Các phi công tiêm kích F-35 đầu tiên của Nhật đang học tại Arizona, Mỹ đã có thể thực hiện được những chuyến bay đơn đầu tiên với phi cơ F-35A hồi trung tuần tháng năm vừa rồi. Các chuyến bay đơn được thực hiện chỉ với duy nhất phi công Nhật điều khiển chiến đấu cơ F-35, các huấn luyện viên Mỹ chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường và giám sát từ dưới đất. Nguồn ảnh: Sina.Dòng Twitter của lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản sau khi các phi công F-35 của Nhật thực hiện thành công những chuyến bay đơn đầu tiên. Những chuyến bay đầu tiên được thực hiện với phiên bản F-35A, việc điều khiển các máy bay F-35B sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì các phi công cần học thêm kỹ năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Sina.Phi công lái chiến đấu cơ F-35 của Nhật Bản trước khi thực hiện phi vụ bay đơn đầu tiên của mình. Nhật Bản là khách hàng rất tiềm năng của Mỹ trong việc xuất khẩu các chiến đấu cơ F-35 ra nước ngoài. Hiện tại, ở Nhật đang có một phi đội F-35 của Mỹ được tăng cường đến khu vực Đông Á từ đầu năm nay. Nguồn ảnh: Sina.Lễ chào cờ theo nghi thức được thực hiện trước khi phi công cất cánh. Chuyến bay đơn đầu tiên rất quan trọng với các phi công, họ phải tự làm mọi việc dưới sự chỉ dẫn của các huấn luyện viên, nếu có sự cố xảy ra trong quá trình bay, họ cũng phải tự xử lý theo những kiến thức của mình, hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp từ các huấn luyện viên như lúc bay kèm. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình khó khăn nhất trong mỗi phi vụ bay đó là lúc cất-hạ cánh. Theo thống kê, có tới 80% các vụ tai nạn hàng không xảy ra trong quá trình cất-hạ cánh và thường là do lỗi của phi công. Đối với máy bay dân sự, quá trình cất-hạ cánh thậm chí còn được máy tính lập trình và tự động thực hiện để tránh các sai sót của tổ bay. Máy bay quân sự không hề có tính năng này, các phi công phải tự thực hiện quy trình bằng tay hoàn toàn. Nguồn ảnh: Sina.Theo thông lệ truyền thống, rất có khả năng phía Nhật sẽ được Mỹ chuyển giao công nghệ tự sản xuất, lắp ráp các máy bay F-35 trong tương lai. Việc có thể tự lắp ráp, sản xuất các máy bay F-35 của Nhật sẽ giúp nước này rất nhiều trong các chương trình phát triển dòng máy bay chiến đầu thế hệ thứ năm nội địa. Nguồn ảnh: Sina.Giống với các chiến đấu cơ F-4, F-16 trước đây, sau đợt hàng đầu tiên với số lượng khoảng trên dưới 10 chiếc, phía Nhật sẽ tự sản xuất phần còn lại dưới sự hỗ trợ của các hãng sản xuất máy bay Mỹ. Với khả năng tự chủ động sản xuất máy bay và đào tạo phi công trong tương lai, rất có thể các máy bay chiến đấu F-35 sẽ trở thành nòng cốt trong lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.Một điểm đáng lưu ý khác đó là khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn của các chiến đấu cơ F-35B là cực kỳ lợi hại, nhất là khi kết hợp với các tàu khu trục chở trực thăng của lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Với việc cất-hạ cánh được trên các tàu khu trục trở trực thăng, F-35B chính là mảnh ghép cuối cùng cho việc cho ra đời các tàu sân bay của Nhật trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, F-35B cũng là phiên bản đắt nhất trong số các phiên bản F-35 hiện tại. Có giá lên tới 122 triệu USD cho mỗi chiếc, việc Nhật Bản tự sản xuất được F-35B sẽ tiết kiệm cho Nhật Bản rất nhiều tiền khi muốn trang bị với số lượng lớn các máy bay F-35 trên một loạt các khu trục hạm chở máy bay trực thăng của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Các phi công tiêm kích F-35 đầu tiên của Nhật đang học tại Arizona, Mỹ đã có thể thực hiện được những chuyến bay đơn đầu tiên với phi cơ F-35A hồi trung tuần tháng năm vừa rồi. Các chuyến bay đơn được thực hiện chỉ với duy nhất phi công Nhật điều khiển chiến đấu cơ F-35, các huấn luyện viên Mỹ chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường và giám sát từ dưới đất. Nguồn ảnh: Sina.
