Vị thế của không quân Ai Cập so với các nước láng giềng, như Saudi Arabi, Israel và Algeria, đã giảm đáng kể từ những năm 1980, khi quốc gia này hầu như chỉ dựa vào vũ khí từ Mỹ, trong khi đó Mỹ cũng hạn chế việc cung cấp những vũ khí tiên tiến cho Ai Cập. Tuy nhiên, hiện tại lực lượng không quân của Ai Cập đã được cải thiện nhanh chóng, kể từ khi chính phủ liên kết với phương Tây bị lật đổ vào năm 2013, chính phủ mới lãnh đạo quân đội của nước này đầu tư lớn vào các hệ thống vũ khí tiên tiến, chủ yếu có nguồn gốc từ Nga.Đầu tiên là tên lửa S-300V4, quân đội Ai Cập đã đặt hàng hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300V4 vào năm 2013 cùng với các hệ thống tên lửa tầm trung BuK-M2 và Tor-M2 tầm ngắn bổ sung. S-300V4 được đánh giá là nền tảng tiên tiến, được tích hợp nhiều công nghệ tương tự như hệ thống S-400. S-300V4 được thiết kế tăng khả năng cơ động, với xe phóng bánh xích thay vì xe bánh lốp của S-400. Nền tảng này có khả năng triển khai các tên lửa siêu thanh tầm xa, tương tự như hệ thống S-400, bao gồm cả tên lửa 40N6E có thể tấn công mục tiêu, ở mọi độ cao và phạm vi lên đến 400km. Khả năng triển khai nhanh chóng của S-300V4, rất phù hợp với các lực lượng vũ trang của Ai Cập, vốn bị cấm triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến tới bán đảo Sinai. Việc các khẩu đội tên lửa có khả năng triển khai nhanh chóng trên bán đảo, sẽ kịp thời hộ tống các lực lượng mặt đất trong trường hợp xảy ra xung đột. Thứ hai là máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không E-2 Hawkeye, có khả năng theo dõi hàng trăm máy bay một lúc, đồng thời có thể cung cấp thông tin chính xác về vị trí của đối phương, trực tiếp hỗ trợ cho các tên lửa nhanh chóng tiêu diệt kẻ địch.E-2 Hawkeye cũng có khả năng dẫn đường cho các tên lửa, từ máy bay chiến đấu F-16, Mirage 2000 và Rafale tới mục tiêu trong tầm bắn. E-2 Hawkeye vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng không quân của Ai Cập, mặc dù không quân nước này chuyển sang phụ thuộc nhiều hơn vào máy bay chiến đấu của Nga. Tiếp theo là tiêm kích Su-35, là một loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng, có khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu F-15 Eagles của Israel. Su-35 của Ai Cập có khả năng chiến đấu tốt hơn tất cả những máy bay của các nước trong khu vực. Máy bay được trang bị tên lửa siêu thanh tầm xa R-37M, động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, khung máy bay làm từ chất liệu tổng hợp, giúp giảm tiết diện hạn chế sự theo dõi radar.Thứ ba là máy bay Rafale, Ai Cập là khách hàng đầu tiên được tiếp cận máy bay chiến đấu hạng trung Rafale của Pháp. Máy bay được tran bị radar AESA mạnh mẽ, với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.Tuy nhiên, phạm vi tác chiến không đối không của máy bay chiến đấu bị hạn chế, dựa vào tên lửa MICA của Pháp có tầm bắn ngắn hơn đáng kể, so với AIM-120C của Mỹ và R-77 của Nga, ít hơn nhiều so với R-37M của Su-35. Tiếp theo là chiến đấu cơ MiG-29M, các máy bay này có tầm bay rộng, được tích hợp các cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử vượt trội, khiến chúng rất đáng gờm khi không chiến mặc dù có giá thành khiêm tốn. Ngoài ra tên lửa không đối không R-77 và R-27ER của MiG-29 cho phép máy bay này vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Israel triển khai. Dự kiến trong thời gian tới, không quân Ai Cập sẽ tiếp tục được bổ sung, bởi các lô máy bay chiến đấu hạng trung MiG-35 hiện đại của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest. Quang cảnh kinh ngạc nhìn từ khoang lái của tiêm kích MiG-31 khi bay ở độ cao cận vũ trụ. Nguồn: RAF.
