Tham mưu trưởng Pháo binh Ấn Độ, Trung tướng Chora cho biết, khi hệ thống xa lộ vùng biên giới Ấn Độ mở rộng hơn nữa về mạng lưới đường bộ, đến các khu vực biên giới, chúng tôi sẽ có thể triển khai các hệ thống pháo tầm xa ở nhiều vị trí hơn.Hiện tại, Ấn Độ đã triển khai ba tiểu đoàn lựu pháo M777 (mỗi tiểu đoàn pháo gồm 18 khẩu) trong khu vực Đường kiểm soát thực tế (LOC) của biên giới Trung Quốc-Ấn Độ; nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột ngẫu nhiên khác nhau.Do trọng lượng rất nhẹ, loại lựu pháo M777 155mm này có thể được vận chuyển cho các đơn vị tác chiến tuyến đầu, bằng trực thăng hạng nặng, như trực thăng Chinook mà Không quân Ấn Độ được trang bị.Năm 2016, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Mỹ để mua 145 khẩu pháo M777. Theo hợp đồng trị giá 737 triệu USD, BAE Systems, nhà sản xuất pháo M777, sẽ giao 20 khẩu pháo thành phẩm hoàn chỉnh cho phía Ấn Độ.100 khẩu M777 còn lại, sẽ do Công ty chế tạo vũ khí phòng thủ Masinrad ở Faridabad, bang Haryana ở miền bắc Ấn Độ lắp ráp. Gần một nửa trong số 145 khẩu pháo hiện có theo đơn đặt hàng, đã được chuyển giao cho quân đội Ấn Độ.M777 là hệ thống pháo đầu tiên trên thế giới, sử dụng vật liệu hợp kim nhôm và titan trên quy mô lớn trong thiết kế; do đó, trọng lượng của pháo chỉ bằng một nửa so với pháo 155mm thông thường.Toàn bộ trọng lượng của pháo lựu M777 chỉ nặng khoảng 4 tấn và là loại pháo lựu 155mm nhẹ nhất trên thế giới đã được chế tạo. Lựu pháo M777 mặc dù là loại pháo xe kéo, nhưng có khả năng triển khai từ tư thế hành quân sang chiến đấu và thu hồi pháo sau khi bắn rất nhanh.Ưu điểm nổi bật của lựu pháo M777 là tốc độ bắn nhanh, mức chính xác cao; do có trọng lượng “siêu nhẹ”, nên pháo có thể nhanh chóng triển khai đến những khu vực địa hình hiểm trở, bằng các loại trực thăng hạng nặng hoặc máy bay vận tải, mà những loại pháo khác không thể có được.Mặc dù pháo M777 có trọng lượng nhẹ, nhưng tầm bắn không hề kém cạnh; tầm bắn bằng đạn thông thường của pháo là 24 km và có thể đạt tới 40 km khi sử dụng đạn tăng tầm. Đặc biệt là pháo có thể bắn ở góc bắn cao ( trên 45 độ), nên có lợi thế lớn khi chiến đấu ở khu vực được coi là “mái nhà thế giới”.Bên cạnh việc triển khai lựu pháo M777, Quân đội Ấn Độ cũng tiết lộ hồi đầu tháng rằng, họ đã triển khai một tiểu đoàn lựu pháo tự hành K9 nhập từ Hàn Quốc ở phía đông khu vực tranh chấp Ladakh.Tổng tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Manoy Narawani, người gần đây đã thị sát khu vực Ladakh nói rằng, pháo tự hành K9 có thể được sử dụng ở các khu vực có độ cao lớn và các cuộc thử nghiệm thực địa trước đây của loại pháo này rất thành công.Trọng lượng chiến đấu của lựu pháo tự hành K9 khoảng 47 tấn, tầm bắn từ 28-38 km. K-9 sử dụng hệ thống treo khí lỏng của xe tăng K2, giúp pháo có khả năng cơ động rất tốt, với tốc độ đường trường tối đa là 67 km/ h.K9 là mẫu pháo tự hành hiện đại, có thể bắn 3 viên đạn trong thời gian 30 giây vào một mục tiêu ở chế độ giãn cách với các góc bắn khác nhau, nhưng tính toán rơi trúng vào một mục tiêu và trong một thời điểm, nhằm tăng