Dòng Twitter của lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản sau khi các phi công F-35 của Nhật thực hiện thành công những chuyến bay đơn đầu tiên. Những chuyến bay đầu tiên được thực hiện với phiên bản F-35A, việc điều khiển các máy bay F-35B sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì các phi công cần học thêm kỹ năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Sina.
Phi công lái chiến đấu cơ F-35 của Nhật Bản trước khi thực hiện phi vụ bay đơn đầu tiên của mình. Nhật Bản là khách hàng rất tiềm năng của Mỹ trong việc xuất khẩu các chiến đấu cơ F-35 ra nước ngoài. Hiện tại, ở Nhật đang có một phi đội F-35 của Mỹ được tăng cường đến khu vực Đông Á từ đầu năm nay. Nguồn ảnh: Sina.
Lễ chào cờ theo nghi thức được thực hiện trước khi phi công cất cánh. Chuyến bay đơn đầu tiên rất quan trọng với các phi công, họ phải tự làm mọi việc dưới sự chỉ dẫn của các huấn luyện viên, nếu có sự cố xảy ra trong quá trình bay, họ cũng phải tự xử lý theo những kiến thức của mình, hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp từ các huấn luyện viên như lúc bay kèm. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình khó khăn nhất trong mỗi phi vụ bay đó là lúc cất-hạ cánh. Theo thống kê, có tới 80% các vụ tai nạn hàng không xảy ra trong quá trình cất-hạ cánh và thường là do lỗi của phi công. Đối với máy bay dân sự, quá trình cất-hạ cánh thậm chí còn được máy tính lập trình và tự động thực hiện để tránh các sai sót của tổ bay. Máy bay quân sự không hề có tính năng này, các phi công phải tự thực hiện quy trình bằng tay hoàn toàn. Nguồn ảnh: Sina.
Theo thông lệ truyền thống, rất có khả năng phía Nhật sẽ được Mỹ chuyển giao công nghệ tự sản xuất, lắp ráp các máy bay F-35 trong tương lai. Việc có thể tự lắp ráp, sản xuất các máy bay F-35 của Nhật sẽ giúp nước này rất nhiều trong các chương trình phát triển dòng máy bay chiến đầu thế hệ thứ năm nội địa. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với các chiến đấu cơ F-4, F-16 trước đây, sau đợt hàng đầu tiên với số lượng khoảng trên dưới 10 chiếc, phía Nhật sẽ tự sản xuất phần còn lại dưới sự hỗ trợ của các hãng sản xuất máy bay Mỹ. Với khả năng tự chủ động sản xuất máy bay và đào tạo phi công trong tương lai, rất có thể các máy bay chiến đấu F-35 sẽ trở thành nòng cốt trong lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.
Một điểm đáng lưu ý khác đó là khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn của các chiến đấu cơ F-35B là cực kỳ lợi hại, nhất là khi kết hợp với các tàu khu trục chở trực thăng của lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Với việc cất-hạ cánh được trên các tàu khu trục trở trực thăng, F-35B chính là mảnh ghép cuối cùng cho việc cho ra đời các tàu sân bay của Nhật trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, F-35B cũng là phiên bản đắt nhất trong số các phiên bản F-35 hiện tại. Có giá lên tới 122 triệu USD cho mỗi chiếc, việc Nhật Bản tự sản xuất được F-35B sẽ tiết kiệm cho Nhật Bản rất nhiều tiền khi muốn trang bị với số lượng lớn các máy bay F-35 trên một loạt các khu trục hạm chở máy bay trực thăng của nước này. Nguồn ảnh: Sina.