Không quân Mông Cổ vừa được Nga "tặng không" 2 chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29 Fulcrum, đây được đánh giá là sự bổ sung đáng quý đối với lực lượng không quân có quy mô nhỏ bé này.Thời gian gần đây Nga đã mở kho lưu trữ và mang đi trao tặng các quốc gia "phên dậu" rất nhiều vũ khí từ thời Liên Xô, việc làm này có tác dụng vừa đỡ tốn tiền bảo trì khí tài lại vừa tăng thêm tình hữu nghị.Tuy nhiên chi tiết đáng nói ở đây đó là phiên bản tiêm kích MiG-29 mà không quân Mông Cổ nhận được chỉ là biến thể huấn luyện MiG-29UB, nó có tính năng kém rất nhiều so với những máy bay mà Nga vừa tặng Serbia.MiG-29UB mà Mông Cổ vừa nhận thuộc thế hệ khung sườn đầu tiên của dòng tiêm kích Fulcrum có tuổi thọ 2.000 giờ bay, đặc điểm dễ nhận ra nhất chính là các cửa lấy khí phụ kiểu “mang cá” trên gốc cánh.Thế hệ máy bay chiến đấu Mig-29 đầu tiên do Liên Xô sản xuất được gọi là Fulcrum-A với sống lưng thuôn gọn có sức chứa nhiên liệu 4.365 lít, nó có 2 dòng giản lược tính năng và không mang được vũ khí hạt nhân để xuất khẩu.Đó là phiên bản MiG-29A cho các nước trong khối Warsaw và MiG-29B cho các quốc gia bên ngoài. Chúng chỉ có 1 mấu cứng duy nhất ở giữa 2 cửa gió là có thể gắn được thùng dầu phụ.MiG-29UB (Fulcrum-B) mà không quân Mông Cổ vừa nhận là phiên bản huấn luyện của MiG-29 Fulcrum-A với thùng dầu phía sau buồng lái được dời đi để lấy chỗ cho phi công thứ hai.MiG-29UB mặc dù mang tiếng là tiêm kích nhưng nó lại không được trang bị... radar, vì thế mũi máy bay được làm nhỏ đi để tăng tính khí động và tầm quan sát cho phi công.Do ghế sau hầu như không cao hơn ghế trước là bao, cho nên một chiếc gương quan sát được gắn trên nóc buồng lái sau, tác dụng giúp giáo viên có thể quan sát tốt hơn khi hạ cánh.Do không được trang bị radar nên tính năng chiến đấu của MiG-29UB cực kỳ hạn chế, nó không thể dẫn bắn các loại tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn được dẫn hướng thông qua radar kiểm soát hỏa lực.Nếu bắt buộc phải tham gia không chiến, MiG-29UB phải trông chờ hoàn toàn vào khả năng bắt mục tiêu của đầu dò trên tên lửa R-73 có tầm hoạt động rất hạn chế và góc quan sát hẹp.Phải đến phiên bản MiG-29UBT hay còn được gọi là MiG-29SMT-2 thì chiếc máy bay này mới được trang bị đầy đủ radar để thực sự đảm nhiệm tốt vai trò của một chiến đấu cơ.Việc MiG-29UB không có radar như dòng tiêm kích huấn luyện kiêm chiến đấu Su-27UB được giải thích là bởi khung thân của nó quá nhỏ, không đủ không gian để lắp đặt thêm thiết bị này.Không loại trừ khả năng trong tương lai Nga sẽ viện trợ Mông Cổ những chiếc MiG-29 có năng lực chiến đấu thực thụ, 2 máy bay vừa bàn giao trước chỉ để phục vụ công tác đào tạo phi công mà thôi.Đối với MiG-29UBT, đây là một thế hệ khung thân khác biệt có kích thước lớn hơn, vì vậy máy bay mới mang được radar Zhuk-ME để trở thành một chiến đấu cơ thực thụ.
