Theo đó súng chống tăng cầm tay M72 LAW được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam như một loại súng chống tăng tiêu chuẩn cho bộ binh. Tuy nhiên, loại vũ khí này lại không đạt được thành công như mong đợi khi phải đối đầu với các loại xe tăng T-54/55 của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Military.Điểm khó chịu nhất của M72 LAW được phía Mỹ cho rằng đó là nó chỉ có khả năng bắn một lần rồi vứt bỏ, không cho phép xạ thủ có thể chỉnh lại hướng bắn ngay lập tức nến bắn trượt. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Và Hỏa tiễn M202 đã được ra đời để khắc phục nhược điểm đó. M202 về cơ bản chỉ là 4 ống phóng M72 LAW được gộp vào làm một và sử dụng chung một cò bắn. Phù hợp với lối bắn "vãi đạn" của bộ binh Mỹ và học thuyết quân sự của quân đội nước này. Nguồn ảnh: Military.Mỹ cho rằng, với M202, người lính có thể điều chỉnh lại đường bắn ngay lập tức sau khi viên đạn đầu tiên bay lệch mục tiêu. Tuy nhiên, điều này là khá khó khăn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Alpha.Về cơ bản thì M202 vẫn là những loại M72 LAW "phóng to". Điều đó đồng nghĩa với việc M202 cũng chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng 100 mét, gia tốc khoảng 145 mét/giây và sử dụng cỡ đạn 66mm. Nguồn ảnh: MNC.Trên chiến trường Việt Nam, những mẫu M202 được chuyển qua cho quân đội ngụy Sài Gòn từ khoảng những năm 1971 và 1972. Những mẫu hỏa tiễn này ban đầu được gắn tên là XM202. Tiền tố "X" ở trước tên của nó đồng nghĩa với việc những loại hỏa tiễn này chỉ là bản thử nghiệm. Nguồn ảnh: Military.Chiến thuật xe tăng của Quân Giải phóng có phần khác so với lối đánh xe tăng thông thường, đó là xe tăng thường có bộ binh tùng thiết rất đông, di chuyển theo đội hình dàn ngang. Điều này đồng nghĩa với việc xạ thủ sử dụng súng chống tăng M202 sẽ khó có khả năng tiếp cận được với xe tăng mà không bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Military.Thêm vào đó là trọng lượng của M202 là quá lớn, lên tới 12,07 kg khi được nạp đầy đạn. Điều này sẽ khiến xạ thủ không thể đủ sức để mang thêm vũ khí cá nhân trên chiến trường. Dẫn tới việc không ai "dám" tiếp cận xe tăng đối phương chỉ với duy nhất bốn quả tên lửa vác vai này. Nguồn ảnh: Military.Nhận thấy nhược điểm này, quân đội Mỹ đã quyết định không sử dụng hỏa tiễn M202 vào việc chống tăng. Bằng chứng cho điều này đó là đầu đạn HEAT hoàn toàn không được sản xuất cho M202, trong khi các loại súng chống tăng thử nghiệm khác như XM191 và XM78 lại được sản xuất kèm đầu đạn HEAT. Nguồn ảnh: Cosp.Thiết kế kính ngắm ở phía bên trái của hỏa tiễn này cũng đòi hỏi người lính bắt buộc phải kê nó lên vai phải để có thể lấy được đường ngắm. M202 cũng có thể bắn được từ mọi tư thế bắn, với các mục tiêu thông thường thường là boong-ke, cửa sổ nhà, vị trí hỏa lực mạnh hoặc đội hình đối phương - hoàn toàn không có lưu ý về việc bắn xe tăng trong hướng dẫn sử dụng của M202. Nguồn ảnh: History.Cách thức sử dụng của M202 cũng rất đơn giản, người lính có thể học được sau vài phút làm quen với các bước đơn giản bao gồm mở các nắp che, kéo chuôi đạn ra sau và đặt lên vai khai hỏa. Nguồn ảnh: Weapon.Tới tận ngày nay, hỏa tiễn M202A1 vẫn được nằm trong biên chế của bộ binh Mỹ. Tuy nhiên, lần cuối cùng loại hỏa tiễn này được sử dụng trên chiến trường thực chiến được coi là từ thời Chiến tranh Afghanistan. Hiện tại, M202 vẫn được sử dụng với số lượng hạn chế ở một số đơn vị bộ binh Mỹ và Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Petax. Mời độc giả xem Video: Bắn thử hỏa tiễn M202 của Mỹ.
