Trang Avia-pro cho biết, binh sĩ Nga - những người đang ở trên lãnh thổ Armenia trong các căn cứ quân sự đã bị bao vây và không thể rời khỏi quốc gia này.Nguyên nhân là do Gruzia, Azerbaijan và mới nhất là Thổ Nhĩ Kỳ cấm máy bay Nga xâm nhập không phận của họ, và theo các thông báo chưa được xác nhận cho đến nay, đường biển qua các nước này cũng đã bị đóng cửa.Ba quốc gia trên có thể đã đưa ra quyết định đóng cửa biên giới đối với máy bay Nga trong bối cảnh xung đột quân sự quy mô lớn giữa Armenia và Azerbaijan.Điều này theo nhận định sẽ hạn chế sự hỗ trợ của Nga đối với đồng minh, ngay cả khi Armenia quay sang đề nghị các nước thuộc Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO can thiệp để được giúp đỡ.Hơn nữa binh sĩ Nga ở trong căn cứ trên lãnh thổ Armenia cũng nhận thấy mình bị cô lập hoàn toàn, đặc biệt khi các hoạt động quân sự sẽ gây ra mối đe dọa đến tính mạng của quân nhân Nga cũng như sự an toàn của các cơ sở quân sự Nga trên đất Armenia.Hiện tại tình hình đang trở nên vô cùng nghiêm trọng, cụ thể là Armenia bị thiệt hại đáng kể về phương tiện phòng không, còn Azerbaijan - theo Bộ Quốc phòng Armenia, mất khoảng 30 xe tăng, 4 trực thăng và nhiều máy bay không người lái (UAV).Trong diễn biến mới nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức can thiệp vào cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan khi tiến hành không kích trong đất Armenia bằng cách sử dụng máy bay chiến đấu F-16.Theo dữ liệu sơ bộ, tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai từ không phận của Azerbaijan, có nghĩa là các máy bay chiến đấu đã được vận chuyển qua bầu trời Gruzia hoặc nước láng giềng Iran.Bộ Quốc phòng Armenia đã xác nhận việc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã tham chiến, đây là bước đi leo thang cực kỳ đáng báo động bởi trước đó chỉ ghi nhận UAV Bayraktar TB2 tham gia trinh sát mà thôi.Điều này có nghĩa là giờ đây ngoài việc tích cực giám sát không phận Azerbaijan, các hệ thống phòng không Armenia sẽ phải để mắt đến cả bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ ở khoảng cách 50 km tính từ biên giới, do tiêm kích F-16 của Ankara không có tên lửa không đối đất tầm xa.Trong lúc này Armenia đã đưa tiêm kích Su-30SM của mình tới khu vực giao tranh, nhưng chúng vẫn chỉ được sử dụng để giám sát không phận và chưa thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa.Mặc dù vậy Bộ Quốc phòng Armenia không loại trừ khả năng điều này sớm diễn ra, nếu tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ can dự sâu hơn nữa vào cuộc xung đột này.Hiện tại Armenia có một số lượng khá lớn các hệ thống phòng không tối tân trong biên chế, và chính vì lý do đó mà việc tham gia tích cực của lực lượng không quân Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được lên kế hoạch.Trong cuộc chiến nói trên, những phương thức tác chiến mới đặc biệt là việc sử dụng UAV vũ trang đang được các cường quốc quân sự theo dõi sát sao nhằm đưa ra các điều chỉnh đối với vũ khí và xây dựng chiến thuật cho mình.
Trang Avia-pro cho biết, binh sĩ Nga - những người đang ở trên lãnh thổ Armenia trong các căn cứ quân sự đã bị bao vây và không thể rời khỏi quốc gia này.
Nguyên nhân là do Gruzia, Azerbaijan và mới nhất là Thổ Nhĩ Kỳ cấm máy bay Nga xâm nhập không phận của họ, và theo các thông báo chưa được xác nhận cho đến nay, đường biển qua các nước này cũng đã bị đóng cửa.
Ba quốc gia trên có thể đã đưa ra quyết định đóng cửa biên giới đối với máy bay Nga trong bối cảnh xung đột quân sự quy mô lớn giữa Armenia và Azerbaijan.
Điều này theo nhận định sẽ hạn chế sự hỗ trợ của Nga đối với đồng minh, ngay cả khi Armenia quay sang đề nghị các nước thuộc Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO can thiệp để được giúp đỡ.
Hơn nữa binh sĩ Nga ở trong căn cứ trên lãnh thổ Armenia cũng nhận thấy mình bị cô lập hoàn toàn, đặc biệt khi các hoạt động quân sự sẽ gây ra mối đe dọa đến tính mạng của quân nhân Nga cũng như sự an toàn của các cơ sở quân sự Nga trên đất Armenia.
Hiện tại tình hình đang trở nên vô cùng nghiêm trọng, cụ thể là Armenia bị thiệt hại đáng kể về phương tiện phòng không, còn Azerbaijan - theo Bộ Quốc phòng Armenia, mất khoảng 30 xe tăng, 4 trực thăng và nhiều máy bay không người lái (UAV).
Trong diễn biến mới nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức can thiệp vào cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan khi tiến hành không kích trong đất Armenia bằng cách sử dụng máy bay chiến đấu F-16.
Theo dữ liệu sơ bộ, tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai từ không phận của Azerbaijan, có nghĩa là các máy bay chiến đấu đã được vận chuyển qua bầu trời Gruzia hoặc nước láng giềng Iran.
Bộ Quốc phòng Armenia đã xác nhận việc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã tham chiến, đây là bước đi leo thang cực kỳ đáng báo động bởi trước đó chỉ ghi nhận UAV Bayraktar TB2 tham gia trinh sát mà thôi.
Điều này có nghĩa là giờ đây ngoài việc tích cực giám sát không phận Azerbaijan, các hệ thống phòng không Armenia sẽ phải để mắt đến cả bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ ở khoảng cách 50 km tính từ biên giới, do tiêm kích F-16 của Ankara không có tên lửa không đối đất tầm xa.
Trong lúc này Armenia đã đưa tiêm kích Su-30SM của mình tới khu vực giao tranh, nhưng chúng vẫn chỉ được sử dụng để giám sát không phận và chưa thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa.
Mặc dù vậy Bộ Quốc phòng Armenia không loại trừ khả năng điều này sớm diễn ra, nếu tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ can dự sâu hơn nữa vào cuộc xung đột này.
Hiện tại Armenia có một số lượng khá lớn các hệ thống phòng không tối tân trong biên chế, và chính vì lý do đó mà việc tham gia tích cực của lực lượng không quân Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được lên kế hoạch.
Trong cuộc chiến nói trên, những phương thức tác chiến mới đặc biệt là việc sử dụng UAV vũ trang đang được các cường quốc quân sự theo dõi sát sao nhằm đưa ra các điều chỉnh đối với vũ khí và xây dựng chiến thuật cho mình.