Các hình ảnh vệ tinh mới của Nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur cho thấy, phần lớn các máy bay chiến đấu Su-35 mới hoàn thành tiếp tục được sơn màu của Không quân Ai Cập, với việc Ai Cập đã đặt hàng khoảng 26 chiếc Su-35 vào cuối năm 2018.Nga chỉ vận hành một dây chuyền duy nhất sản xuất tiêm kích Su-35; nhưng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các lực lượng vũ trang của họ đã ưu tiên giao hàng cho các khách hàng nước ngoài, có nghĩa là việc mua Su-35 của Ai Cập, sẽ làm chậm kế hoạch hiện đại hóa Không quân Nga.Một ví dụ đáng chú ý khác gần đây cho thấy, khi nhu cầu trong nước được đặt tương tự như nhu cầu của khách hàng nước ngoài, nhưng Không quân Nga sẽ nhận được máy bay chiến đấu sau; đó là việc bán máy bay chiến đấu Su-30SM cho Kazakhstan.Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, chủ yếu dựa vào doanh thu từ xuất khẩu; đặc biệt là từ giữa thập niên 90, do sự suy giảm kinh tế mạnh, nên xuất khẩu quốc phòng chiếm 45% lợi nhuận, trong xuất khẩu của Nga.Khi được bàn giao, Su-35 sẽ là máy bay chiến đấu có tính năng tốt nhất ở châu Phi hoặc thế giới Ả Rập, sẽ cung cấp cho Ai Cập loại máy bay chiến đấu có ưu thế trên không hiệu suất cao, mà Mỹ đã từ chối cung cấp trong hơn 4 thập kỷ qua.Su-35 là tài sản đặc biệt có giá trị do Ai Cập đang tiếp tục căng thẳng với Ethiopia và sẽ là máy bay chiến đấu duy nhất trong kho vũ khí của Ai Cập, có thể tiếp cận không phận Ethiopia với đầy đủ vũ khí và không phụ thuộc nhiều vào tiếp nhiên liệu trên không.Ngoài tầm hoạt động, Su-35 được đánh giá cao nhờ khả năng cơ động rất cao, bộ cảm biến mạnh mẽ và phạm vi tác chiến không đối không rất xa, khi sử dụng tên lửa siêu thanh R-37M.Su-35 đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Syria và đã được sử dụng để đánh chặn nhiều cuộc xâm nhập của máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vào không phận Syria. Đồng thời đã tiến hành khắc phục những lỗi, sau khi tham chiến tại đây.Ai Cập dự kiến sẽ xem xét mua các loại máy bay tiếp theo, hợp đồng mới nhất của họ là tiếp tục mua 30 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trong một hợp đồng có giá 3,75 tỷ euro, được trả trong vòng 10 năm.Sau cuộc đảo chính quân sự của Ai Cập diễn ra vào năm 2013, dẫn đến việc đóng băng các hợp đồng mua vũ khí của Mỹ, Ai Cập đã quay sang các đối tác cũ là Nga và Pháp trong việc cung cấp vũ khí; rất nhanh chóng, nhiều vũ khí hiện đại đã được chính phủ Ai Cập đặt mua.Trong suốt hơn 30 năm thực hiện đối tác quốc phòng với Mỹ, Mỹ chỉ coi Ai Cập là “đồng minh hạng hai”, khi từ chối cung cấp cho Ai Cập những máy bay chiến đấu hạng nặng và vũ khí tiến công tầm xa, để giúp đồng minh Israel luôn chiếm thế “thượng phong” trong khu vực.Ai Cập chỉ được Mỹ bán cho các máy bay chiến đấu hạng nhẹ như F-16, chứ không được mua F-15 như Israel hoặc Ả-rập Xê út; điều này đã gây bất bình cho Ai Cập. Ngay cả máy bay F-16 của Ai Cập, cũng không được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-120; còn tên lửa AIM-7 Sparrow thì dễ bị Israel chế áp điện tử.Việc Ai Cập liên tiếp sắm “hàng nóng”, thể hiện quyết tâm của Ai Cập quay trở lại là quốc gia lãnh đạo khu vực, như trong thập niên 1950 đến đầu thập niên 1970. Với những chiến đấu cơ hiện đại mới được trang bị, giúp Ai Cập trở lại là “thế lực” trong khu vực.Ai Cập cũng được cho là đang xem xét đặt hàng tiếp theo các máy bay chiến đấu MiG-29M hoặc MiG-35, sau khi nhận được 46 chiếc máy bay loại này, những chiếc MiG-29M cũng là những máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Ai Cập hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest. Dàn tiêm kích F-15 của Israel sẽ không còn được "nhởn nhơ" trước sức mạnh của Không quân Ai Cập. Nguồn: IAF.
