"Vào hôm thứ năm ngày 5/12, trong chuyến bay huấn luyện, một máy bay chiến đấu MiG-29M do Nga chế tạo cho không quân Ai Cập theo hợp đồng thương mại ký kết năm 2016 đã bị rơi", báo cáo của Vedomosti cho biết.Được biết phi công đã cố gắng kích hoạt ghế phóng, tuy nhiên Bộ Tư lệnh Không quân Ai Cập không đưa ra bất cứ thông tin nào về tình trạng hiện tại của người điều khiển chiếc tiêm kích trên.Theo phía Ai Cập, chiếc máy bay chiến đấu trên chỉ mới có vài năm tuổi và thông tin đưa ra về một sự cố phức tạp, cụ thể là xảy ra lỗi của nhiều hệ thống cùng lúc.Sự cố trên đã làm phát sinh rất nhiều câu hỏi về sự an toàn của những chiếc máy bay chiến đấu của Nga. Cần lưu ý rằng đây đã là chiếc máy bay MiG-29M thứ hai của Ai Cập bị rơi trong tình trạng rất mới.Hiện tại Bộ Quốc phòng Ai Cập đã quyết định đình chỉ hoạt động của tiêm kích MiG-29M trong một thời gian không xác định để tiếp tục điều tra nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố.Mặc dù còn phải chờ đợi kết luận điều tra, tuy nhiên vụ việc trên vẫn bị coi là một đòn giáng rất mạnh vào tập đoàn chế tạo máy bay MiG nổi tiếng của Nga.Như đã biết, trong thời gian gần đây tập đoàn MiG đã gặp phải những khó khăn cực lớn khi gần như không có thêm đơn hàng mới từ cả không quân Nga lẫn khách hàng nước ngoài.Sản phẩm chủ lực MiG-35 mặc dù được quảng cáo rất rầm rộ nhưng hiện tại ngay đến cả không quân Nga cũng chưa chấp nhận nó vào biên chế, dẫn tới sự e ngại trên thị trường vũ khí quốc tế.Các máy bay chiến đấu MiG đời mới bị nhận xét là không vượt qua nổi cái bóng lớn của những người tiền nhiệm như MiG-21 hay MiG-31, chúng bị sản phẩm của tập đoàn Sukhoi "át vía" hoàn toàn.Trong bối cảnh trên, khi không quân Ai Cập tuyên bố ý định đặt mua tới 50 tiêm kích đa năng MiG-29M hiện đại và cả phiên bản 2 chỗ ngồi MiG-29M2 đã được coi là cứu cánh cho tập đoàn MiG.Cho dù thất bại trong việc chào hàng biến thể MiG-35 tối tân hơn (và dĩ nhiên là giá cũng đắt hơn) nhưng hợp đồng cung cấp MiG-29 cho Ai Cập vẫn được coi là cứu cánh giúp cho tập đoàn MiG tránh khỏi nguy cơ phá sản.Những chiếc MiG-29M đầu tiên sản xuất cho Không quân Ai Cập đã hoàn thiện vào cuối năm 2017 và tiến hành bàn giao vào đầu năm 2018, nhưng đến tháng 11/2018 đã có một chiếc bị rơi do lỗi kỹ thuật.Việc máy bay chiến đấu hiện đại vừa khai thác đã gặp sự cố chắc chắn sẽ khiến cho Ai Cập phải cân nhắc kỹ trong việc có đặt mua nốt số lượng 50 chiếc MiG-29M/M2 trong hợp đồng hay không.Cần nhắc lại rằng mới đây Ai Cập đã hủy hợp đồng mua số lượng lớn trực thăng tấn công Ka-52 Alligator của Nga để quay sang lựa chọn AH-64E Apache của Mỹ với lý do máy bay Nga có chất lượng kém.Nếu vụ tai nạn được xác định là do lỗi từ nhà sản xuất thì đây có thể xem như cú "đòn kết liễu" vào hy vọng tái sinh của tập đoàn chế tạo máy bay MiG nổi tiếng ngày nào.Cần lưu ý thêm rằng hồi năm 2006, Bộ Quốc phòng Algeria đã hủy đơn hàng đặt mua 28 tiêm kích MiG-29SMT sau khi những chiếc được bàn giao bị phát hiện chỉ là hàng cũ tân trang.Kể từ sau vụ việc đó đến nay thì uy tín của tập đoàn chế tạo máy bay MiG vẫn chưa được phục hồi triệt để cho dù họ đã tìm mọi cách thanh minh cũng như cam kết sai lầm sẽ không lặp lại.Nếu viễn cảnh xấu nhất xảy ra, có lẽ ngày Tập đoàn MiG nổi tiếng thời Liên Xô ngày nào phải sáp nhập vào với Sukhoi hay bị giải thể là tương lai đã được nhìn thấy trước.
