Để vận hành thuần thục hệ thống phòng thủ S-300, các kíp chiến đầu của lực lượng phòng không Syria sẽ phải mất ít nhất hàng năm huấn luyện. Chính vì vậy, gần như chắc chắn các kỹ sư Nga sẽ đảm trách công việc điều khiển tên lửa này kể cả khi đã được bàn giao cho Syria.Chuyên gia nghiên cứu Michael Kofman thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ nhận xét: "Tôi nghĩ rất ít khả năng người Syria sẽ được vận hành hệ thống mà không có sự trợ giúp của các cố vấn Nga trong thời gian trung hạn".Trong khi đó, biên tập viên quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho rằng, xét tới thực tế chính quân đội Syria là lực lượng đã bắn hạ chiếc Il-20 của Nga nên Moscow có thể sẽ không mạo hiểm cho phép binh sĩ Syria trực tiếp vận hành hệ thống tên lửa S-300 tối tân này.Chuyên gia Mỹ cho rằng, khi Nga tuyên bố sẽ trang bị cho Syria những hệ thống điều khiển tự động mới chỉ được biên chế cho các lực lượng vũ trang Nga thì điều này có nghĩa là Moscow đang có kế hoạch mặc nhiên giành quyền quản lý tất các các hệ thống phòng không của Syria.Thực tế này cho thấy, để đảm bảo chắc chắn những binh sĩ Syria được đào tạo kém cỏi sẽ không thể bừa bãi tấn công các lực lượng bạn bè trong tình huống nguy cấp cần khai hỏa bẻ gãy đòn tấn công của đối phương.Đặc biệt, các kíp chiến đấu Nga tham gia điều khiển hệ thống phòng không Syria sẽ khiến kế hoạch tấn công các mục tiêu Iran trong lãnh thổ Syria của Israel trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.Nói về tình huống Nga bàn giao cho kíp chiến đấu Syria vận hành, vị chuyên gia người Mỹ khẳng định, nếu như vậy sẽ không quá khó khăn cho Không quân Israel nếu họ muốn phá hủy S-300 như các tổ hợp Pantsir-S1 trước đây.Vì những nguyên nhân nói trên, vị chuyên gia Mỹ cho rằng trong giai đoạn đầu khi S-300 được bàn giao cho Syria, vũ khí này vẫn sẽ được chính người Nga vận hành và cùng phối hợp với những hệ thống khác hiện có của phòng không Syria nhằm tăng cường khả năng chiến đấu.Theo nhà phân tích quân sự Dmitri Safonov từng làm việc tại tờ Izvestia, để có thể vận hành thuần thục hệ thống phòng không S-300, một kíp chiến đấu phải cần tới trên 4 năm huấn luyện. Nhưng sau quá trình chọn lọc khắt khe, không phải tất cả học viên đều có thể đi đến đích, trở thành người điều khiển S-300.Quá trình huấn luyện binh sĩ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là nghiên cứu về lý thuyết liên quan tới không kích của kẻ địch và biện pháp tiền đề để ngăn chặn."Mỗi thiết bị tính toán của S-300 đều truyền tải kế hoạch hành động qua giấy hoặc khẩu lệnh. Mục tiêu nhằm tối đa hóa tiềm năng sử dụng và hỏa lực tên lửa của các hệ thống phòng không này để bán hạ nhiều mục tiêu nhất có thể", vị chuyên gia này cho biết.Giai đoạn tiếp theo được tổ chức trên thao trường. Một số chiến đấu cơ cất cánh từ địa điểm gần đó xâm nhập vào phạm vi của hệ thống phòng không. Các học viên sẽ luyện tập xử lý các chiến đấu cơ này trên máy tính. Sau đó, những chiến đấu cơ này sẽ thả tên lửa không đầu đạn vào mục tiêu rồi di chuyển theo đường bay mà S-300 không thể bắn hạ để tăng độ khó.Vị chuyên gia này cho biết thêm: "Tất cả đều diễn ra trong 3 giai đoạn: radar dò tìm và xác định đối thủ, ước tính đường bay của mục tiêu và cuối cùng là phóng tên lửa để hạ chúng".Tuy nhiên, theo những thông tin được tiết lộ, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có kíp chiến đấu nào người Syria được đào tạo bài bản như vậy.Nguyên nhân là bởi thương vụ S-300 Nga-Syria đã bị đóng băng từ nhiều năm trước, vì vậy quá trình huấn luyện đã không được thực hiện. Đây chính là nguyên nhân khiến Nga sẽ chưa thể trao quyền điều khiển S-300 cho Syria.
