Mấu chốt dẫn tới tình trạng trên xuất phát từ việc Ấn Độ chọn mua các tiêm kích đa năng Rafale của Pháp vào tháng 1/2012 ngay khi đang ôm ấp phát triển phiên bản tiêm kích thế hệ thứ năm Sukhoi Su T-50 của Nga.
Theo bài phân tích trên tạp chí Jane's, việc khó nhất chính là sự lựa chọn loại máy bay nào để đảm bảo cân bằng giữa Bộ Quốc phòng, Không quân Ấn Độ và cộng đồng chính trị ở Ấn Độ đặt trong sự liên đới với việc giải quyết các vấn đề lớn về ngoại giao và ngành công nghiệp quốc phòng của đất nước.
Bởi một thực tế đang diễn ra ở Ấn Độ là có những người ủng hộ Rafale, trong khi lại có nhóm người khác muốn dành quyền ưu tiên phát triển một phiên bản của Su T-50 do Ấn Độ sản xuất với tên gọi FGFA.
|
Nguyên mẫu tiêm kích thế hệ thứ năm Su T-50 của Ấn Độ. |
Với New Delhi, “tiền không phải là vấn đề đối với cả chương trình mua Rafale hay phát triển Su T-50, nhưng nếu đưa ra quyết định chọn một trong hai thì sẽ có ảnh hưởng rất lâu dài”, một nhà phân tích Ấn Độ nói với tờ IHS Jane’s.
“Nếu đặt các nguồn lực vào Su T-50, sau này Không quân Ấn Độ (IAF) sẽ trở thành một phi đội hầu như toàn bộ sử dụng công nghệ Nga. Và như thế có nghĩa rằng Ấn Độ đang đánh cược cấu trúc không lực trong tương lai ở ngay trên giấy tờ. Còn nếu quyết định lựa chọn Rafale, có thể sẽ lãng quên đi một tiêm kích thế hệ thứ 5, nhưng ít nhất hiện tại Ấn Độ cũng biết được tất cả mọi thứ về Rafale đang có”, nhà phân tích Ấn Độ nói thêm.
Có thể những vận may của tiêm kích Rafale đang được trợ giúp bởi những gì được cho là sự gia tăng dịch chuyển sang phương Tây trong IAF. Trong thực tế, các chương trình kết hợp với Mỹ liên quan đến Boeing C-17 và Lockheed Martin C-130J-30, cũng như với Dassault của Pháp trong chương trình Mirage 2000 đã có những trợ giúp cho các quan chức IAF hơn so với phong cách thương mại của Nga.
“Rất nhiều người thuộc IAF không thích lối làm việc của người Nga. Người Nga ứng xử với người Ấn Độ như những đứa trẻ và các quan chức IAF cao cấp vốn lại không được trọng thị như trong quân đội khi làm việc với người Nga”, chuyên gia phân tích Ấn Độ nói.
Tuy nhiên, sự dịch chuyển sang hướng ưa dùng máy bay phương Tây trong IAF vẫn chưa làm thay đổi một thị trường chiến đấu đấu cơ do Mỹ sản xuất trong tương lai ở Ấn Độ. IAF rất thích các máy bay vận tải cùng một số nền tảng máy bay khác do Mỹ sản xuất, nhưng nghiêng về lựa chọn mua các máy bay chiến đấu tiền tuyến có xuất xứ từ Mỹ.
“Vẫn còn rất nhiều người trong lực lượng vũ trang Ấn Độ còn ghi nhớ sự kiện xảy ra năm 1998 khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt Ấn Độ do chương trình hạt nhân. Cho đến khi tất cả thế hệ này chưa nghỉ hưu thì có vẻ như một thỏa thuận nào đó giống như mua F-35 chẳng hạn cũng khó mà xảy ra được”, nhà phân tích Ấn Độ dự đoán.