Một số lượng lớn binh sĩ Ấn Độ sẽ tiếp tục được điều động đến khu vực miền núi biên giới, giáp với Trung Quốc vào mùa hè này, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân vẫn tiếp diễn.Cách đây một năm, cả hai bên đã tập trung một số lượng lớn các đơn vị tại biên giới ở Thung lũng Galwan và phía đông Ladakh, gần Đường ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), được coi là biên giới giữa hai nước hiện nay. Trong những tháng sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc liên tục tăng cường lực lượng đến khu vực này, trong đó có nhiều vũ khí hiện đại và tích cực xây dựng cơ sở vật chất cho các lực lượng của họ, để có thể chịu đựng được thời tiết mùa đông lạnh giá kéo dài.Hiện nay, nhiệt độ giữa mùa hè trong khu vực đã tăng lên và do đó căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh cũng tăng lên. Hai quốc gia đã xung đột trên dãy Himalaya vào năm 1962; nhưng trong những thập kỷ sau đó, trọng tâm chiến lược của Ấn Độ chủ yếu là với đối thủ Pakistan. Tuy nhiên, sau cuộc chạm trán ngắn ngủi năm ngoái, mặc dù có những thương vong cho cả hai bên, nhưng cả hai bên đã chấp nhận đàm phán trực tiếp và xuống thang. Theo thông tin từ truyền thông Ấn Độ và Bloomberg, hiện có khoảng hai trăm nghìn binh sĩ Ấn Độ được triển khai dọc theo biên giới, tăng hơn bốn mươi phần trăm so với năm ngoái.Trong bối cảnh nhiệt độ khu vực xung đột Trung-Ấn đã ấm lên, Ấn Độ ngay lập tức triển khai thêm 50 nghìn quân (tương đương 5 sư đoàn bộ binh đủ quân tiêu chuẩn) chỉ trong vòng một tuần qua.Số lượng quân lớn như vậy, được triển khai dọc theo tuyến biên giới, nhằm ngăn chặn sự xâm lược bất ngờ của Trung Quốc. Đồng thời việc tăng cường thêm quân, có thể cho phép Ấn Độ có cơ hội tấn công và thậm chí chiếm lãnh thổ của Trung Quốc, nếu tình huống cho phép. Các quan chức chính phủ cấp cao ở New Delhi cho biết, việc tái triển khai binh lính trong khu vực, bao gồm nhiều máy bay trực thăng hơn, sẽ vận chuyển binh lính từ các khu vực có độ cao của Thung lũng Kashmir, đồng thời cho phép triển khai nhanh các loại pháo, bao gồm cả pháo siêu nhẹ M777, được nhập từ Mỹ. Ấn Độ cũng đã để mắt đến xe tăng hạng nhẹ Sprut SDM1 do Nga sản xuất và có thể là khách hàng xuất khẩu đầu tiên mua loại xe tăng này của Moscow. Sprut SDM1 có lớp giáp mỏng hơn, có thể được vận chuyển bằng máy bay, hoặc thậm chí triển khai bằng dù, với cả kíp xe bên trong.Sprut SDM1 có trọng lượng chỉ 18 tấn, là phương tiện lý tưởng cho các hoạt động chiến đấu ở khu vực miền núi, vì nó sử dụng chung khẩu pháo chính với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, đang được biên chế trong Quân đội Ấn Độ.Còn phía Trung Quốc trước đó đã triển khai xe tăng hạng nhẹ Type 15 có trọng lượng lớn hơn xe tăng Sprut SDM1, tới khu vực mà năm ngoái họ đã xây dựng các doanh trại di động đặc biệt cho binh lính, để giúp họ chịu đựng mùa đông khắc nghiệt, tại khu vực Himalaya. Sau khi căng thẳng được hạ nhiệt, khi nhiệt độ trong khu vực cũng giảm xuống do mùa đông, nhưng cả hai bên vẫn tiếp tục sự gia tăng củng cố sức mạnh quân sự.Chưa rõ Trung Quốc bố trí bao nhiêu binh sĩ ở biên giới của họ, nhưng họ đã củng cố các sân bay và đường băng, cũng như các kho hậu cần mới, để cho phép vận chuyển người và vật chất nhanh chóng khi có tình huống.Theo một số thông tin, Trung Quốc cũng đang xây dựng hệ thống hầm tránh bom, boongke để chứa các máy bay chiến đấu và đã di chuyển một số trung đoàn pháo tầm xa, xe tăng và tên lửa phòng không đến các trận địa chuẩn bị sẵn. Nếu một cuộc xung đột Trung - Ấn xảy ra trong năm nay, thì nó sẽ còn thảm họa hơn nhiều so với cuộc xung đột bằng đánh đấm và ném đá xảy ra năm ngoái. Khi cả hai bên tiếp tục tăng cường lực lượng, một tính toán sai lầm nguy hiểm, có thể dẫn đến một cuộc xung đột khu vực. Nguồn ảnh: QQ. Quân đội Trung Quốc đóng trên vùng biên giới Tây Tạng. Nguồn: QQ.