"Vào hôm thứ năm ngày 5/12, trong chuyến bay huấn luyện, một máy bay chiến đấu MiG-29M do Nga chế tạo cho không quân Ai Cập theo hợp đồng thương mại ký kết năm 2016 đã bị rơi", báo cáo của Vedomosti cho biết.
Được biết phi công đã cố gắng kích hoạt ghế phóng, tuy nhiên Bộ Tư lệnh Không quân Ai Cập không đưa ra bất cứ thông tin nào về tình trạng hiện tại của người điều khiển chiếc tiêm kích trên.
Theo phía Ai Cập, chiếc máy bay chiến đấu trên chỉ mới có vài năm tuổi và thông tin đưa ra về một sự cố phức tạp, cụ thể là xảy ra lỗi của nhiều hệ thống cùng lúc.
Sự cố trên đã làm phát sinh rất nhiều câu hỏi về sự an toàn của những chiếc máy bay chiến đấu của Nga. Cần lưu ý rằng đây đã là chiếc máy bay MiG-29M thứ hai của Ai Cập bị rơi trong tình trạng rất mới.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Ai Cập đã quyết định đình chỉ hoạt động của tiêm kích MiG-29M trong một thời gian không xác định để tiếp tục điều tra nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố.
Mặc dù còn phải chờ đợi kết luận điều tra, tuy nhiên vụ việc trên vẫn bị coi là một đòn giáng rất mạnh vào tập đoàn chế tạo máy bay MiG nổi tiếng của Nga.
Như đã biết, trong thời gian gần đây tập đoàn MiG đã gặp phải những khó khăn cực lớn khi gần như không có thêm đơn hàng mới từ cả không quân Nga lẫn khách hàng nước ngoài.
Sản phẩm chủ lực MiG-35 mặc dù được quảng cáo rất rầm rộ nhưng hiện tại ngay đến cả không quân Nga cũng chưa chấp nhận nó vào biên chế, dẫn tới sự e ngại trên thị trường vũ khí quốc tế.
Các máy bay chiến đấu MiG đời mới bị nhận xét là không vượt qua nổi cái bóng lớn của những người tiền nhiệm như MiG-21 hay MiG-31, chúng bị sản phẩm của tập đoàn Sukhoi "át vía" hoàn toàn.
Trong bối cảnh trên, khi không quân Ai Cập tuyên bố ý định đặt mua tới 50 tiêm kích đa năng MiG-29M hiện đại và cả phiên bản 2 chỗ ngồi MiG-29M2 đã được coi là cứu cánh cho tập đoàn MiG.
Cho dù thất bại trong việc chào hàng biến thể MiG-35 tối tân hơn (và dĩ nhiên là giá cũng đắt hơn) nhưng hợp đồng cung cấp MiG-29 cho Ai Cập vẫn được coi là cứu cánh giúp cho tập đoàn MiG tránh khỏi nguy cơ phá sản.
Những chiếc MiG-29M đầu tiên sản xuất cho Không quân Ai Cập đã hoàn thiện vào cuối năm 2017 và tiến hành bàn giao vào đầu năm 2018, nhưng đến tháng 11/2018 đã có một chiếc bị rơi do lỗi kỹ thuật.
Việc máy bay chiến đấu hiện đại vừa khai thác đã gặp sự cố chắc chắn sẽ khiến cho Ai Cập phải cân nhắc kỹ trong việc có đặt mua nốt số lượng 50 chiếc MiG-29M/M2 trong hợp đồng hay không.
Cần nhắc lại rằng mới đây Ai Cập đã hủy hợp đồng mua số lượng lớn trực thăng tấn công Ka-52 Alligator của Nga để quay sang lựa chọn AH-64E Apache của Mỹ với lý do máy bay Nga có chất lượng kém.
Nếu vụ tai nạn được xác định là do lỗi từ nhà sản xuất thì đây có thể xem như cú "đòn kết liễu" vào hy vọng tái sinh của tập đoàn chế tạo máy bay MiG nổi tiếng ngày nào.
Cần lưu ý thêm rằng hồi năm 2006, Bộ Quốc phòng Algeria đã hủy đơn hàng đặt mua 28 tiêm kích MiG-29SMT sau khi những chiếc được bàn giao bị phát hiện chỉ là hàng cũ tân trang.
Kể từ sau vụ việc đó đến nay thì uy tín của tập đoàn chế tạo máy bay MiG vẫn chưa được phục hồi triệt để cho dù họ đã tìm mọi cách thanh minh cũng như cam kết sai lầm sẽ không lặp lại.
Nếu viễn cảnh xấu nhất xảy ra, có lẽ ngày Tập đoàn MiG nổi tiếng thời Liên Xô ngày nào phải sáp nhập vào với Sukhoi hay bị giải thể là tương lai đã được nhìn thấy trước.