Mới đây một đại diện của quân đội Nagorno-Karabakh thừa nhận rằng họ buộc phải thực hiện "cuộc rút lui chiến thuật", nhường lại vài ngôi làng cho Baku: "Ở một số khu vực, chúng tôi đã rút quân để tránh thương vong không đáng có".Rõ ràng tình hình khá nghiêm trọng. Tại Yerevan, Thủ tướng Nikol Pashinyan buộc phải tuyên bố áp dụng thiết quân luật và động viên những quân nhân vừa xuất ngũ trở lại quân đội Armenia.Vị nguyên thủ quốc gia này kêu gọi ngăn chặn một cuộc diệt chủng khác tại Armenia. Tất cả điều đó cho thấy khả năng cuộc xung đột vũ trang đã sang một giai đoạn cao hơn.Theo thông kê, quân đội Azerbaijan có quân số khoảng 75 nghìn người, trong khi do vừa được huy động, thực tế quy mô đã lên tới 85 nghìn người.Yerevan chỉ có 42 nghìn lính, tức là bằng một nửa. Ngoài ra, Nagorno-Karabakh còn có lực lượng vũ trang riêng với quân số 20 nghìn người và cũng có 20 nghìn quân dự bị động viên khác.Về mặt lý thuyết, lực lượng tổng hợp của Yerevan và Stepanakert có thể tương đương với quân đội Azerbaijan. Nhưng ngay cả như vậy thì mọi thứ cũng không dễ dàng.Thổ Nhĩ Kỳ công khai đứng sau lưng Azerbaijan. Ankara và Tel Aviv đã trang bị cho Baku những loại vũ khí hiện đại nhất, về mặt khách quan, điều này khiến quân đội Azerbaijan trở nên mạnh nhất khu vực.Quân sự, kinh tế và tiềm năng huy động của liên minh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan sẽ không để lại cơ hội cho Armenia và Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng có thể trụ vững nếu cuộc đối đầu kéo dài. Yerevan sẽ là người đầu tiên hết tài nguyên.Rõ ràng là các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện trên bầu trời Nagorno-Karabakh để gây sức ép tâm lý lên đối phương.Nga có thể thay đổi sự liên kết bằng cách đứng về phía Armenia. Nhưng vì một số lý do, Điện Kremlin sẽ không làm điều này. Lý do là bởi lãnh thổ Nagorno-Karabakh vẫn một phần hợp pháp của Azerbaijan.Moskva rõ ràng không có lý do gì để can dự vào cuộc xung đột này, và tất cả những gì Yerevan thực sự có thể mong đợi chỉ là nguồn cung cấp vũ khí mà thôi.Tuy nhiên theo giới phân tích, chính sách đó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân Nga, nhất là khi Tổng thống Aliyev tuyên bố rằng chiến tranh chỉ kết thúc khi giành lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh.Chúng ta hãy nhớ lại rằng lực lượng vũ trang Nagorno-Karabakh có quy mô 20 nghìn người. Họ sẽ không rời đi tự nguyện, điều này sẽ chỉ xảy ra do một thất bại quân sự hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ đi đâu tiếp theo?Họ sẽ đến Armenia? Hoàn toàn có thể nhưng thậm chí còn tiến xa hơn nữa đó là đến Nga, cụ thể là vùng lãnh thổ Krasnodar hay vùng Rostov...Đây là hàng nghìn người đã chiến đấu, có trình độ quân sự và quan trọng là đang giận dữ. Không khó để tưởng tượng tình hình tội phạm ở miền Nam nước Nga và khắp cả nước sẽ phức tạp như thế nào nếu điều đó xảy ra.Chính vì vậy, theo các chuyên gia, Nga cần có biện pháp canh phòng chặt chẽ biên giới của mình, hoặc ngăn chặn từ xa bằng cách giữ không cho Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng sụp đổ.
Mới đây một đại diện của quân đội Nagorno-Karabakh thừa nhận rằng họ buộc phải thực hiện "cuộc rút lui chiến thuật", nhường lại vài ngôi làng cho Baku: "Ở một số khu vực, chúng tôi đã rút quân để tránh thương vong không đáng có".
Rõ ràng tình hình khá nghiêm trọng. Tại Yerevan, Thủ tướng Nikol Pashinyan buộc phải tuyên bố áp dụng thiết quân luật và động viên những quân nhân vừa xuất ngũ trở lại quân đội Armenia.
Vị nguyên thủ quốc gia này kêu gọi ngăn chặn một cuộc diệt chủng khác tại Armenia. Tất cả điều đó cho thấy khả năng cuộc xung đột vũ trang đã sang một giai đoạn cao hơn.
Theo thông kê, quân đội Azerbaijan có quân số khoảng 75 nghìn người, trong khi do vừa được huy động, thực tế quy mô đã lên tới 85 nghìn người.
Yerevan chỉ có 42 nghìn lính, tức là bằng một nửa. Ngoài ra, Nagorno-Karabakh còn có lực lượng vũ trang riêng với quân số 20 nghìn người và cũng có 20 nghìn quân dự bị động viên khác.
Về mặt lý thuyết, lực lượng tổng hợp của Yerevan và Stepanakert có thể tương đương với quân đội Azerbaijan. Nhưng ngay cả như vậy thì mọi thứ cũng không dễ dàng.
Thổ Nhĩ Kỳ công khai đứng sau lưng Azerbaijan. Ankara và Tel Aviv đã trang bị cho Baku những loại vũ khí hiện đại nhất, về mặt khách quan, điều này khiến quân đội Azerbaijan trở nên mạnh nhất khu vực.
Quân sự, kinh tế và tiềm năng huy động của liên minh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan sẽ không để lại cơ hội cho Armenia và Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng có thể trụ vững nếu cuộc đối đầu kéo dài. Yerevan sẽ là người đầu tiên hết tài nguyên.
Rõ ràng là các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện trên bầu trời Nagorno-Karabakh để gây sức ép tâm lý lên đối phương.
Nga có thể thay đổi sự liên kết bằng cách đứng về phía Armenia. Nhưng vì một số lý do, Điện Kremlin sẽ không làm điều này. Lý do là bởi lãnh thổ Nagorno-Karabakh vẫn một phần hợp pháp của Azerbaijan.
Moskva rõ ràng không có lý do gì để can dự vào cuộc xung đột này, và tất cả những gì Yerevan thực sự có thể mong đợi chỉ là nguồn cung cấp vũ khí mà thôi.
Tuy nhiên theo giới phân tích, chính sách đó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân Nga, nhất là khi Tổng thống Aliyev tuyên bố rằng chiến tranh chỉ kết thúc khi giành lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh.
Chúng ta hãy nhớ lại rằng lực lượng vũ trang Nagorno-Karabakh có quy mô 20 nghìn người. Họ sẽ không rời đi tự nguyện, điều này sẽ chỉ xảy ra do một thất bại quân sự hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ đi đâu tiếp theo?
Họ sẽ đến Armenia? Hoàn toàn có thể nhưng thậm chí còn tiến xa hơn nữa đó là đến Nga, cụ thể là vùng lãnh thổ Krasnodar hay vùng Rostov...
Đây là hàng nghìn người đã chiến đấu, có trình độ quân sự và quan trọng là đang giận dữ. Không khó để tưởng tượng tình hình tội phạm ở miền Nam nước Nga và khắp cả nước sẽ phức tạp như thế nào nếu điều đó xảy ra.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia, Nga cần có biện pháp canh phòng chặt chẽ biên giới của mình, hoặc ngăn chặn từ xa bằng cách giữ không cho Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng sụp đổ.