Với sự ra đời của súng chống tăng cá nhân, một người lính dù có phải chiến đấu đơn độc giữa chiến trường thì vẫn có thể hạ gục được cả một cỗ xe tăng trị giá hàng chục triệu USD. Và để làm được điều đó họ phải dựa khá nhiều vào những cái nhất của một khẩu súng chống tăng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây. Nguồn ảnh: Sputnik..Đứng ở vị trí đầu tiên trong các tiêu chí trên chính là "Ổn định nhất" với gương mặt đại diện là súng chống tăng RPG-7. Đây cũng được coi là một trong những mẫu vũ khí chống tăng rẻ và phổ biến bậc nhất thế giới. Nguồn ảnh: Fineart.Được ra đời từ năm 1961, RPG-7 có đầy đủ đặc điểm của một mẫu vũ khí do Liên Xô thiết kế thời bấy giờ đó là bền, hiệu quả, rẻ và dễ sử dụng. Nguồn ảnh: Reddit.RPG-7 có khả năng xuyên giáo dày từ 40 tới 105 mm thép ở khoảng cách bắn tối đa là 330 mét, ngoài ra, khẩu súng này còn có khả năng sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau từ đầu đạn nổ lõm tới đầu đạn nổ phá mảnh để phù hợp với từng mục tiêu như thiết giáp, công sự hay cả bộ binh địch. Nguồn ảnh: Weapon.Tiêu chí thứ hai đó là "An toàn nhất". Ở tiêu chí này, tên lửa vác vai diệt tăng FGM-148 Javelin chính là gương mặt đại diện, bởi nó có thể tấn công kẻ thù ở nơi mà họ không thể ngờ tới. Nguồn ảnh: Youtube.Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là bất chấp vị trí bắn của xạ thủ, bất chấp góc bắn, hệ thống khóa mục tiêu sẽ điều khiển quả tên lửa sẽ tự bay vọt lên trời cao tới vài chục mét sau đó bổ thẳng xuống mục tiêu khiến đối phương không thể xác định được vị trí của xạ thủ sau phát bắn. Nguồn ảnh: Wiki.Được sản xuất từ năm 1996 tới nay, tổng cộng đã có 40.000 quả tên lửa Javelin được ra đời và nó có giá thành không hề nhỏ, lên tới 246.000 USD cho mỗi quả. Nguồn ảnh: Defense.Tiêu chí tiếp theo là "Lâu đời nhất" thuộc về loại súng chống tăng không giật Carl Gustaf 84 mm. Khẩu súng chống tăng này được ra đời từ năm 1948 và tới nay nó vẫn được nằm trong biên chế của hơn 30 nước trên thế giới, kể cả Mỹ. Nguồn ảnh: Tactical.Ngoài ra, khẩu súng chống tăng này còn liên tục được nâng cấp để giảm độ cồng kềnh của nó. Kết quả là so với phiên bản đầu tiên nặng tới 16 kg thì phiên bản mới nhất hiện nay đã giảm xuống chỉ còn nặng 7 kg do sử dụng vật liệu titan và các-bon. Nguồn ảnh: Smallarm.Hiệu quả của khẩu súng chống tăng 70 năm tuổi này là cực kỳ đáng nể khi nó có thể bắn xa tới 1000 mét nếu sử dụng đạn tăng tầm, xuyên được 500 mm thép ở khoảng cách 200 mét. Nguồn ảnh: Fifth.Ở tiêu chí "Xuyên phá tốt nhất" chính là mẫu súng chống tăng RPG-30. RPG-30 là mẫu súng chống tăng dùng một lần, nó không thể tái nạp đạn và sau mỗi phát bắn xạ thủ chỉ việc vứt ống phóng. Nguồn ảnh: Image.Điểm đặc biệt của khẩu súng này đó là nó sử dụng tới hai đầu đạn khác nhau. Cụ thể, đầu đạn "mồi" cỡ nhỏ 42mm sẽ được phóng ra trước và sẽ kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng thủ chủ động trên xe tăng đối phương, bao gồm cả việc kích nổ giáp phản ứng nổ nếu có, sau đó đầu đạn chính cỡ 105 mm mới tiếp cận mục tiêu và tiêu diệt xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Sputnik.Mới chính thức được đưa vào sản xuất từ năm 2013, RPG-30 hiện vẫn chưa được trang bị phổ biến cho toàn bộ các lực lượng vũ trang Nga mà chỉ ở một vài lực lượng đặc biệt. Nguồn ảnh: Russia."Cồng kềnh nhất" cũng được coi là một tiêu chí và khấu súng chống tăng MBT LAW do Mỹ sản xuất chính là gương mặt đại diện cho hạng mục này. Nguồn ảnh: Sputnik.Có trọng lượng lên tới 12 kg, khẩu súng chống tăng này sử dụng cỡ đạn lớn kỷ lục, lên tới 150 mm. Khoảng cách bắn tối đa của khẩu súng này vào khoảng 600 mét và nó có thể xuyên qua 650 mm thép cũng ở khoảng cách này. Nguồn ảnh: Infea.Được sản xuất bởi sự hợp tác giữa Anh và Thụy Điển từ năm 2009, tới nay, khẩu súng chống tăng nặng nhất thế giới này đã được nằm trong biên chế trang bị của ít nhất 6 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Army.