sức công phá; hoặc pháo có thể bắn gấp 15 viên trong 3 phút và tốc độ đều 60 viên trong 60 phút liên tục.Pháo tự hành K9 có cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ đạn do công ty L&T của Ấn Độ sản xuất tại nhà máy Hazra ở bang Gujarat, theo công nghệ được chuyển giao từ Tập đoàn quốc phòng Hanwha của Hàn Quốc.Theo thỏa thuận, L&T đã cung cấp 100 khẩu K9 cho quân đội Ấn Độ, và số pháo này, đã được giao trước thời hạn vào tháng 2 năm nay; góp phần tăng cường sức mạnh hỏa lực pháo binh trong tình hình căng thẳng biên giới kéo dài với Trung Quốc.Ngoài lựu pháo M777 và K9, Quân đội Ấn Độ còn triển khai một số lượng lớn pháo dã chiến 105mm và 130 mm M46 cũ trong khu vực kiểm soát thực tế; những pháo này đều là pháo xe kéo, mức độ cơ giới hạn chế, nhưng phù hợp với chiến đấu ở địa hình cao nguyên.Tướng Chora nói rằng, lựu pháo 105mm có hỏa lực rất mạnh và góc bắn của pháo rất lớn, điều này rất cần thiết khi chiến đấu ở các khu vực miền núi. Hầu hết các loại pháo dã chiến của Quân đội Ấn Độ được triển khai ở phía đông Ladakh đều thuộc loại pháo này. Khi số lượng pháo M777 đủ số lượng, sẽ thay thế số pháo 105mm.Để đối phó với việc Ấn Độ triển khai pháo binh hiện đại ở khu vực giáp biên giới, Trung Quốc cũng đã triển khai hơn 100 pháo tự hành bánh hơi PCL-181 ở các khu vực biên giới xung đột. Tầm bắn của pháo PCL-181 lớn hơn gấp đôi so với M777, nhưng mức độ cơ động kém hơn; và đặc biệt hạn chế, khi bắn ở xạ giới cao như pháo M777.
Tham mưu trưởng Pháo binh Ấn Độ, Trung tướng Chora cho biết, khi hệ thống xa lộ vùng biên giới Ấn Độ mở rộng hơn nữa về mạng lưới đường bộ, đến các khu vực biên giới, chúng tôi sẽ có thể triển khai các hệ thống pháo tầm xa ở nhiều vị trí hơn.
Hiện tại, Ấn Độ đã triển khai ba tiểu đoàn lựu pháo M777 (mỗi tiểu đoàn pháo gồm 18 khẩu) trong khu vực Đường kiểm soát thực tế (LOC) của biên giới Trung Quốc-Ấn Độ; nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột ngẫu nhiên khác nhau.
Do trọng lượng rất nhẹ, loại lựu pháo M777 155mm này có thể được vận chuyển cho các đơn vị tác chiến tuyến đầu, bằng trực thăng hạng nặng, như trực thăng Chinook mà Không quân Ấn Độ được trang bị.
Năm 2016, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Mỹ để mua 145 khẩu pháo M777. Theo hợp đồng trị giá 737 triệu USD, BAE Systems, nhà sản xuất pháo M777, sẽ giao 20 khẩu pháo thành phẩm hoàn chỉnh cho phía Ấn Độ.
100 khẩu M777 còn lại, sẽ do Công ty chế tạo vũ khí phòng thủ Masinrad ở Faridabad, bang Haryana ở miền bắc Ấn Độ lắp ráp. Gần một nửa trong số 145 khẩu pháo hiện có theo đơn đặt hàng, đã được chuyển giao cho quân đội Ấn Độ.
M777 là hệ thống pháo đầu tiên trên thế giới, sử dụng vật liệu hợp kim nhôm và titan trên quy mô lớn trong thiết kế; do đó, trọng lượng của pháo chỉ bằng một nửa so với pháo 155mm thông thường.
Toàn bộ trọng lượng của pháo lựu M777 chỉ nặng khoảng 4 tấn và là loại pháo lựu 155mm nhẹ nhất trên thế giới đã được chế tạo. Lựu pháo M777 mặc dù là loại pháo xe kéo, nhưng có khả năng triển khai từ tư thế hành quân sang chiến đấu và thu hồi pháo sau khi bắn rất nhanh.
