Theo trang tin Army Recognition, ngay sau khi kết thúc chiến dịch không kích Syria, Tập đoàn quốc phòng Raytheon đã được Lầu Năm Góc trao cho hợp đồng trị giá hơn 143 triệu USD cung cấp 100 tên lửa hành trình Tomahawk mới cho Hải quân Mỹ với thời hạn bàn giao trong năm 2020. Nguồn ảnh: seaforces.org.Hợp đồng này trên thực tế đã được giới quan sát tiên liệu từ trước khi Mỹ rục rịch chuẩn bị cho một chiến dịch không kích quy mô vào Syria, còn Raytheon trong những năm trở lại gần đây là công ty cung cấp các tên lửa Tomahawk chính cho Quân đội Mỹ. Trong năm 2016, Lầu Năm Góc cũng từng trao cho Raytheon hợp đồng cung cấp 149 tên lửa Tomahawk Block IV trị giá khoảng 202 triệu USD. Nguồn ảnh: seaforces.org.Dù không phải là công ty chế tạo ra Tomahawk nhưng Raytheon lại nằm trong chuỗi các công ty được phép sản xuất dòng tên lửa hành trình này. Do đó việc Raytheon dành được hợp đồng trên là điều khá dễ hiểu. Được biết hiện tại ở Mỹ có tới ba công ty được phép sản xuất Tomahawk gồm McDonnell Douglas (công ty con của Boeing), General Dynamics và Raytheon. Nguồn ảnh: seaforces.org.Mặc dù tiếp tục được Hải quân Mỹ tin dùng nhưng Tomahawk đang phải đối mặt với tương lai không mấy sáng sủa sau thành tích chiến đấu tệ hại tại Syria, với tỉ lệ tên lửa bị lỗi cũng như bị bắn hạ cao nhất trong lịch sử phục vụ của dòng tên lửa hành trình này. Và trong tình cảnh này các công ty sản xuất Tomahawk bắt buộc phải cải tiến sản phẩm của mình hoặc đưa ra một giải pháp khác thay thế trước khi Lầu Năm Góc có những động thái đầu tiên. Nguồn ảnh: seaforces.org.Được biết, General Dynamics là nhà thầu chính trong chương trình phát triển Tomahawk trong đầu những năm 1970, nhằm thỏa mãn yêu cầu của Lầu Năm Góc về một loại tên lửa tấn cống chiến thuật lẫn chiến lược tầm xa có thể triển khai trên nhiều nền tảng phóng và có độ tin cậy cao. Nguồn ảnh: seaforces.org.Ngay từ khi xuất hiện Tomahawk đã được lòng các tướng lĩnh Lầu Năm Góc về những gì mà nó có thể làm được nhưng qua thời gian dòng tên lửa này đang dần mất đi danh hiệu “sứ giả chiến tranh” của mình trước các biện pháp áp chế từ chính kẻ thù, mặt khác độ tin cậy của Tomahawk đang giảm dần theo thời gian với tỉ lệ lỗi cao ngất ngưỡng. Nguồn ảnh: seaforces.org.Chính vì lý do này mà từ tháng 10/2015, Raytheon đã công bố chương trình nâng cấp Tomahawk nhằm cải thiện và nâng cao độ tin cậy cho loại tên lửa này. Theo đó biến thể tên lửa mới được trang bị một camera độ phân giải cao cung cấp các hình ảnh trinh sát về hành trình bay cũng như mục tiêu của tên lửa về trung tâm chỉ huy tác chiến theo thời gian thực cho phép người chỉ huy đưa ra các nhận định chính xác nhất về mục tiêu. Nguồn ảnh: seaforces.org.Đến đầu năm 2016, Tomahawk tiếp tục được nâng cấp và lần này là về loại nhiêu liệu tên lửa được sử dụng cho động cơ phản lực Williams F107 mà nó được trang bị, mẫu nhiên liệu mới có tên JP-10 cho phép Williams F107 cải thiện hiệu suất hoạt động của mình. Mặt khác nó còn biến Tomahawk thành một quả “bom Napan” với các mục tiêu tầm gần. Nguồn ảnh: seaforces.org.Kể từ đầu những năm 1980 cho tới nay, tên lửa hành trình Tomahawk luôn được xem như là “sứ giả chiến tranh” của nước Mỹ khi nó là vũ khí đầu tiên được sử dụng trong các chiến dịch quân sự quy mô của Washington ở nước ngoài. Mà điển hình nhất trong số đó là cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Nguồn ảnh: seaforces.org.Mỗi tên lửa Tomahawk có trọng lượng