Theo đó súng chống tăng cầm tay M72 LAW được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam như một loại súng chống tăng tiêu chuẩn cho bộ binh. Tuy nhiên, loại vũ khí này lại không đạt được thành công như mong đợi khi phải đối đầu với các loại xe tăng T-54/55 của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Military.
Điểm khó chịu nhất của M72 LAW được phía Mỹ cho rằng đó là nó chỉ có khả năng bắn một lần rồi vứt bỏ, không cho phép xạ thủ có thể chỉnh lại hướng bắn ngay lập tức nến bắn trượt. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Và Hỏa tiễn M202 đã được ra đời để khắc phục nhược điểm đó. M202 về cơ bản chỉ là 4 ống phóng M72 LAW được gộp vào làm một và sử dụng chung một cò bắn. Phù hợp với lối bắn "vãi đạn" của bộ binh Mỹ và học thuyết quân sự của quân đội nước này. Nguồn ảnh: Military.
Mỹ cho rằng, với M202, người lính có thể điều chỉnh lại đường bắn ngay lập tức sau khi viên đạn đầu tiên bay lệch mục tiêu. Tuy nhiên, điều này là khá khó khăn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Alpha.
Về cơ bản thì M202 vẫn là những loại M72 LAW "phóng to". Điều đó đồng nghĩa với việc M202 cũng chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng 100 mét, gia tốc khoảng 145 mét/giây và sử dụng cỡ đạn 66mm. Nguồn ảnh: MNC.
Trên chiến trường Việt Nam, những mẫu M202 được chuyển qua cho quân đội ngụy Sài Gòn từ khoảng những năm 1971 và 1972. Những mẫu hỏa tiễn này ban đầu được gắn tên là XM202. Tiền tố "X" ở trước tên của nó đồng nghĩa với việc những loại hỏa tiễn này chỉ là bản thử nghiệm. Nguồn ảnh: Military.
Chiến thuật xe tăng của Quân Giải phóng có phần khác so với lối đánh xe tăng thông thường, đó là xe tăng thường có bộ binh tùng thiết rất đông, di chuyển theo đội hình dàn ngang. Điều này đồng nghĩa với việc xạ thủ sử dụng súng chống tăng M202 sẽ khó có khả năng tiếp cận được với xe tăng mà không bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Military.
Thêm vào đó là trọng lượng của M202 là quá lớn, lên tới 12,07 kg khi được nạp đầy đạn. Điều này sẽ khiến xạ thủ không thể đủ sức để mang thêm vũ khí cá nhân trên chiến trường. Dẫn tới việc không ai "dám" tiếp cận xe tăng đối phương chỉ với duy nhất bốn quả tên lửa vác vai này. Nguồn ảnh: Military.
Nhận thấy nhược điểm này, quân đội Mỹ đã quyết định không sử dụng hỏa tiễn M202 vào việc chống tăng. Bằng chứng cho điều này đó là đầu đạn HEAT hoàn toàn không được sản xuất cho M202, trong khi các loại súng chống tăng thử nghiệm khác như XM191 và XM78 lại được sản xuất kèm đầu đạn HEAT. Nguồn ảnh: Cosp.
Thiết kế kính ngắm ở phía bên trái của hỏa tiễn này cũng đòi hỏi người lính bắt buộc phải kê nó lên vai phải để có thể lấy được đường ngắm. M202 cũng có thể bắn được từ mọi tư thế bắn, với các mục tiêu thông thường thường là boong-ke, cửa sổ nhà, vị trí hỏa lực mạnh hoặc đội hình đối phương - hoàn toàn không có lưu ý về việc bắn xe tăng trong hướng dẫn sử dụng của M202. Nguồn ảnh: History.
Cách thức sử dụng của M202 cũng rất đơn giản, người lính có thể học được sau vài phút làm quen với các bước đơn giản bao gồm mở các nắp che, kéo chuôi đạn ra sau và đặt lên vai khai hỏa. Nguồn ảnh: Weapon.
Tới tận ngày nay, hỏa tiễn M202A1 vẫn được nằm trong biên chế của bộ binh Mỹ. Tuy nhiên, lần cuối cùng loại hỏa tiễn này được sử dụng trên chiến trường thực chiến được coi là từ thời Chiến tranh Afghanistan. Hiện tại, M202 vẫn được sử dụng với số lượng hạn chế ở một số đơn vị bộ binh Mỹ và Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Petax.
Mời độc giả xem Video: Bắn thử hỏa tiễn M202 của Mỹ.