Ra đời vào cuối Chiến tranh Việt Nam, Fairchild AU-23 Peacemaker "sứ giả hòa bình" vẫn kịp tham chiến một thời gian ngắn ở chiến trường Việt Nam trước khi quân đội Mỹ rút khỏi đây. Nguồn ảnh: Flickr.Dù được thiết kế như một chiếc máy bay chỉ huy nhiệm vụ hoặc máy bay do thám, tuy nhiên AU-23 cũng được trang bị một khẩu pháo tự động XM197 loại ba nòng cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Flickr.Khẩu pháo này bắn bằng điện, sử dụng cỡ đạn 20x102mm, có tốc độ bắn lên tới 1500 viên mỗi phút. Do tấn công từ phía trên không, loại đạn 20x102mm của nó hoàn toàn có khả năng xuyên qua các loại xe tăng hạng nhẹ hoặc thiết giáp chở quân. Nguồn ảnh: Wiki.AU-23 bay bên cạnh một chiếc máy bay cường kích loại A1 Skyraider. Nhiệm vụ quen thuộc của AU-23 trong đội hình cường kích đó là tấn công tiêu diệt mọi cụm phòng không của ta dưới mặt đất, bảo vệ cho phi vụ bổ nhào của cường kích được thực hiện trót lọt. Nguồn ảnh: History.Không quân Mỹ đã thực hiện được tổng cộng 73 nhiệm vụ, cất cánh tổng cộng 94 lần với loại máy bay này trước khi rút quân khỏi Việt Nam. Không quân Sài Gòn tiếp tục tiếp quản và sử dụng loại máy bay này nhưng do thiếu nhiên liệu và xăng dầu, AU-23 chỉ cất cánh thêm 85 lần, thực hiện 68 nhiệm vụ khác. Nguồn ảnh: History.Máy bay có phi hành đoàn ba người, bao gồm hai phi công chính và phụ cùng một xạ thủ điều khiển khẩu pháo 30mm. Nguồn ảnh: Tommyualan.Chiếc máy bay này cũng có thể làm tốt nhiệm vụ vận tải với khả năng mang theo tối đa 5 lính với đầy đủ trang bị vũ khí hoặc 6 hành khách. Nguồn ảnh: Airliners.Được trang bị một động cơ Garrett TPE-331-1-101F có công suất 650 sức ngựa, máy bay AU-23 có khả năng bay với tốc độ tối đa 274 km/h, mang theo tối đa 2,7 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Airliners.Tốc độ hành trình của chiếc máy bay này chỉ vào khoảng 142 km/h. Tầm hoạt động tối đa 676 km và có bán kính chiến đấu 323 km. Thời gian hoạt động liên tục trên không của AU-23 là gần 5 tiếng trước khi phải hạ cánh để bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Tới tận thời điểm hiện tại, Không quân Mỹ vẫn sử dụng loại máy bay này cho các hoạt động huấn luyện của mình. Trong khi đó Không quân Thái Lan thậm chí vẫn sử dụng AU-23 làm máy bay mang vũ khí chiến đấu. Nguồn ảnh: Jeanmarc.Khẩu pháo ba nòng thể hiện khả năng tấn công từ phi công AU-23. Về cơ bản, có thể đây là một chiếc AC-130 cỡ nhỏ với kích thước nhỏ hơn, hỏa lực yếu hơn. Nguồn ảnh: Gunship.Hiện tại, trong lực lượng không quân Hoàng gia Thái Lan, những chiếc AU-23 này đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới và tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn ven bờ. Nguồn ảnh: Airliners. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của động cơ Garrett TPE-331-1-101F trên chiếc AU-23 Peacemaker của Mỹ.
Ra đời vào cuối Chiến tranh Việt Nam, Fairchild AU-23 Peacemaker "sứ giả hòa bình" vẫn kịp tham chiến một thời gian ngắn ở chiến trường Việt Nam trước khi quân đội Mỹ rút khỏi đây. Nguồn ảnh: Flickr.
Dù được thiết kế như một chiếc máy bay chỉ huy nhiệm vụ hoặc máy bay do thám, tuy nhiên AU-23 cũng được trang bị một khẩu pháo tự động XM197 loại ba nòng cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Flickr.
Khẩu pháo này bắn bằng điện, sử dụng cỡ đạn 20x102mm, có tốc độ bắn lên tới 1500 viên mỗi phút. Do tấn công từ phía trên không, loại đạn 20x102mm của nó hoàn toàn có khả năng xuyên qua các loại xe tăng hạng nhẹ hoặc thiết giáp chở quân. Nguồn ảnh: Wiki.
AU-23 bay bên cạnh một chiếc máy bay cường kích loại A1 Skyraider. Nhiệm vụ quen thuộc của AU-23 trong đội hình cường kích đó là tấn công tiêu diệt mọi cụm phòng không của ta dưới mặt đất, bảo vệ cho phi vụ bổ nhào của cường kích được thực hiện trót lọt. Nguồn ảnh: History.
Không quân Mỹ đã thực hiện được tổng cộng 73 nhiệm vụ, cất cánh tổng cộng 94 lần với loại máy bay này trước khi rút quân khỏi Việt Nam. Không quân Sài Gòn tiếp tục tiếp quản và sử dụng loại máy bay này nhưng do thiếu nhiên liệu và xăng dầu, AU-23 chỉ cất cánh thêm 85 lần, thực hiện 68 nhiệm vụ khác. Nguồn ảnh: History.
Máy bay có phi hành đoàn ba người, bao gồm hai phi công chính và phụ cùng một xạ thủ điều khiển khẩu pháo 30mm. Nguồn ảnh: Tommyualan.
Chiếc máy bay này cũng có thể làm tốt nhiệm vụ vận tải với khả năng mang theo tối đa 5 lính với đầy đủ trang bị vũ khí hoặc 6 hành khách. Nguồn ảnh: Airliners.
Được trang bị một động cơ Garrett TPE-331-1-101F có công suất 650 sức ngựa, máy bay AU-23 có khả năng bay với tốc độ tối đa 274 km/h, mang theo tối đa 2,7 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Airliners.
Tốc độ hành trình của chiếc máy bay này chỉ vào khoảng 142 km/h. Tầm hoạt động tối đa 676 km và có bán kính chiến đấu 323 km. Thời gian hoạt động liên tục trên không của AU-23 là gần 5 tiếng trước khi phải hạ cánh để bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tới tận thời điểm hiện tại, Không quân Mỹ vẫn sử dụng loại máy bay này cho các hoạt động huấn luyện của mình. Trong khi đó Không quân Thái Lan thậm chí vẫn sử dụng AU-23 làm máy bay mang vũ khí chiến đấu. Nguồn ảnh: Jeanmarc.
Khẩu pháo ba nòng thể hiện khả năng tấn công từ phi công AU-23. Về cơ bản, có thể đây là một chiếc AC-130 cỡ nhỏ với kích thước nhỏ hơn, hỏa lực yếu hơn. Nguồn ảnh: Gunship.
Hiện tại, trong lực lượng không quân Hoàng gia Thái Lan, những chiếc AU-23 này đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới và tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn ven bờ. Nguồn ảnh: Airliners.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của động cơ Garrett TPE-331-1-101F trên chiếc AU-23 Peacemaker của Mỹ.