Về cơ bản, máy bay F-35 của Mỹ có hai chế độ để lựa chọn khi tham chiến. Bao gồm chế độ thứ nhất là chế độ tàng hình. Đúng như tên gọi của nó, ở chế độ này, F-35 sẽ chỉ mang theo vũ khí trong khoang bụng để đảm bảo khả năng tàng hình của mình. Nguồn ảnh: CNN.Chế độ thứ hai hay còn gọi là Beast Mode (tạm dịch là Chế độ Quái thú) nghĩa là khi các chiến đấu cơ F-35 không cần quan tâm tới khả năng tàng hình, nó sẽ mang đầy tải vũ khí và các loại vũ khí nó mang theo sẽ phụ thuộc vào từng nhiệm vụ mà nó thực hiện. Nguồn ảnh: Tube.Cụ thể, ở chế độ tàng hình, khoang chứa vũ khí của F-35 sẽ mang được khá ít vũ khí, tối đa chỉ khoảng 2,2 tấn vũ khí các loại. Tuỳ từng kiểu nhiệm vụ mà số lượng vũ khí này sẽ thay đổi bao gồm 4 tên lửa AIM-120 AMRAAM đối với nhiệm vụ đối không và hai tên lửa AIM-120 AMRAAM cùng 2 bom GBU-31 JDAM đối với nhiệm vụ đối đất. Nguồn ảnh: Flickr.Ở chế độ "Quái thú", chiếc F-35 sẽ treo vũ khí đầy khoang bụng và cả ở sáu giá treo dưới hai cánh của mình. Tổng cộng lượng vũ khí mà F-35 có thể mang theo được ở chế độ "Quái thú" này lên tới khoảng 10 tấn - gấp năm lần ở chế độ tàng hình. Nguồn ảnh: USAF.Ở các nhiệm vụ không đối không trong chế độ Beast Mode , F-35 sẽ mang theo được tới 14 tên lửa không đối không tầm trung loại AIM-120 AMRAAM và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn loại AIM-9X Sidewinder - một số lượng vũ khí cực lớn trong đó, AIM-120 sẽ làm nhiệm vụ đánh chặn, hai tên lửa AIM-9X là dự trữ để tự vệ trên đường F-35 quay về căn cứ. Nguồn ảnh: Defence.Với nhiệm vụ không đối không kết hợp với không đối đất ở chế độ "Quái thú", F-35 sẽ mang theo các loại vũ khí bao gồm 2 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM; sáu bom GBU-31 JDAM mỗi quả nặng 2000 lbs - tương đương hơn 900 kg và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X để tự vệ. Nguồn ảnh: Jane's.Tuy nhiên, kiểu cấu hình vũ khí ở chế độ không đối đất hỗn hợp này của F-35 vẫn chưa được thử nghiệm đầy đủ mà chỉ đang trong quá trình hoàn thiện. Nguồn ảnh: Pinterest.Chỉ duy nhất có cấu hình vũ khí theo kiểu không đối không với 14 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9X là đã được thử nghiệm đầy đủ và thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên có thể khẳng định, giống với các kiểu máy bay khác trong quá khứ, cấu hình vũ khí của F-35 sẽ thay đổi tuỳ theo từng mục đích nhiệm vụ và tuỳ điều kiện thực tế. Cấu hình "tiêu chuẩn" kể trên chỉ để tối ưu hoá khả năng chiến đấu của F-35 ở một mức độ nào đấy và quan trọng nhất là nó sẽ tăng tối đa số lượng vũ khí mà F-35 mang theo được khi cất cánh. Nguồn ảnh: Fighter.Thực tế thì F-35 thậm chí còn được hy vọng sẽ trở thành cường kích thay thế cho cường kích cơ A-10 của Không quân Mỹ - điều này đòi hỏi cấu hình vũ khí của nó phải cực kỳ phong phú để đối đầu với các mục tiêu mặt đất bao gồm cả boong-ke, hầm hào,... Nguồn ảnh: USAF. Mời độc giả xem Video: F-35B cất - hạ cánh trên tàu sân bay.