Một số lượng lớn binh sĩ Ấn Độ sẽ tiếp tục được điều động đến khu vực miền núi biên giới, giáp với Trung Quốc vào mùa hè này, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân vẫn tiếp diễn.
Cách đây một năm, cả hai bên đã tập trung một số lượng lớn các đơn vị tại biên giới ở Thung lũng Galwan và phía đông Ladakh, gần Đường ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), được coi là biên giới giữa hai nước hiện nay.
Trong những tháng sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc liên tục tăng cường lực lượng đến khu vực này, trong đó có nhiều vũ khí hiện đại và tích cực xây dựng cơ sở vật chất cho các lực lượng của họ, để có thể chịu đựng được thời tiết mùa đông lạnh giá kéo dài.
Hiện nay, nhiệt độ giữa mùa hè trong khu vực đã tăng lên và do đó căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh cũng tăng lên. Hai quốc gia đã xung đột trên dãy Himalaya vào năm 1962; nhưng trong những thập kỷ sau đó, trọng tâm chiến lược của Ấn Độ chủ yếu là với đối thủ Pakistan.
Tuy nhiên, sau cuộc chạm trán ngắn ngủi năm ngoái, mặc dù có những thương vong cho cả hai bên, nhưng cả hai bên đã chấp nhận đàm phán trực tiếp và xuống thang.
Theo thông tin từ truyền thông Ấn Độ và Bloomberg, hiện có khoảng hai trăm nghìn binh sĩ Ấn Độ được triển khai dọc theo biên giới, tăng hơn bốn mươi phần trăm so với năm ngoái.
Trong bối cảnh nhiệt độ khu vực xung đột Trung-Ấn đã ấm lên, Ấn Độ ngay lập tức triển khai thêm 50 nghìn quân (tương đương 5 sư đoàn bộ binh đủ quân tiêu chuẩn) chỉ trong vòng một tuần qua.
Số lượng quân lớn như vậy, được triển khai dọc theo tuyến biên giới, nhằm ngăn chặn sự xâm lược bất ngờ của Trung Quốc. Đồng thời việc tăng cường thêm quân, có thể cho phép Ấn Độ có cơ hội tấn công và thậm chí chiếm lãnh thổ của Trung Quốc, nếu tình huống cho phép.
Các quan chức chính phủ cấp cao ở New Delhi cho biết, việc tái triển khai binh lính trong khu vực, bao gồm nhiều máy bay trực thăng hơn, sẽ vận chuyển binh lính từ các khu vực có độ cao của Thung lũng Kashmir, đồng thời cho phép triển khai nhanh các loại pháo, bao gồm cả pháo siêu nhẹ M777, được nhập từ Mỹ.
Ấn Độ cũng đã để mắt đến xe tăng hạng nhẹ Sprut SDM1 do Nga sản xuất và có thể là khách hàng xuất khẩu đầu tiên mua loại xe tăng này của Moscow. Sprut SDM1 có lớp giáp mỏng hơn, có thể được vận chuyển bằng máy bay, hoặc thậm chí triển khai bằng dù, với cả kíp xe bên trong.
Sprut SDM1 có trọng lượng chỉ 18 tấn, là phương tiện lý tưởng cho các hoạt động chiến đấu ở khu vực miền núi, vì nó sử dụng chung khẩu pháo chính với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, đang được biên chế trong Quân đội Ấn Độ.
Còn phía Trung Quốc trước đó đã triển khai xe tăng hạng nhẹ Type 15 có trọng lượng lớn hơn xe tăng Sprut SDM1, tới khu vực mà năm ngoái họ đã xây dựng các doanh trại di động đặc biệt cho binh lính, để giúp họ chịu đựng mùa đông khắc nghiệt, tại khu vực Himalaya.
Sau khi căng thẳng được hạ nhiệt, khi nhiệt độ trong khu vực cũng giảm xuống do mùa đông, nhưng cả hai bên vẫn tiếp tục sự gia tăng củng cố sức mạnh quân sự.
Chưa rõ Trung Quốc bố trí bao nhiêu binh sĩ ở biên giới của họ, nhưng họ đã củng cố các sân bay và đường băng, cũng như các kho hậu cần mới, để cho phép vận chuyển người và vật chất nhanh chóng khi có tình huống.
Theo một số thông tin, Trung Quốc cũng đang xây dựng hệ thống hầm tránh bom, boongke để chứa các máy bay chiến đấu và đã di chuyển một số trung đoàn pháo tầm xa, xe tăng và tên lửa phòng không đến các trận địa chuẩn bị sẵn.
Nếu một cuộc xung đột Trung - Ấn xảy ra trong năm nay, thì nó sẽ còn thảm họa hơn nhiều so với cuộc xung đột bằng đánh đấm và ném đá xảy ra năm ngoái. Khi cả hai bên tiếp tục tăng cường lực lượng, một tính toán sai lầm nguy hiểm, có thể dẫn đến một cuộc xung đột khu vực. Nguồn ảnh: QQ.
Quân đội Trung Quốc đóng trên vùng biên giới Tây Tạng. Nguồn: QQ.