Năm 1973, ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức một buổi triển lãm đặc biệt trưng bày nhiều khí tài chiến lợi phẩm thu được của quân địch và cả xác các loại máy bay Mỹ bị quân dân ta bắn rơi trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Flick Manh HaiĐáng chú ý, cuộc triển lãm trưng bày nhiều xác máy bay thuộc “hàng hiếm” như xác máy bay cường kích F-111, xác UAV, xác máy bay ném bom B-52 bị ta bắn rơi trong 12 ngày đêm và thậm chí là cả dù của phi công B-52 bị bắt sống…. Nguồn ảnh: Flick Manh HaiĐặc biệt, cuộc triển lãm trưng bày những mảnh xác “hiếm” của AC-130 (trong khoanh đỏ) – máy bay cường kích cực kỳ nguy hiểm của Mỹ đã gây thiệt hại lớn cho ta trên tuyến đường vận tải Trường Sơn. Và sau đó, chúng ta phải sử dụng rất nhiều phương án, thậm chí đưa cả SAM-2 vào mới có thể khiến AC-130 “câm nín”. Nguồn ảnh: Flick Manh HaiNói là "mảnh xác hiếm" vì số lượng AC-130 mà ta bắn rơi là rất ít, phía Mỹ ghi nhận họ mất 5 chiếc mà các máy bay này thường rơi ở dãy Trường Sơn có địa hình hiểm trở, cho nên việc đưa được mảnh xác máy bay ra tận Hà Nội là cả một thử thách lớn. Nguồn ảnh: SputnikAC-130 là phiên bản máy bay cường kích tầm xa, hạng nặng được phát triển từ máy bay vận tải C-130 Hercules cho nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu mặt đất ở cự ly gần, đánh phá tuyến giao thông, hộ tống... Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ phát triển AC-130 để "săn" các đoàn xe vận tải của quân ta chở hàng hóa đạn dược chi viện cho miền Nam. Nguồn ảnh: PinterestĐể phục vụ cho nhiệm vụ này, máy bay AC-130 được trang bị hệ thống quan sát bằng tia hồng ngoại, quang truyền hình, thiết bị khuếch đại ánh sáng mờ với bội số 40.000 lần, phát hiện được xe chạy ban đêm và cả xe đã dừng nhưng máy chưa nguội. Nguồn ảnh: spectre-associationVũ khí trên AC-130 đời đầu là súng 20mm và 40mm được điều khiển bằng máy tính điện tử, liên tục bắn điểm xạ với giãn cách chỉ 8 đến 11 giây/một loạt cho đến khi thấy xe cháy mới ngừng. Khi bắn, súng trên AC-130 không phát ra tia lửa ở đầu nòng, do đó không để lộ vị trí máy bay. Nguồn ảnh: mediafrenzySự xuất hiện của AC-130 trên dãy Trường Sơn đã gây cho ta cực kỳ nhiều khó khăn trong việc chi viện cho chiến trường miền Nam. "Số xe bị cháy tăng vọt, số lái xe thương vong ngày càng nhiều. Đặc biệt ở bắc đường 9, không một đoàn xe nào không bị chúng phát hiện và tấn công. Khó khăn nhất là đối phó với AC-130, và gây ách tắc trên toàn tuyến vận chuyển”, theo Lịch sử Binh đoàn 559. Nguồn ảnh: Tạp chí GTVTTrước tình hình căng thẳng đó, quân đội ta nhanh chóng triển khai lực lượng tìm mọi phương án "khắc chế bóng ma trên đỉnh Trường Sơn". Rất nhiều phương án đã được triển khai từ việc cải tiến đạn rocket 75mm H-6 thành đạn đói không rồi lắp pháo 23mm lên xe vận tải hộ tống đội hình đánh trả AC-130 ở tầm thấp. Thậm chí, ta nghiên cứu lắp tên lửa K-13 cho máy bay huấn luyện L-29 đánh AC-130...Đỉnh điểm, chúng ta quyết định đưa cả bộ khí tài đồ sộ tên lửa SAM-2 vào những vùng rừng núi hiểm trở “mật phục” quyết bắn tan xác AC-130.Ngày 4/3/1971, tiểu đoàn 83 đã xuất sắc bắn rơi một AC-130 gần trận địa Côn Cùng, sát biên giới Việt - Lào. Ngày 18/3/1971, từ trận địa SAM-2 trên đỉnh Ta Păng, tiểu đoàn tên lửa 69 bất ngờ phóng 2 đạn bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên của chiến dịch… Ngày 27/2/1972 ta tiếp tục bắn rơi thêm một chiếc AC-130 nhưng máy bay không rơi tại chỗ... Nguồn ảnh: Báo PK-KQNgày 29/3/1972, tiểu đoàn 67 xuất sắc bắn rơi tại chỗ một chiếc AC-130 ở khu vực Lùm Bùm - Huổi Chang, gần ngã ba Đường 9. Toàn bộ phi hành đoàn 13 sĩ quan trên chiếc AC-130 đều thiệt mạng... Sau sự kiện này, Mỹ buộc phải rút AC-130 khỏi tuyến đầu vì e sợ tên lửa SAM cho tới ngày kết thúc chiến tranh.... Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video bên trong khoang chiến đấu "pháo đài bay" AC-130. Nguồn: Youtube
