Kể từ khi khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ bắt đầu “nóng lên” trong tháng 5, nhiều vũ khí lần lượt được cả hai nước chuyển đến khu vực giáp biên. Hiện Ấn Độ đã điều động tới cả siêu pháo M777, sẵn sàng cho tình huống xung đột.Theo Times of India, có khoảng hơn 60 khẩu lựu pháo M777 đã được điều động đến đơn vị thuộc khối tấn công vùng núi (Mountain Strike Corps) - bao gồm hơn 90.000 binh sĩ – để bảo vệ 4.000 km đường biên giới giáp Trung Quốc.Phiên bản M777 Mỹ bán cho Ấn Độ được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực.Thậm chí Mỹ xem việc nâng cấp M777 nằm trong khuôn khổ trương trình NLOS-C (vũ khí tương lai không đường ngắm).Công nghệ này đã thử nghiệm trên khẩu pháo M777. Pháo được trang bị màn hình hiển thị thông tin cho phép gửi tin nhắn văn bản tính toán hỏa lực.Kết quả là M777 có thể khai hỏa sau 4 phút sau khi nhận được lệnh. Khẩu trọng pháo có thể sử dụng đạn điều khiển M982 Excalibur với phạm vi tiêu diệt mục tiêu lên đến 40km, độ lệch tối đa không quá 10m.Tầm bắn và độ chính xác của M777 cho thấy, vũ khí này hơn hẳn PCL-181 của Trung Quốc.Theo hợp đồng giữa BAE Systems và New Delhi, tập đoàn vũ khí lớn nhất nhì thế giới sẽ chuyển giao cho Ấn Độ tới 145 khẩu lựu pháo M777.Sức mạnh của M777 nằm ở khả năng tác chiến cơ động với thời gian triển khai nhanh và độ chính xác trong mỗi phát bắn gần như là tuyệt đối.Bên cạnh đó M777 có thể được triển khai trên nhiều loại địa hình khác nhau rất thuận tiện cho quân đội Ấn Độ.Hợp đồng mua lựu pháo M777 được chính phủ Ấn Độ và Mỹ ký kết vào năm 2016 với giá trị ước tính khoảng 700 triệu USD.M777 đã chứng minh được năng lực của mình trong suốt thời gian hoạt động tại trường Afghanistan, Syria và Iraq.Mẫu pháo này cũng có thể dễ dàng vận chuyển lên các điểm cao bằng trực thăng. Đây là điều mà không có loại pháo nào cùng kích cỡ nòng có thể làm được.M777 là lựu pháo chủ lực của USMC và lục quân Mỹ từ năm 2005, được tập đoàn BAE Systems của Anh phát triển nhằm thay thế mẫu M198 trước đó.Mẫu pháo này tham chiến lần đầu trong cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan. Hiện tại M777 đang tham chiến tại Syria gây ra nhiều đòn sấm sét cho quân khủng bố IS cũng như các cánh quân đối lập với lực lượng SDF.Pháo M777 nặng 4,2 tấn, dài 10,7 m. Ưu điểm của loại pháo này là trọng lượng nhẹ, hoạt động bền bỉ, rất chính xác.Tốc độ bắn trung bình đạt 2 phát/phút, tối đa tới 5 phát/phút.Loại pháo này có thể dễ dàng vận chuyển bằng trực thăng để cơ động trên chiến trường.Ngoài Mỹ, Ấn Độ, M777 còn được quân đội Australia, Canada, Anh Quốc và Arab Saudi sử dụng.
Kể từ khi khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ bắt đầu “nóng lên” trong tháng 5, nhiều vũ khí lần lượt được cả hai nước chuyển đến khu vực giáp biên. Hiện Ấn Độ đã điều động tới cả siêu pháo M777, sẵn sàng cho tình huống xung đột.
Theo Times of India, có khoảng hơn 60 khẩu lựu pháo M777 đã được điều động đến đơn vị thuộc khối tấn công vùng núi (Mountain Strike Corps) - bao gồm hơn 90.000 binh sĩ – để bảo vệ 4.000 km đường biên giới giáp Trung Quốc.
Phiên bản M777 Mỹ bán cho Ấn Độ được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực.
Thậm chí Mỹ xem việc nâng cấp M777 nằm trong khuôn khổ trương trình NLOS-C (vũ khí tương lai không đường ngắm).
Công nghệ này đã thử nghiệm trên khẩu pháo M777. Pháo được trang bị màn hình hiển thị thông tin cho phép gửi tin nhắn văn bản tính toán hỏa lực.
Kết quả là M777 có thể khai hỏa sau 4 phút sau khi nhận được lệnh. Khẩu trọng pháo có thể sử dụng đạn điều khiển M982 Excalibur với phạm vi tiêu diệt mục tiêu lên đến 40km, độ lệch tối đa không quá 10m.
Tầm bắn và độ chính xác của M777 cho thấy, vũ khí này hơn hẳn PCL-181 của Trung Quốc.
Theo hợp đồng giữa BAE Systems và New Delhi, tập đoàn vũ khí lớn nhất nhì thế giới sẽ chuyển giao cho Ấn Độ tới 145 khẩu lựu pháo M777.
Sức mạnh của M777 nằm ở khả năng tác chiến cơ động với thời gian triển khai nhanh và độ chính xác trong mỗi phát bắn gần như là tuyệt đối.
Bên cạnh đó M777 có thể được triển khai trên nhiều loại địa hình khác nhau rất thuận tiện cho quân đội Ấn Độ.
Hợp đồng mua lựu pháo M777 được chính phủ Ấn Độ và Mỹ ký kết vào năm 2016 với giá trị ước tính khoảng 700 triệu USD.
M777 đã chứng minh được năng lực của mình trong suốt thời gian hoạt động tại trường Afghanistan, Syria và Iraq.
Mẫu pháo này cũng có thể dễ dàng vận chuyển lên các điểm cao bằng trực thăng. Đây là điều mà không có loại pháo nào cùng kích cỡ nòng có thể làm được.
M777 là lựu pháo chủ lực của USMC và lục quân Mỹ từ năm 2005, được tập đoàn BAE Systems của Anh phát triển nhằm thay thế mẫu M198 trước đó.
Mẫu pháo này tham chiến lần đầu trong cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan. Hiện tại M777 đang tham chiến tại Syria gây ra nhiều đòn sấm sét cho quân khủng bố IS cũng như các cánh quân đối lập với lực lượng SDF.
Pháo M777 nặng 4,2 tấn, dài 10,7 m. Ưu điểm của loại pháo này là trọng lượng nhẹ, hoạt động bền bỉ, rất chính xác.
Tốc độ bắn trung bình đạt 2 phát/phút, tối đa tới 5 phát/phút.
Loại pháo này có thể dễ dàng vận chuyển bằng trực thăng để cơ động trên chiến trường.
Ngoài Mỹ, Ấn Độ, M777 còn được quân đội Australia, Canada, Anh Quốc và Arab Saudi sử dụng.