Về cơ bản, máy bay F-35 của Mỹ có hai chế độ để lựa chọn khi tham chiến. Bao gồm chế độ thứ nhất là chế độ tàng hình. Đúng như tên gọi của nó, ở chế độ này, F-35 sẽ chỉ mang theo vũ khí trong khoang bụng để đảm bảo khả năng tàng hình của mình. Nguồn ảnh: CNN.
Chế độ thứ hai hay còn gọi là Beast Mode (tạm dịch là Chế độ Quái thú) nghĩa là khi các chiến đấu cơ F-35 không cần quan tâm tới khả năng tàng hình, nó sẽ mang đầy tải vũ khí và các loại vũ khí nó mang theo sẽ phụ thuộc vào từng nhiệm vụ mà nó thực hiện. Nguồn ảnh: Tube.
Cụ thể, ở chế độ tàng hình, khoang chứa vũ khí của F-35 sẽ mang được khá ít vũ khí, tối đa chỉ khoảng 2,2 tấn vũ khí các loại. Tuỳ từng kiểu nhiệm vụ mà số lượng vũ khí này sẽ thay đổi bao gồm 4 tên lửa AIM-120 AMRAAM đối với nhiệm vụ đối không và hai tên lửa AIM-120 AMRAAM cùng 2 bom GBU-31 JDAM đối với nhiệm vụ đối đất. Nguồn ảnh: Flickr.
Ở chế độ "Quái thú", chiếc F-35 sẽ treo vũ khí đầy khoang bụng và cả ở sáu giá treo dưới hai cánh của mình. Tổng cộng lượng vũ khí mà F-35 có thể mang theo được ở chế độ "Quái thú" này lên tới khoảng 10 tấn - gấp năm lần ở chế độ tàng hình. Nguồn ảnh: USAF.
Ở các nhiệm vụ không đối không trong chế độ Beast Mode , F-35 sẽ mang theo được tới 14 tên lửa không đối không tầm trung loại AIM-120 AMRAAM và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn loại AIM-9X Sidewinder - một số lượng vũ khí cực lớn trong đó, AIM-120 sẽ làm nhiệm vụ đánh chặn, hai tên lửa AIM-9X là dự trữ để tự vệ trên đường F-35 quay về căn cứ. Nguồn ảnh: Defence.
Với nhiệm vụ không đối không kết hợp với không đối đất ở chế độ "Quái thú", F-35 sẽ mang theo các loại vũ khí bao gồm 2 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM; sáu bom GBU-31 JDAM mỗi quả nặng 2000 lbs - tương đương hơn 900 kg và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X để tự vệ. Nguồn ảnh: Jane's.
Tuy nhiên, kiểu cấu hình vũ khí ở chế độ không đối đất hỗn hợp này của F-35 vẫn chưa được thử nghiệm đầy đủ mà chỉ đang trong quá trình hoàn thiện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chỉ duy nhất có cấu hình vũ khí theo kiểu không đối không với 14 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9X là đã được thử nghiệm đầy đủ và thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên có thể khẳng định, giống với các kiểu máy bay khác trong quá khứ, cấu hình vũ khí của F-35 sẽ thay đổi tuỳ theo từng mục đích nhiệm vụ và tuỳ điều kiện thực tế. Cấu hình "tiêu chuẩn" kể trên chỉ để tối ưu hoá khả năng chiến đấu của F-35 ở một mức độ nào đấy và quan trọng nhất là nó sẽ tăng tối đa số lượng vũ khí mà F-35 mang theo được khi cất cánh. Nguồn ảnh: Fighter.
Thực tế thì F-35 thậm chí còn được hy vọng sẽ trở thành cường kích thay thế cho cường kích cơ A-10 của Không quân Mỹ - điều này đòi hỏi cấu hình vũ khí của nó phải cực kỳ phong phú để đối đầu với các mục tiêu mặt đất bao gồm cả boong-ke, hầm hào,... Nguồn ảnh: USAF.
Mời độc giả xem Video: F-35B cất - hạ cánh trên tàu sân bay.