Không quân Mông Cổ vừa được Nga "tặng không" 2 chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29 Fulcrum, đây được đánh giá là sự bổ sung đáng quý đối với lực lượng không quân có quy mô nhỏ bé này.
Thời gian gần đây Nga đã mở kho lưu trữ và mang đi trao tặng các quốc gia "phên dậu" rất nhiều vũ khí từ thời Liên Xô, việc làm này có tác dụng vừa đỡ tốn tiền bảo trì khí tài lại vừa tăng thêm tình hữu nghị.
Tuy nhiên chi tiết đáng nói ở đây đó là phiên bản tiêm kích MiG-29 mà không quân Mông Cổ nhận được chỉ là biến thể huấn luyện MiG-29UB, nó có tính năng kém rất nhiều so với những máy bay mà Nga vừa tặng Serbia.
MiG-29UB mà Mông Cổ vừa nhận thuộc thế hệ khung sườn đầu tiên của dòng tiêm kích Fulcrum có tuổi thọ 2.000 giờ bay, đặc điểm dễ nhận ra nhất chính là các cửa lấy khí phụ kiểu “mang cá” trên gốc cánh.
Thế hệ máy bay chiến đấu Mig-29 đầu tiên do Liên Xô sản xuất được gọi là Fulcrum-A với sống lưng thuôn gọn có sức chứa nhiên liệu 4.365 lít, nó có 2 dòng giản lược tính năng và không mang được vũ khí hạt nhân để xuất khẩu.
Đó là phiên bản MiG-29A cho các nước trong khối Warsaw và MiG-29B cho các quốc gia bên ngoài. Chúng chỉ có 1 mấu cứng duy nhất ở giữa 2 cửa gió là có thể gắn được thùng dầu phụ.
MiG-29UB (Fulcrum-B) mà không quân Mông Cổ vừa nhận là phiên bản huấn luyện của MiG-29 Fulcrum-A với thùng dầu phía sau buồng lái được dời đi để lấy chỗ cho phi công thứ hai.
MiG-29UB mặc dù mang tiếng là tiêm kích nhưng nó lại không được trang bị... radar, vì thế mũi máy bay được làm nhỏ đi để tăng tính khí động và tầm quan sát cho phi công.
Do ghế sau hầu như không cao hơn ghế trước là bao, cho nên một chiếc gương quan sát được gắn trên nóc buồng lái sau, tác dụng giúp giáo viên có thể quan sát tốt hơn khi hạ cánh.
Do không được trang bị radar nên tính năng chiến đấu của MiG-29UB cực kỳ hạn chế, nó không thể dẫn bắn các loại tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn được dẫn hướng thông qua radar kiểm soát hỏa lực.
Nếu bắt buộc phải tham gia không chiến, MiG-29UB phải trông chờ hoàn toàn vào khả năng bắt mục tiêu của đầu dò trên tên lửa R-73 có tầm hoạt động rất hạn chế và góc quan sát hẹp.
Phải đến phiên bản MiG-29UBT hay còn được gọi là MiG-29SMT-2 thì chiếc máy bay này mới được trang bị đầy đủ radar để thực sự đảm nhiệm tốt vai trò của một chiến đấu cơ.
Việc MiG-29UB không có radar như dòng tiêm kích huấn luyện kiêm chiến đấu Su-27UB được giải thích là bởi khung thân của nó quá nhỏ, không đủ không gian để lắp đặt thêm thiết bị này.
Không loại trừ khả năng trong tương lai Nga sẽ viện trợ Mông Cổ những chiếc MiG-29 có năng lực chiến đấu thực thụ, 2 máy bay vừa bàn giao trước chỉ để phục vụ công tác đào tạo phi công mà thôi.
Đối với MiG-29UBT, đây là một thế hệ khung thân khác biệt có kích thước lớn hơn, vì vậy máy bay mới mang được radar Zhuk-ME để trở thành một chiến đấu cơ thực thụ.