Truyền thông Nga vừa đăng tải thông tin trích tuyên bố của Azerbaijan và cho biết, trong thời gian 44 ngày diễn ra xung đột với phía Armenia kéo dài từ hôm 27/9 tới hôm 9/11, Không quân Azerbaijan đã thực hiện 600 phi vụ. Nguồn ảnh: BMDP.Loại máy bay được phía Azerbaijan sử dụng nhiều nhất trong các phi vụ xuất kích này là cường kích cơ Su-25. Điều đáng nói là trong suốt 600 phi vụ này, chỉ duy nhất một chiếc Su-25 của Azerbaijan bị hạ hôm 4/10 vừa rồi. Nguồn ảnh: BMDP.Chiếc Su-25 của Azerbaijan bị bắn hạ ở khu vực Jebrail hôm 4/10 bởi tên lửa phòng không của quân đội Armenia. Phi công trên chiếc máy bay là Đại tá Saur Nudiraliev đã hy sinh trong vụ việc. Nguồn ảnh: BMDP.Tuy nhiên thông tin này chỉ được phía Azerbaijan xác nhận cách đây ít ngày - nghĩa là hơn hai tháng sau khi vụ việc kết thúc. Trước đó phía Armenia cũng đã cung cấp những hình ảnh bằng chứng về việc bắn hạ cường kích cơ Su-25 của Azerbaijan. Nguồn ảnh: BMDP.Cường kích Su-25 do Liên Xô sản xuất là một trong số ít những loại cường kích cơ đúng nghĩa ở thời điểm hiện tại. Su-25 ra đời từ năm 1978 nhưng tới nay vẫn tiếp tục được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: BMDP.Loại cường kích này chỉ có một ghế lái duy nhất, máy bay có chiều dài 15,53 mét, sải cánh rộng 14,36 mét và có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 19300 kg. Nguồn ảnh: BMDP.Tốc độ tối đa của cường kích cơ Su-25 chỉ khoảng 975 km/h và bán kính chiến đấu khoảng 750 km. Tuy nhiên do nhiệm vụ chính của loại máy bay này là tấn công mặt đất nên khả năng cơ động nhanh ở tốc độ cao là thực sự không cần thiết. Nguồn ảnh: BMDP.Giống như cường kích cơ A-10 của Mỹ, vũ khí chính của Su-25 cũng là một khẩu pháo tự động 30mm. Tuy nhiên khẩu pháo của Su-25 lại là pháo tự động hai nòng, cung cấp hỏa lực cực kỳ dày đặc. Nguồn ảnh: BMDP.Ngoài ra, cường kích cơ này còn có 11 giá treo cứng dưới hai bên cánh và bụng, cho phép nó có khả năng mang theo tối đa 4,4 tấn vũ khí các loại bao gồm bom, tên lửa hoặc thùng nhiên liệu phụ. Nguồn ảnh: BMDP.Không chỉ xuất hiện trong xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, cường kích cơ Su-25 cũng đã có màn thể hiện rất tốt cùng Nga ở chiến trường Syria trước đó. Nguồn ảnh: BMDP.Hiện nay, trên thế giới đang có khoảng 20 quốc gia trải dài từ châu Á, châu Âu cho tới châu Phi, châu Mỹ đều sử dụng loại vũ khí này trong biên chế chính thức của mình. Nguồn ảnh: BMDP.Tuy nhiên ở khu vực Đông Nam Á hiện tại lại không có một quốc gia nào sở hữu Su-25 trong biên chế. Nguồn ảnh: BMDP. Cường kích cơ Su-25 của Nga bay huấn luyện bắn đạn thật.
Truyền thông Nga vừa đăng tải thông tin trích tuyên bố của Azerbaijan và cho biết, trong thời gian 44 ngày diễn ra xung đột với phía Armenia kéo dài từ hôm 27/9 tới hôm 9/11, Không quân Azerbaijan đã thực hiện 600 phi vụ. Nguồn ảnh: BMDP.
Loại máy bay được phía Azerbaijan sử dụng nhiều nhất trong các phi vụ xuất kích này là cường kích cơ Su-25. Điều đáng nói là trong suốt 600 phi vụ này, chỉ duy nhất một chiếc Su-25 của Azerbaijan bị hạ hôm 4/10 vừa rồi. Nguồn ảnh: BMDP.
Chiếc Su-25 của Azerbaijan bị bắn hạ ở khu vực Jebrail hôm 4/10 bởi tên lửa phòng không của quân đội Armenia. Phi công trên chiếc máy bay là Đại tá Saur Nudiraliev đã hy sinh trong vụ việc. Nguồn ảnh: BMDP.
Tuy nhiên thông tin này chỉ được phía Azerbaijan xác nhận cách đây ít ngày - nghĩa là hơn hai tháng sau khi vụ việc kết thúc. Trước đó phía Armenia cũng đã cung cấp những hình ảnh bằng chứng về việc bắn hạ cường kích cơ Su-25 của Azerbaijan. Nguồn ảnh: BMDP.
Cường kích Su-25 do Liên Xô sản xuất là một trong số ít những loại cường kích cơ đúng nghĩa ở thời điểm hiện tại. Su-25 ra đời từ năm 1978 nhưng tới nay vẫn tiếp tục được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: BMDP.
Loại cường kích này chỉ có một ghế lái duy nhất, máy bay có chiều dài 15,53 mét, sải cánh rộng 14,36 mét và có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 19300 kg. Nguồn ảnh: BMDP.
Tốc độ tối đa của cường kích cơ Su-25 chỉ khoảng 975 km/h và bán kính chiến đấu khoảng 750 km. Tuy nhiên do nhiệm vụ chính của loại máy bay này là tấn công mặt đất nên khả năng cơ động nhanh ở tốc độ cao là thực sự không cần thiết. Nguồn ảnh: BMDP.
Giống như cường kích cơ A-10 của Mỹ, vũ khí chính của Su-25 cũng là một khẩu pháo tự động 30mm. Tuy nhiên khẩu pháo của Su-25 lại là pháo tự động hai nòng, cung cấp hỏa lực cực kỳ dày đặc. Nguồn ảnh: BMDP.
Ngoài ra, cường kích cơ này còn có 11 giá treo cứng dưới hai bên cánh và bụng, cho phép nó có khả năng mang theo tối đa 4,4 tấn vũ khí các loại bao gồm bom, tên lửa hoặc thùng nhiên liệu phụ. Nguồn ảnh: BMDP.
Không chỉ xuất hiện trong xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, cường kích cơ Su-25 cũng đã có màn thể hiện rất tốt cùng Nga ở chiến trường Syria trước đó. Nguồn ảnh: BMDP.
Hiện nay, trên thế giới đang có khoảng 20 quốc gia trải dài từ châu Á, châu Âu cho tới châu Phi, châu Mỹ đều sử dụng loại vũ khí này trong biên chế chính thức của mình. Nguồn ảnh: BMDP.
Tuy nhiên ở khu vực Đông Nam Á hiện tại lại không có một quốc gia nào sở hữu Su-25 trong biên chế. Nguồn ảnh: BMDP.
Cường kích cơ Su-25 của Nga bay huấn luyện bắn đạn thật.