Cây bút Paul Szoldra của Business Insider trong bài phân tích mới đây khẳng định việc sử dụng F-35 ở Afghanistan là một thảm hoạ và tốn kém sau khi chứng kiến màn trình diễn của siêu cơ này tại chiến trường Trung Đông rực lửa. Nguồn ảnh: BI.Theo lời kể của Paul, phi vụ đầu tiên mà F-35 thực hiện tại Afganistan là một phi vụ tấn công cường kích. Cụ thể, chiếc chiến đấu cơ F-35 đã di chuyển một chuyến hành trình khoảng 1800 km từ biển Ả-rập tới mục tiêu và thả xuống hai quả bom vào mục tiêu được chỉ định. Nguồn ảnh: USAF.Hai quả bom này bao gồm một quả GBU-12 và một quả GBU-32 JDAM. Theo cây viết của tờ BI, đây là một cách hoạt động cực kỳ tốn kém và quá "vẽ vời" của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có trong tay rất nhiều loại máy bay "giá rẻ" khác hoàn toàn có thể thực hiện được các nhiệm vụ tương tự. Trong khi đó, việc sử dụng F-35 là quá đắt đỏ với chi phí giờ bay quá lớn và bản thân loại vũ khí được sử dụng cũng có giá thành quá cao. Nguồn ảnh: Fighter.Cụ thể, GBU-12 có giá lên tới 20.000 USD mỗi quả trong khi đó GBU-32 JDAM còn có giá đắt hơn nữa, lên tới hơn 22.000 USD một quả. Nguồn ảnh: Glock.Tính thêm cả chi phí bảo dưỡng và giá giờ bay của F-35, phi vụ ném bom này đã tốn tới gần 100.000 USD tiền thuế của người dân Mỹ. Vậy mục tiêu của phi vụ này có tương xứng với cái giá mà những người đóng thuế ở Mỹ phải trả cho quân đội không? Nguồn ảnh: Nightf.Câu trả lời là không. Mục tiêu của phi vụ không kích đầu tiên mà máy bay thế hệ năm F-35 thực hiện ở Afghanistan chỉ đơn giản là một đống mìn và bom đạn cũ mốc được phiến quân bỏ lại và công binh Mỹ đánh giá là "nguy hiểm khi gỡ bằng tay" nên yêu cầu máy bay ném phi pháo phá huỷ vào vị trí này. Nguồn ảnh: F-35.Cũng theo cây viết này, việc sử dụng các loại vũ khí đắt tiền để chống lại những kẻ thù sử dụng AK-47 và súng phóng lựu RPG cổ lỗ sĩ là điều không cần thiết và quá lãng phí. Điều này thực tế đến từ học thuyết chiến tranh phi đối xứng được Mỹ dựng lên từ thời Chiến tranh Việt Nam và rõ ràng là tới nay, học thuyết này cần được Mỹ nghiên cứu và chỉnh sửa lại. Nguồn ảnh: Jok.Trớ trêu thay, vào cùng ngày vụ không kích gần 100.000 USD kể trên của Mỹ diễn ra, Bộ quốc Phòng Mỹ đã đăng một dòng Twitter đầy quyết tâm, trong đó khẳng định rằng lực lượng này đang "tìm cách tiết kiệm tiền và chi phí trong hoạt động ở mọi khâu". Nguồn ảnh: Depart. Mời độc giả xem Video: F-35 của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công.
Cây bút Paul Szoldra của Business Insider trong bài phân tích mới đây khẳng định việc sử dụng F-35 ở Afghanistan là một thảm hoạ và tốn kém sau khi chứng kiến màn trình diễn của siêu cơ này tại chiến trường Trung Đông rực lửa. Nguồn ảnh: BI.
Theo lời kể của Paul, phi vụ đầu tiên mà F-35 thực hiện tại Afganistan là một phi vụ tấn công cường kích. Cụ thể, chiếc chiến đấu cơ F-35 đã di chuyển một chuyến hành trình khoảng 1800 km từ biển Ả-rập tới mục tiêu và thả xuống hai quả bom vào mục tiêu được chỉ định. Nguồn ảnh: USAF.
Hai quả bom này bao gồm một quả GBU-12 và một quả GBU-32 JDAM. Theo cây viết của tờ BI, đây là một cách hoạt động cực kỳ tốn kém và quá "vẽ vời" của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.
Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có trong tay rất nhiều loại máy bay "giá rẻ" khác hoàn toàn có thể thực hiện được các nhiệm vụ tương tự. Trong khi đó, việc sử dụng F-35 là quá đắt đỏ với chi phí giờ bay quá lớn và bản thân loại vũ khí được sử dụng cũng có giá thành quá cao. Nguồn ảnh: Fighter.
Cụ thể, GBU-12 có giá lên tới 20.000 USD mỗi quả trong khi đó GBU-32 JDAM còn có giá đắt hơn nữa, lên tới hơn 22.000 USD một quả. Nguồn ảnh: Glock.
Tính thêm cả chi phí bảo dưỡng và giá giờ bay của F-35, phi vụ ném bom này đã tốn tới gần 100.000 USD tiền thuế của người dân Mỹ. Vậy mục tiêu của phi vụ này có tương xứng với cái giá mà những người đóng thuế ở Mỹ phải trả cho quân đội không? Nguồn ảnh: Nightf.
Câu trả lời là không. Mục tiêu của phi vụ không kích đầu tiên mà máy bay thế hệ năm F-35 thực hiện ở Afghanistan chỉ đơn giản là một đống mìn và bom đạn cũ mốc được phiến quân bỏ lại và công binh Mỹ đánh giá là "nguy hiểm khi gỡ bằng tay" nên yêu cầu máy bay ném phi pháo phá huỷ vào vị trí này. Nguồn ảnh: F-35.
Cũng theo cây viết này, việc sử dụng các loại vũ khí đắt tiền để chống lại những kẻ thù sử dụng AK-47 và súng phóng lựu RPG cổ lỗ sĩ là điều không cần thiết và quá lãng phí. Điều này thực tế đến từ học thuyết chiến tranh phi đối xứng được Mỹ dựng lên từ thời Chiến tranh Việt Nam và rõ ràng là tới nay, học thuyết này cần được Mỹ nghiên cứu và chỉnh sửa lại. Nguồn ảnh: Jok.
Trớ trêu thay, vào cùng ngày vụ không kích gần 100.000 USD kể trên của Mỹ diễn ra, Bộ quốc Phòng Mỹ đã đăng một dòng Twitter đầy quyết tâm, trong đó khẳng định rằng lực lượng này đang "tìm cách tiết kiệm tiền và chi phí trong hoạt động ở mọi khâu". Nguồn ảnh: Depart.
Mời độc giả xem Video: F-35 của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công.