Để vận hành thuần thục hệ thống phòng thủ S-300, các kíp chiến đầu của lực lượng phòng không Syria sẽ phải mất ít nhất hàng năm huấn luyện. Chính vì vậy, gần như chắc chắn các kỹ sư Nga sẽ đảm trách công việc điều khiển tên lửa này kể cả khi đã được bàn giao cho Syria.
Chuyên gia nghiên cứu Michael Kofman thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ nhận xét: "Tôi nghĩ rất ít khả năng người Syria sẽ được vận hành hệ thống mà không có sự trợ giúp của các cố vấn Nga trong thời gian trung hạn".
Trong khi đó, biên tập viên quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho rằng, xét tới thực tế chính quân đội Syria là lực lượng đã bắn hạ chiếc Il-20 của Nga nên Moscow có thể sẽ không mạo hiểm cho phép binh sĩ Syria trực tiếp vận hành hệ thống tên lửa S-300 tối tân này.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, khi Nga tuyên bố sẽ trang bị cho Syria những hệ thống điều khiển tự động mới chỉ được biên chế cho các lực lượng vũ trang Nga thì điều này có nghĩa là Moscow đang có kế hoạch mặc nhiên giành quyền quản lý tất các các hệ thống phòng không của Syria.
Thực tế này cho thấy, để đảm bảo chắc chắn những binh sĩ Syria được đào tạo kém cỏi sẽ không thể bừa bãi tấn công các lực lượng bạn bè trong tình huống nguy cấp cần khai hỏa bẻ gãy đòn tấn công của đối phương.
Đặc biệt, các kíp chiến đấu Nga tham gia điều khiển hệ thống phòng không Syria sẽ khiến kế hoạch tấn công các mục tiêu Iran trong lãnh thổ Syria của Israel trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.
Nói về tình huống Nga bàn giao cho kíp chiến đấu Syria vận hành, vị chuyên gia người Mỹ khẳng định, nếu như vậy sẽ không quá khó khăn cho Không quân Israel nếu họ muốn phá hủy S-300 như các tổ hợp Pantsir-S1 trước đây.
Vì những nguyên nhân nói trên, vị chuyên gia Mỹ cho rằng trong giai đoạn đầu khi S-300 được bàn giao cho Syria, vũ khí này vẫn sẽ được chính người Nga vận hành và cùng phối hợp với những hệ thống khác hiện có của phòng không Syria nhằm tăng cường khả năng chiến đấu.
Theo nhà phân tích quân sự Dmitri Safonov từng làm việc tại tờ Izvestia, để có thể vận hành thuần thục hệ thống phòng không S-300, một kíp chiến đấu phải cần tới trên 4 năm huấn luyện. Nhưng sau quá trình chọn lọc khắt khe, không phải tất cả học viên đều có thể đi đến đích, trở thành người điều khiển S-300.
Quá trình huấn luyện binh sĩ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là nghiên cứu về lý thuyết liên quan tới không kích của kẻ địch và biện pháp tiền đề để ngăn chặn.
"Mỗi thiết bị tính toán của S-300 đều truyền tải kế hoạch hành động qua giấy hoặc khẩu lệnh. Mục tiêu nhằm tối đa hóa tiềm năng sử dụng và hỏa lực tên lửa của các hệ thống phòng không này để bán hạ nhiều mục tiêu nhất có thể", vị chuyên gia này cho biết.
Giai đoạn tiếp theo được tổ chức trên thao trường. Một số chiến đấu cơ cất cánh từ địa điểm gần đó xâm nhập vào phạm vi của hệ thống phòng không. Các học viên sẽ luyện tập xử lý các chiến đấu cơ này trên máy tính. Sau đó, những chiến đấu cơ này sẽ thả tên lửa không đầu đạn vào mục tiêu rồi di chuyển theo đường bay mà S-300 không thể bắn hạ để tăng độ khó.
Vị chuyên gia này cho biết thêm: "Tất cả đều diễn ra trong 3 giai đoạn: radar dò tìm và xác định đối thủ, ước tính đường bay của mục tiêu và cuối cùng là phóng tên lửa để hạ chúng".
Tuy nhiên, theo những thông tin được tiết lộ, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có kíp chiến đấu nào người Syria được đào tạo bài bản như vậy.
Nguyên nhân là bởi thương vụ S-300 Nga-Syria đã bị đóng băng từ nhiều năm trước, vì vậy quá trình huấn luyện đã không được thực hiện. Đây chính là nguyên nhân khiến Nga sẽ chưa thể trao quyền điều khiển S-300 cho Syria.