Ưu điểm nổi bật của lựu pháo M777 là tốc độ bắn nhanh, mức chính xác cao; do có trọng lượng “siêu nhẹ”, nên pháo có thể nhanh chóng triển khai đến những khu vực địa hình hiểm trở, bằng các loại trực thăng hạng nặng hoặc máy bay vận tải, mà những loại pháo khác không thể có được.
Mặc dù pháo M777 có trọng lượng nhẹ, nhưng tầm bắn không hề kém cạnh; tầm bắn bằng đạn thông thường của pháo là 24 km và có thể đạt tới 40 km khi sử dụng đạn tăng tầm. Đặc biệt là pháo có thể bắn ở góc bắn cao ( trên 45 độ), nên có lợi thế lớn khi chiến đấu ở khu vực được coi là “mái nhà thế giới”.
Bên cạnh việc triển khai lựu pháo M777, Quân đội Ấn Độ cũng tiết lộ hồi đầu tháng rằng, họ đã triển khai một tiểu đoàn lựu pháo tự hành K9 nhập từ Hàn Quốc ở phía đông khu vực tranh chấp Ladakh.
Tổng tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Manoy Narawani, người gần đây đã thị sát khu vực Ladakh nói rằng, pháo tự hành K9 có thể được sử dụng ở các khu vực có độ cao lớn và các cuộc thử nghiệm thực địa trước đây của loại pháo này rất thành công.
Trọng lượng chiến đấu của lựu pháo tự hành K9 khoảng 47 tấn, tầm bắn từ 28-38 km. K-9 sử dụng hệ thống treo khí lỏng của xe tăng K2, giúp pháo có khả năng cơ động rất tốt, với tốc độ đường trường tối đa là 67 km/ h.
K9 là mẫu pháo tự hành hiện đại, có thể bắn 3 viên đạn trong thời gian 30 giây vào một mục tiêu ở chế độ giãn cách với các góc bắn khác nhau, nhưng tính toán rơi trúng vào một mục tiêu và trong một thời điểm, nhằm tăng sức công phá; hoặc pháo có thể bắn gấp 15 viên trong 3 phút và tốc độ đều 60 viên trong 60 phút liên tục.
Pháo tự hành K9 có cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ đạn do công ty L&T của Ấn Độ sản xuất tại nhà máy Hazra ở bang Gujarat, theo công nghệ được chuyển giao từ Tập đoàn quốc phòng Hanwha của Hàn Quốc.
Theo thỏa thuận, L&T đã cung cấp 100 khẩu K9 cho quân đội Ấn Độ, và số pháo này, đã được giao trước thời hạn vào tháng 2 năm nay; góp phần tăng cường sức mạnh hỏa lực pháo binh trong tình hình căng thẳng biên giới kéo dài với Trung Quốc.
Ngoài lựu pháo M777 và K9, Quân đội Ấn Độ còn triển khai một số lượng lớn pháo dã chiến 105mm và 130 mm M46 cũ trong khu vực kiểm soát thực tế; những pháo này đều là pháo xe kéo, mức độ cơ giới hạn chế, nhưng phù hợp với chiến đấu ở địa hình cao nguyên.
Tướng Chora nói rằng, lựu pháo 105mm có hỏa lực rất mạnh và góc bắn của pháo rất lớn, điều này rất cần thiết khi chiến đấu ở các khu vực miền núi. Hầu hết các loại pháo dã chiến của Quân đội Ấn Độ được triển khai ở phía đông Ladakh đều thuộc loại pháo này. Khi số lượng pháo M777 đủ số lượng, sẽ thay thế số pháo 105mm.
Để đối phó với việc Ấn Độ triển khai pháo binh hiện đại ở khu vực giáp biên giới, Trung Quốc cũng đã triển khai hơn 100 pháo tự hành bánh hơi PCL-181 ở các khu vực biên giới xung đột. Tầm bắn của pháo PCL-181 lớn hơn gấp đôi so với M777, nhưng mức độ cơ động kém hơn; và đặc biệt hạn chế, khi bắn ở xạ giới cao như pháo M777.