Năm 1973, ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức một buổi triển lãm đặc biệt trưng bày nhiều khí tài chiến lợi phẩm thu được của quân địch và cả xác các loại máy bay Mỹ bị quân dân ta bắn rơi trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Flick Manh Hai
Đáng chú ý, cuộc triển lãm trưng bày nhiều xác máy bay thuộc “hàng hiếm” như xác máy bay cường kích F-111, xác UAV, xác máy bay ném bom B-52 bị ta bắn rơi trong 12 ngày đêm và thậm chí là cả dù của phi công B-52 bị bắt sống…. Nguồn ảnh: Flick Manh Hai
Đặc biệt, cuộc triển lãm trưng bày những mảnh xác “hiếm” của AC-130 (trong khoanh đỏ) – máy bay cường kích cực kỳ nguy hiểm của Mỹ đã gây thiệt hại lớn cho ta trên tuyến đường vận tải Trường Sơn. Và sau đó, chúng ta phải sử dụng rất nhiều phương án, thậm chí đưa cả SAM-2 vào mới có thể khiến AC-130 “câm nín”. Nguồn ảnh: Flick Manh Hai
Nói là "mảnh xác hiếm" vì số lượng AC-130 mà ta bắn rơi là rất ít, phía Mỹ ghi nhận họ mất 5 chiếc mà các máy bay này thường rơi ở dãy Trường Sơn có địa hình hiểm trở, cho nên việc đưa được mảnh xác máy bay ra tận Hà Nội là cả một thử thách lớn. Nguồn ảnh: Sputnik
AC-130 là phiên bản máy bay cường kích tầm xa, hạng nặng được phát triển từ máy bay vận tải C-130 Hercules cho nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu mặt đất ở cự ly gần, đánh phá tuyến giao thông, hộ tống... Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ phát triển AC-130 để "săn" các đoàn xe vận tải của quân ta chở hàng hóa đạn dược chi viện cho miền Nam. Nguồn ảnh: Pinterest
Để phục vụ cho nhiệm vụ này, máy bay AC-130 được trang bị hệ thống quan sát bằng tia hồng ngoại, quang truyền hình, thiết bị khuếch đại ánh sáng mờ với bội số 40.000 lần, phát hiện được xe chạy ban đêm và cả xe đã dừng nhưng máy chưa nguội. Nguồn ảnh: spectre-association
Vũ khí trên AC-130 đời đầu là súng 20mm và 40mm được điều khiển bằng máy tính điện tử, liên tục bắn điểm xạ với giãn cách chỉ 8 đến 11 giây/một loạt cho đến khi thấy xe cháy mới ngừng. Khi bắn, súng trên AC-130 không phát ra tia lửa ở đầu nòng, do đó không để lộ vị trí máy bay. Nguồn ảnh: mediafrenzy
Sự xuất hiện của AC-130 trên dãy Trường Sơn đã gây cho ta cực kỳ nhiều khó khăn trong việc chi viện cho chiến trường miền Nam. "Số xe bị cháy tăng vọt, số lái xe thương vong ngày càng nhiều. Đặc biệt ở bắc đường 9, không một đoàn xe nào không bị chúng phát hiện và tấn công. Khó khăn nhất là đối phó với AC-130, và gây ách tắc trên toàn tuyến vận chuyển”, theo Lịch sử Binh đoàn 559. Nguồn ảnh: Tạp chí GTVT
Trước tình hình căng thẳng đó, quân đội ta nhanh chóng triển khai lực lượng tìm mọi phương án "khắc chế bóng ma trên đỉnh Trường Sơn". Rất nhiều phương án đã được triển khai từ việc cải tiến đạn rocket 75mm H-6 thành đạn đói không rồi lắp pháo 23mm lên xe vận tải hộ tống đội hình đánh trả AC-130 ở tầm thấp. Thậm chí, ta nghiên cứu lắp tên lửa K-13 cho máy bay huấn luyện L-29 đánh AC-130...
Đỉnh điểm, chúng ta quyết định đưa cả bộ khí tài đồ sộ tên lửa SAM-2 vào những vùng rừng núi hiểm trở “mật phục” quyết bắn tan xác AC-130.
Ngày 4/3/1971, tiểu đoàn 83 đã xuất sắc bắn rơi một AC-130 gần trận địa Côn Cùng, sát biên giới Việt - Lào. Ngày 18/3/1971, từ trận địa SAM-2 trên đỉnh Ta Păng, tiểu đoàn tên lửa 69 bất ngờ phóng 2 đạn bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên của chiến dịch… Ngày 27/2/1972 ta tiếp tục bắn rơi thêm một chiếc AC-130 nhưng máy bay không rơi tại chỗ... Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Ngày 29/3/1972, tiểu đoàn 67 xuất sắc bắn rơi tại chỗ một chiếc AC-130 ở khu vực Lùm Bùm - Huổi Chang, gần ngã ba Đường 9. Toàn bộ phi hành đoàn 13 sĩ quan trên chiếc AC-130 đều thiệt mạng... Sau sự kiện này, Mỹ buộc phải rút AC-130 khỏi tuyến đầu vì e sợ tên lửa SAM cho tới ngày kết thúc chiến tranh.... Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video bên trong khoang chiến đấu "pháo đài bay" AC-130. Nguồn: Youtube