuất.Trang Popular Meachanics cho biết: “Để củng cố vị thế của mình, trong những năm gần đây, Quân đội Armenia đã mua các hệ thống radar cảnh báo sớm và tên lửa phòng không đắt tiền từ Nga"."Nhưng trong cuộc chiến Karabakh, những vũ khí này nổi tiếng là không đáng tin cậy trong việc phát hiện UAV tấn công lợi hại của Azerbaijan, vốn nhỏ và cơ động hơn nhiều so với phương tiện bay mà các hệ thống của Nga được thiết kế để ngăn chặn"."Hai loại máy bay không người lái được Azerbaijan sử dụng trên chiến trường bao gồm Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và Harop do Israel sản xuất đã hủy diệt năng lực phòng thủ của Armenia và khiến hàng tỷ USD đầu tư trở nên vô giá trị"."Bayraktar TB2 thường mang tên lửa MAM-L dẫn đường bằng laser để tấn công các mục tiêu, giống như MQ-9 Predator được Mỹ sử dụng tại Afghanistan hoặc Somalia. Mặt khác, Harop hủy diệt đối phương như một phương tiện cảm tử, phát nổ khi va chạm", Popular Mechanics nói rõ.Bất chấp việc Armenia hay Syria thường xuyên công bố bắn hạ hàng chục, thậm chí tới hàng trăm UAV Bayraktar TB2, nhưng hình ảnh "bằng chứng" thường được dùng đi dùng lại.Ngoài ra phải nhắc đến thực tế là số lượng UAV loại này trong biên chế Quân đội Azerbaijan chỉ có vỏn vẹn 12 chiếc, phi đội hầu như còn nguyên vẹn sau trận chiến, thể hiện qua cuộc diễu binh mừng chiến thắng, cho thấy rõ ràng Armenia đã phóng đại chiến tích.Mối quan tâm đặc biệt hiện nay của các chuyên gia quân sự là cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa các hệ thống tên lửa phòng không Nga và máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đang phục vụ trong biên chế Quân đội Ukraine tại chiến trường Donbass.Bất chấp sự hiện diện của nhiều hệ thống phòng không và tác chiến điện tử trong kho vũ khí của ly khai miền Đông, chiếc Bayraktar TB2 của Ukraine vẫn chưa bị phát hiện và bị bắn hạ mặc dù đã thực hiện nhiều phi vụ xuất kích.Đối đầu với một chiếc UAV nhỏ và nhẹ như trên, theo ước tính của giới chức quân sự Nga, sẽ phải triển khai cả một mạng lưới phòng không hoàn chỉnh với đủ khí tài bắt thấp, bắt cao cũng như tên lửa đánh chặn mọi tầm và hướng.Điều này rõ ràng quá phức tạp và cồng kềnh, không tương xứng khi phải đối đầu một phương tiện tác chiến tương đối đơn giản của đối phương, dễ bị phản kích bởi pháo binh hay các hệ thống tên lửa chiến trường.Bên cạnh đó, cũng chưa có gì bảo đảm các tổ hợp phòng không và tác chiến điện tử cồng kềnh nói trên phát huy hiệu quả trong thực tiễn, hay chỉ "lợi hại trên giấy" như màn thể hiện của nhiều vũ khí Nga gần đây.Nhưng có lẽ phải thông qua những cuộc chiến như vậy, các kỹ sư quân sự Nga mới có thể nhìn nhận rõ ưu nhược điểm của vũ khí do mình chế tạo, bởi chiến trường luôn là "người thầy" tốt nhất.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã phân tích một số cuộc xung đột vũ trang gần đây ở Libya, Syria cũng như Karabakh và đi tới kết luận "khả năng của các hệ thống phòng không Nga còn nhiều hạn chế" khi chống lại máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
Theo phía Mỹ, có nhiều bằng chứng cho thấy UAV Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sản xuất đã phá hủy vô số hệ thống tên lửa phòng không Nga, trong khi thực tế ở chiều ngược lại, không có bằng chứng rõ nét về hiệu quả của vũ khí do Moskva sản xuất.
Trang Popular Meachanics cho biết: “Để củng cố vị thế của mình, trong những năm gần đây, Quân đội Armenia đã mua các hệ thống radar cảnh báo sớm và tên lửa phòng không đắt tiền từ Nga".
"Nhưng trong cuộc chiến Karabakh, những vũ khí này nổi tiếng là không đáng tin cậy trong việc phát hiện UAV tấn công lợi hại của Azerbaijan, vốn nhỏ và cơ động hơn nhiều so với phương tiện bay mà các hệ thống của Nga được thiết kế để ngăn chặn".
"Hai loại máy bay không người lái được Azerbaijan sử dụng trên chiến trường bao gồm Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và Harop do Israel sản xuất đã hủy diệt năng lực phòng thủ của Armenia và khiến hàng tỷ USD đầu tư trở nên vô giá trị".
"Bayraktar TB2 thường mang tên lửa MAM-L dẫn đường bằng laser để tấn công các mục tiêu, giống như MQ-9 Predator được Mỹ sử dụng tại Afghanistan hoặc Somalia. Mặt khác, Harop hủy diệt đối phương như một phương tiện cảm tử, phát nổ khi va chạm", Popular Mechanics nói rõ.
Bất chấp việc Armenia hay Syria thường xuyên công bố bắn hạ hàng chục, thậm chí tới hàng trăm UAV Bayraktar TB2, nhưng hình ảnh "bằng chứng" thường được dùng đi dùng lại.
Ngoài ra phải nhắc đến thực tế là số lượng UAV loại này trong biên chế Quân đội Azerbaijan chỉ có vỏn vẹn 12 chiếc, phi đội hầu như còn nguyên vẹn sau trận chiến, thể hiện qua cuộc diễu binh mừng chiến thắng, cho thấy rõ ràng Armenia đã phóng đại chiến tích.
Mối quan tâm đặc biệt hiện nay của các chuyên gia quân sự là cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa các hệ thống tên lửa phòng không Nga và máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đang phục vụ trong biên chế Quân đội Ukraine tại chiến trường Donbass.
Bất chấp sự hiện diện của nhiều hệ thống phòng không và tác chiến điện tử trong kho vũ khí của ly khai miền Đông, chiếc Bayraktar TB2 của Ukraine vẫn chưa bị phát hiện và bị bắn hạ mặc dù đã thực hiện nhiều phi vụ xuất kích.
Đối đầu với một chiếc UAV nhỏ và nhẹ như trên, theo ước tính của giới chức quân sự Nga, sẽ phải triển khai cả một mạng lưới phòng không hoàn chỉnh với đủ khí tài bắt thấp, bắt cao cũng như tên lửa đánh chặn mọi tầm và hướng.
Điều này rõ ràng quá phức tạp và cồng kềnh, không tương xứng khi phải đối đầu một phương tiện tác chiến tương đối đơn giản của đối phương, dễ bị phản kích bởi pháo binh hay các hệ thống tên lửa chiến trường.
Bên cạnh đó, cũng chưa có gì bảo đảm các tổ hợp phòng không và tác chiến điện tử cồng kềnh nói trên phát huy hiệu quả trong thực tiễn, hay chỉ "lợi hại trên giấy" như màn thể hiện của nhiều vũ khí Nga gần đây.
Nhưng có lẽ phải thông qua những cuộc chiến như vậy, các kỹ sư quân sự Nga mới có thể nhìn nhận rõ ưu nhược điểm của vũ khí do mình chế tạo, bởi chiến trường luôn là "người thầy" tốt nhất.