chiến đấu vào khoảng 1.3 tấn và chiều dài 5,56 m, Tomahawk mang được đầu đạn nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80. Tên lửa Tomahawk dù có tầm bắn lên tới 2.500km với hành trình cận âm 880km/h, Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. Nguồn ảnh: seaforces.org.Tên lửa hành trình có cánh này có thể được phóng từ các phương tiện mang trên biển, trên không và trên mặt đất. Tên lửa được thiết kế theo mẫu máy bay cánh đơn - thân tên lửa là ống trụ tròn, hai cánh chính có thể gấp lại và được lắp ở trọng tâm tên lửa và bốn cánh ổn định đuôi hình chữ thập. Nguồn ảnh: seaforces.org.Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng vô tuyến. Để giảm độ phản xạ hiệu dụng, trên thân tên lửa, cánh tên lửa và bộ cánh ổn định đuôi được sơn phủ bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radar. Nguồn ảnh: seaforces.org.Mặc dù là một mẫu vũ khí tấn công chiến thuật như giá thành của Tomahawk cũng không hề rẻ với đơn giá lên đến 1.4 triệu USD cho mỗi tên lửa biến thể Block IV, và trong chiến dịch không kích Syria trong đêm 14/4 Hải quân Mỹ ước tính đã tiêu tốn hơn 90 triệu USD cho hơn 80 tên lửa Tomahawk được sử dụng. Nguồn ảnh: seaforces.org.Dù vậy những gì mà Tomahawk có thể làm được trong chiến dịch không kích này lại không hề tương xứng với những gì mà người Mỹ đã bỏ ra cho nó, nhất là khi số Tomahawk bị bắn hạ và gặp lỗi kỹ thuật cực kỳ cao trong khi đó các mục tiêu mà chúng tiêu diệt được lại kỳ cực khiêm tốn. Nguồn ảnh: seaforces.org.Mời độc giả xem video: Bên trong nhà máy sản xuất tên lửa Tomahawk cho Quân đội Mỹ. (nguồn CNN)
Theo trang tin Army Recognition, ngay sau khi kết thúc chiến dịch không kích Syria, Tập đoàn quốc phòng Raytheon đã được Lầu Năm Góc trao cho hợp đồng trị giá hơn 143 triệu USD cung cấp 100 tên lửa hành trình Tomahawk mới cho Hải quân Mỹ với thời hạn bàn giao trong năm 2020. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Hợp đồng này trên thực tế đã được giới quan sát tiên liệu từ trước khi Mỹ rục rịch chuẩn bị cho một chiến dịch không kích quy mô vào Syria, còn Raytheon trong những năm trở lại gần đây là công ty cung cấp các tên lửa Tomahawk chính cho Quân đội Mỹ. Trong năm 2016, Lầu Năm Góc cũng từng trao cho Raytheon hợp đồng cung cấp 149 tên lửa Tomahawk Block IV trị giá khoảng 202 triệu USD. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Dù không phải là công ty chế tạo ra Tomahawk nhưng Raytheon lại nằm trong chuỗi các công ty được phép sản xuất dòng tên lửa hành trình này. Do đó việc Raytheon dành được hợp đồng trên là điều khá dễ hiểu. Được biết hiện tại ở Mỹ có tới ba công ty được phép sản xuất Tomahawk gồm McDonnell Douglas (công ty con của Boeing), General Dynamics và Raytheon. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Mặc dù tiếp tục được Hải quân Mỹ tin dùng nhưng Tomahawk đang phải đối mặt với tương lai không mấy sáng sủa sau thành tích chiến đấu tệ hại tại Syria, với tỉ lệ tên lửa bị lỗi cũng như bị bắn hạ cao nhất trong lịch sử phục vụ của dòng tên lửa hành trình này. Và trong tình cảnh này các công ty sản xuất Tomahawk bắt buộc phải cải tiến sản phẩm của mình hoặc đưa ra một giải pháp khác thay thế trước khi Lầu Năm Góc có những động thái đầu tiên. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Được biết, General Dynamics là nhà thầu chính trong chương trình phát triển Tomahawk trong đầu những năm 1970, nhằm thỏa mãn yêu cầu của Lầu Năm Góc về một loại tên lửa tấn cống chiến thuật lẫn chiến lược tầm xa có thể triển khai trên nhiều nền tảng phóng và có độ tin cậy cao. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Ngay từ khi xuất hiện Tomahawk đã được lòng các tướng lĩnh Lầu Năm Góc về những gì mà nó có thể làm được nhưng qua thời gian dòng tên lửa này đang dần mất đi danh hiệu “sứ giả chiến tranh” của mình trước các biện pháp áp chế từ chính kẻ thù, mặt khác độ tin cậy của Tomahawk đang giảm dần theo thời gian với tỉ lệ lỗi cao ngất ngưỡng. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Chính vì lý do này mà từ tháng 10/2015, Raytheon đã công bố chương trình nâng cấp Tomahawk nhằm cải thiện và nâng cao độ tin cậy cho loại tên lửa này. Theo đó biến thể tên lửa mới được trang bị một camera độ phân giải cao cung cấp các hình ảnh trinh sát về hành trình bay cũng như mục tiêu của tên lửa về trung tâm chỉ huy tác chiến theo thời gian thực cho phép người chỉ huy đưa ra các nhận định chính xác nhất về mục tiêu. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Đến đầu năm 2016, Tomahawk tiếp tục được nâng cấp và lần này là về loại nhiêu liệu tên lửa được sử dụng cho động cơ phản lực Williams F107 mà nó được trang bị, mẫu nhiên liệu mới có tên JP-10 cho phép Williams F107 cải thiện hiệu suất hoạt động của mình. Mặt khác nó còn biến Tomahawk thành một quả “bom Napan” với các mục tiêu tầm gần. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Kể từ đầu những năm 1980 cho tới nay, tên lửa hành trình Tomahawk luôn được xem như là “sứ giả chiến tranh” của nước Mỹ khi nó là vũ khí đầu tiên được sử dụng trong các chiến dịch quân sự quy mô của Washington ở nước ngoài. Mà điển hình nhất trong số đó là cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Mỗi tên lửa Tomahawk có trọng lượng chiến đấu vào khoảng 1.3 tấn và chiều dài 5,56 m, Tomahawk mang được đầu đạn nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80. Tên lửa Tomahawk dù có tầm bắn lên tới 2.500km với hành trình cận âm 880km/h, Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Tên lửa hành trình có cánh này có thể được phóng từ các phương tiện mang trên biển, trên không và trên mặt đất. Tên lửa được thiết kế theo mẫu máy bay cánh đơn - thân tên lửa là ống trụ tròn, hai cánh chính có thể gấp lại và được lắp ở trọng tâm tên lửa và bốn cánh ổn định đuôi hình chữ thập. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng vô tuyến. Để giảm độ phản xạ hiệu dụng, trên thân tên lửa, cánh tên lửa và bộ cánh ổn định đuôi được sơn phủ bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radar. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Mặc dù là một mẫu vũ khí tấn công chiến thuật như giá thành của Tomahawk cũng không hề rẻ với đơn giá lên đến 1.4 triệu USD cho mỗi tên lửa biến thể Block IV, và trong chiến dịch không kích Syria trong đêm 14/4 Hải quân Mỹ ước tính đã tiêu tốn hơn 90 triệu USD cho hơn 80 tên lửa Tomahawk được sử dụng. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Dù vậy những gì mà Tomahawk có thể làm được trong chiến dịch không kích này lại không hề tương xứng với những gì mà người Mỹ đã bỏ ra cho nó, nhất là khi số Tomahawk bị bắn hạ và gặp lỗi kỹ thuật cực kỳ cao trong khi đó các mục tiêu mà chúng tiêu diệt được lại kỳ cực khiêm tốn. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Mời độc giả xem video: Bên trong nhà máy sản xuất tên lửa Tomahawk cho Quân đội Mỹ. (nguồn CNN)