Vị thế của không quân Ai Cập so với các nước láng giềng, như Saudi Arabi, Israel và Algeria, đã giảm đáng kể từ những năm 1980, khi quốc gia này hầu như chỉ dựa vào vũ khí từ Mỹ, trong khi đó Mỹ cũng hạn chế việc cung cấp những vũ khí tiên tiến cho Ai Cập.
Tuy nhiên, hiện tại lực lượng không quân của Ai Cập đã được cải thiện nhanh chóng, kể từ khi chính phủ liên kết với phương Tây bị lật đổ vào năm 2013, chính phủ mới lãnh đạo quân đội của nước này đầu tư lớn vào các hệ thống vũ khí tiên tiến, chủ yếu có nguồn gốc từ Nga.
Đầu tiên là tên lửa S-300V4, quân đội Ai Cập đã đặt hàng hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300V4 vào năm 2013 cùng với các hệ thống tên lửa tầm trung BuK-M2 và Tor-M2 tầm ngắn bổ sung. S-300V4 được đánh giá là nền tảng tiên tiến, được tích hợp nhiều công nghệ tương tự như hệ thống S-400.
S-300V4 được thiết kế tăng khả năng cơ động, với xe phóng bánh xích thay vì xe bánh lốp của S-400. Nền tảng này có khả năng triển khai các tên lửa siêu thanh tầm xa, tương tự như hệ thống S-400, bao gồm cả
tên lửa 40N6E có thể tấn công mục tiêu, ở mọi độ cao và phạm vi lên đến 400km.
Khả năng triển khai nhanh chóng của S-300V4, rất phù hợp với các lực lượng vũ trang của Ai Cập, vốn bị cấm triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến tới bán đảo Sinai. Việc các khẩu đội tên lửa có khả năng triển khai nhanh chóng trên bán đảo, sẽ kịp thời hộ tống các lực lượng mặt đất trong trường hợp xảy ra xung đột.
Thứ hai là máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không E-2 Hawkeye, có khả năng theo dõi hàng trăm máy bay một lúc, đồng thời có thể cung cấp thông tin chính xác về vị trí của đối phương, trực tiếp hỗ trợ cho các tên lửa nhanh chóng tiêu diệt kẻ địch.
E-2 Hawkeye cũng có khả năng dẫn đường cho các tên lửa, từ máy bay chiến đấu F-16, Mirage 2000 và Rafale tới mục tiêu trong tầm bắn. E-2 Hawkeye vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng không quân của Ai Cập, mặc dù không quân nước này chuyển sang phụ thuộc nhiều hơn vào máy bay chiến đấu của Nga.
Tiếp theo là tiêm kích Su-35, là một loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng, có khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu F-15 Eagles của Israel.
Su-35 của Ai Cập có khả năng chiến đấu tốt hơn tất cả những máy bay của các nước trong khu vực. Máy bay được trang bị tên lửa siêu thanh tầm xa R-37M, động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, khung máy bay làm từ chất liệu tổng hợp, giúp giảm tiết diện hạn chế sự theo dõi radar.
Thứ ba là máy bay Rafale, Ai Cập là khách hàng đầu tiên được tiếp cận máy bay chiến đấu hạng trung Rafale của Pháp. Máy bay được tran bị radar AESA mạnh mẽ, với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.
Tuy nhiên, phạm vi tác chiến không đối không của máy bay chiến đấu bị hạn chế, dựa vào tên lửa MICA của Pháp có tầm bắn ngắn hơn đáng kể, so với AIM-120C của Mỹ và R-77 của Nga, ít hơn nhiều so với R-37M của Su-35.
Tiếp theo là chiến đấu cơ MiG-29M, các máy bay này có tầm bay rộng, được tích hợp các cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử vượt trội, khiến chúng rất đáng gờm khi không chiến mặc dù có giá thành khiêm tốn.
Ngoài ra tên lửa không đối không R-77 và R-27ER của MiG-29 cho phép máy bay này vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Israel triển khai. Dự kiến trong thời gian tới, không quân Ai Cập sẽ tiếp tục được bổ sung, bởi các lô máy bay chiến đấu hạng trung MiG-35 hiện đại của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quang cảnh kinh ngạc nhìn từ khoang lái của tiêm kích MiG-31 khi bay ở độ cao cận vũ trụ. Nguồn: RAF.