Với sự ra đời của súng chống tăng cá nhân, một người lính dù có phải chiến đấu đơn độc giữa chiến trường thì vẫn có thể hạ gục được cả một cỗ xe tăng trị giá hàng chục triệu USD. Và để làm được điều đó họ phải dựa khá nhiều vào những cái nhất của một khẩu súng chống tăng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây. Nguồn ảnh: Sputnik..
Đứng ở vị trí đầu tiên trong các tiêu chí trên chính là "Ổn định nhất" với gương mặt đại diện là súng chống tăng RPG-7. Đây cũng được coi là một trong những mẫu vũ khí chống tăng rẻ và phổ biến bậc nhất thế giới. Nguồn ảnh: Fineart.
Được ra đời từ năm 1961, RPG-7 có đầy đủ đặc điểm của một mẫu vũ khí do Liên Xô thiết kế thời bấy giờ đó là bền, hiệu quả, rẻ và dễ sử dụng. Nguồn ảnh: Reddit.
RPG-7 có khả năng xuyên giáo dày từ 40 tới 105 mm thép ở khoảng cách bắn tối đa là 330 mét, ngoài ra, khẩu súng này còn có khả năng sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau từ đầu đạn nổ lõm tới đầu đạn nổ phá mảnh để phù hợp với từng mục tiêu như thiết giáp, công sự hay cả bộ binh địch. Nguồn ảnh: Weapon.
Tiêu chí thứ hai đó là "An toàn nhất". Ở tiêu chí này, tên lửa vác vai diệt tăng FGM-148 Javelin chính là gương mặt đại diện, bởi nó có thể tấn công kẻ thù ở nơi mà họ không thể ngờ tới. Nguồn ảnh: Youtube.
Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là bất chấp vị trí bắn của xạ thủ, bất chấp góc bắn, hệ thống khóa mục tiêu sẽ điều khiển quả tên lửa sẽ tự bay vọt lên trời cao tới vài chục mét sau đó bổ thẳng xuống mục tiêu khiến đối phương không thể xác định được vị trí của xạ thủ sau phát bắn. Nguồn ảnh: Wiki.
Được sản xuất từ năm 1996 tới nay, tổng cộng đã có 40.000 quả tên lửa Javelin được ra đời và nó có giá thành không hề nhỏ, lên tới 246.000 USD cho mỗi quả. Nguồn ảnh: Defense.
Tiêu chí tiếp theo là "Lâu đời nhất" thuộc về loại súng chống tăng không giật Carl Gustaf 84 mm. Khẩu súng chống tăng này được ra đời từ năm 1948 và tới nay nó vẫn được nằm trong biên chế của hơn 30 nước trên thế giới, kể cả Mỹ. Nguồn ảnh: Tactical.
Ngoài ra, khẩu súng chống tăng này còn liên tục được nâng cấp để giảm độ cồng kềnh của nó. Kết quả là so với phiên bản đầu tiên nặng tới 16 kg thì phiên bản mới nhất hiện nay đã giảm xuống chỉ còn nặng 7 kg do sử dụng vật liệu titan và các-bon. Nguồn ảnh: Smallarm.
Hiệu quả của khẩu súng chống tăng 70 năm tuổi này là cực kỳ đáng nể khi nó có thể bắn xa tới 1000 mét nếu sử dụng đạn tăng tầm, xuyên được 500 mm thép ở khoảng cách 200 mét. Nguồn ảnh: Fifth.
Ở tiêu chí "Xuyên phá tốt nhất" chính là mẫu súng chống tăng RPG-30. RPG-30 là mẫu súng chống tăng dùng một lần, nó không thể tái nạp đạn và sau mỗi phát bắn xạ thủ chỉ việc vứt ống phóng. Nguồn ảnh: Image.
Điểm đặc biệt của khẩu súng này đó là nó sử dụng tới hai đầu đạn khác nhau. Cụ thể, đầu đạn "mồi" cỡ nhỏ 42mm sẽ được phóng ra trước và sẽ kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng thủ chủ động trên xe tăng đối phương, bao gồm cả việc kích nổ giáp phản ứng nổ nếu có, sau đó đầu đạn chính cỡ 105 mm mới tiếp cận mục tiêu và tiêu diệt xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mới chính thức được đưa vào sản xuất từ năm 2013, RPG-30 hiện vẫn chưa được trang bị phổ biến cho toàn bộ các lực lượng vũ trang Nga mà chỉ ở một vài lực lượng đặc biệt. Nguồn ảnh: Russia.
"Cồng kềnh nhất" cũng được coi là một tiêu chí và khấu súng chống tăng MBT LAW do Mỹ sản xuất chính là gương mặt đại diện cho hạng mục này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Có trọng lượng lên tới 12 kg, khẩu súng chống tăng này sử dụng cỡ đạn lớn kỷ lục, lên tới 150 mm. Khoảng cách bắn tối đa của khẩu súng này vào khoảng 600 mét và nó có thể xuyên qua 650 mm thép cũng ở khoảng cách này. Nguồn ảnh: Infea.
Được sản xuất bởi sự hợp tác giữa Anh và Thụy Điển từ năm 2009, tới nay, khẩu súng chống tăng nặng nhất thế giới này đã được nằm trong biên chế trang bị của ít nhất 6 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Army.