Các hình ảnh vệ tinh mới của Nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur cho thấy, phần lớn các máy bay chiến đấu Su-35 mới hoàn thành tiếp tục được sơn màu của Không quân Ai Cập, với việc Ai Cập đã đặt hàng khoảng 26 chiếc Su-35 vào cuối năm 2018.
Nga chỉ vận hành một dây chuyền duy nhất sản xuất tiêm kích Su-35; nhưng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các lực lượng vũ trang của họ đã ưu tiên giao hàng cho các khách hàng nước ngoài, có nghĩa là việc mua Su-35 của Ai Cập, sẽ làm chậm kế hoạch hiện đại hóa Không quân Nga.
Một ví dụ đáng chú ý khác gần đây cho thấy, khi nhu cầu trong nước được đặt tương tự như nhu cầu của khách hàng nước ngoài, nhưng Không quân Nga sẽ nhận được máy bay chiến đấu sau; đó là việc bán máy bay chiến đấu Su-30SM cho Kazakhstan.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, chủ yếu dựa vào doanh thu từ xuất khẩu; đặc biệt là từ giữa thập niên 90, do sự suy giảm kinh tế mạnh, nên xuất khẩu quốc phòng chiếm 45% lợi nhuận, trong xuất khẩu của Nga.
Khi được bàn giao, Su-35 sẽ là máy bay chiến đấu có tính năng tốt nhất ở châu Phi hoặc thế giới Ả Rập, sẽ cung cấp cho Ai Cập loại máy bay chiến đấu có ưu thế trên không hiệu suất cao, mà Mỹ đã từ chối cung cấp trong hơn 4 thập kỷ qua.
Su-35 là tài sản đặc biệt có giá trị do Ai Cập đang tiếp tục căng thẳng với Ethiopia và sẽ là máy bay chiến đấu duy nhất trong kho vũ khí của Ai Cập, có thể tiếp cận không phận Ethiopia với đầy đủ vũ khí và không phụ thuộc nhiều vào tiếp nhiên liệu trên không.
Ngoài tầm hoạt động, Su-35 được đánh giá cao nhờ khả năng cơ động rất cao, bộ cảm biến mạnh mẽ và phạm vi tác chiến không đối không rất xa, khi sử dụng tên lửa siêu thanh R-37M.
Su-35 đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Syria và đã được sử dụng để đánh chặn nhiều cuộc xâm nhập của máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vào không phận Syria. Đồng thời đã tiến hành khắc phục những lỗi, sau khi tham chiến tại đây.
Ai Cập dự kiến sẽ xem xét mua các loại máy bay tiếp theo, hợp đồng mới nhất của họ là tiếp tục mua 30 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trong một hợp đồng có giá 3,75 tỷ euro, được trả trong vòng 10 năm.
Sau cuộc đảo chính quân sự của Ai Cập diễn ra vào năm 2013, dẫn đến việc đóng băng các hợp đồng mua vũ khí của Mỹ, Ai Cập đã quay sang các đối tác cũ là Nga và Pháp trong việc cung cấp vũ khí; rất nhanh chóng, nhiều vũ khí hiện đại đã được chính phủ Ai Cập đặt mua.
Trong suốt hơn 30 năm thực hiện đối tác quốc phòng với Mỹ, Mỹ chỉ coi Ai Cập là “đồng minh hạng hai”, khi từ chối cung cấp cho Ai Cập những máy bay chiến đấu hạng nặng và vũ khí tiến công tầm xa, để giúp đồng minh Israel luôn chiếm thế “thượng phong” trong khu vực.
Ai Cập chỉ được Mỹ bán cho các máy bay chiến đấu hạng nhẹ như F-16, chứ không được mua F-15 như Israel hoặc Ả-rập Xê út; điều này đã gây bất bình cho Ai Cập. Ngay cả máy bay F-16 của Ai Cập, cũng không được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-120; còn tên lửa AIM-7 Sparrow thì dễ bị Israel chế áp điện tử.
Việc Ai Cập liên tiếp sắm “hàng nóng”, thể hiện quyết tâm của Ai Cập quay trở lại là quốc gia lãnh đạo khu vực, như trong thập niên 1950 đến đầu thập niên 1970. Với những chiến đấu cơ hiện đại mới được trang bị, giúp Ai Cập trở lại là “thế lực” trong khu vực.
Ai Cập cũng được cho là đang xem xét đặt hàng tiếp theo các máy bay chiến đấu MiG-29M hoặc MiG-35, sau khi nhận được 46 chiếc máy bay loại này, những chiếc MiG-29M cũng là những máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Ai Cập hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dàn tiêm kích F-15 của Israel sẽ không còn được "nhởn nhơ" trước sức mạnh của Không quân Ai Cập. Nguồn: IAF.