Được sản xuất hàng loạt vào năm 1942, Bazooka là khẩu súng chống tăng không giật cỡ nhỏ có thể sử dụng chỉ bởi một người do Mỹ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.Đây được coi là cha đẻ của mọi loại súng chống tăng không giật sau này, kể cả khẩu Bazooka do Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo cho Việt Nam vào năm 1947 và tham chiến trong chiến dịch Việt Bắc. Bazooka đã phá thế độc tôn của những chiếc xe tăng trên chiến trường và giờ đây, với khẩu súng chống tăng này, một người lính có thể dễ dàng hạ gục xe tăng đối phương bằng một loại vũ khí cá nhân. Nguồn ảnh: Wiki.Thực chất, loại vũ khí sử dụng pháo phản lực đã được Mỹ thai nghén kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 1. Tuy nhiên phải tới những năm 1920, ý tưởng vể một loại vũ khí sử dụng cơ chế bắn phản lực, có thể sử dụng bởi chỉ một người, gọn nhẹ và quan trọng nhất là có thể tiêu diệt được xe tăng mới ra đời. Nguồn ảnh: Wiki.Những khẩu súng chống tăng Bazooka hoàn thiện đầu tiên được binh lính Mỹ sử dụng trên chiến trường Bắc Phi là loại Bazooka M10. Đây là một biến thể cực kỳ hoàn thiện và được sản xuất hàng loạt, khiến lính Đức ở Bắc Phi một phen hốt hoảng. Nguồn ảnh: Olive.Có trọng lượng khoảng 5,8 kg, khẩu Bazooka M10 của Mỹ có chiều dài nòng súng đạt 1,37 mét và có cỡ nòng 60mm. Ảnh: Khẩu Bazooka M10 của Mỹ với hai loại đạn khác nhau. Nguồn ảnh: Flickr.Tầm bắn hiệu quả của loại súng chống tăng này nằm trong khoảng 250 mét. Tuy nhiên để có một phát bắn chính xác nhất, người lính thường phải tiếp cận vào khoảng cách dưới 100 mét trước khi khai hỏa. Nguồn ảnh: Tria.Việc tiếp cận ở khoảng cách dưới 100 mét so với xe tăng đối phương là điều cực kỳ mạo hiểm, tuy nhiên do luồng khói phụt ra sau phát bắn là quá lớn, các xả thủ Bazooka sẽ chắc chắn bị lộ vị trí sau khi bắn và có thể dễ dàng bị triệt hạ nếu bắn trượt hoặc bắn không xuyên mục tiêu. Nguồn ảnh: Giant.Trong chiến đấu, một tổ Bazooka sẽ bao gồm ba người trong đó có 1 cảnh giới, 1 xạ thủ và 1 nạp đạn. Nhiệm vụ của người cảnh giới chủ yếu là bảo vệ kíp chiến đấu của Bazooka khỏi bộ binh đối phương hoặc yểm trợ hỏa lực khi cần thiết. Nguồn ảnh: Usmilitary.Do sử dụng cơ chế bắn phản lực, không giật, khẩu Bazooka trong CTTG 2 không được sử dụng nhiều trong tác chiến hầm hào hoặc trong chiến tranh đô thị vì nó phản ra quá nhiều khí sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Idth.Điểm hạn chế của khẩu Bazooka này đó là giống với mọi loại vũ khí khác cùng thời, nó rất nhạy cảm với bụi bẩn, đất cát hoặc nước lọt vào bên trong nòng súng. Đầu đạn phản lực của nó cũng không thể bắn được khi nhiệt độ bên ngoài thấp quá -18 độ C và cao quá 49 độ C do khi đó nhiên liệu phóng sẽ bị mất tính chất. Nguồn ảnh: Idth.Sau khi phải đối mặt với khẩu Bazooka của Mỹ ở chiến trường Bắc Phi và Italia, người Đức đã ngay lập tức chế tạo ra thứ tương tự với tên gọi Panzerschreck. Ảnh: Bên trái là khẩu Panzerschreck của Đức, bên phải là khẩu Bazooka của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Ít ai biết rằng, Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa, người đã từng chế tạo ra khẩu Bazooka "made in Việt Nam" đầu tiên cho quân đội ta đã từng làm việc ở Pháp vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 và sau đó bị cưỡng ép qua Đức làm việc trong Viện nghiên cứu chế tạo vũ khí Đức khi Pháp thua trận. Khẩu Bazooka của Việt Nam được ông chế tạo với những kinh nghiệm của mình khi trực tiếp tìm hiểu tài liệu về khẩu Bazooka Mỹ để tạo ra khẩu Panzerschreck của Đức. Nguồn ảnh: Baonga.
Được sản xuất hàng loạt vào năm 1942, Bazooka là khẩu súng chống tăng không giật cỡ nhỏ có thể sử dụng chỉ bởi một người do Mỹ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.
Đây được coi là cha đẻ của mọi loại súng chống tăng không giật sau này, kể cả khẩu Bazooka do Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo cho Việt Nam vào năm 1947 và tham chiến trong chiến dịch Việt Bắc. Bazooka đã phá thế độc tôn của những chiếc xe tăng trên chiến trường và giờ đây, với khẩu súng chống tăng này, một người lính có thể dễ dàng hạ gục xe tăng đối phương bằng một loại vũ khí cá nhân. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực chất, loại vũ khí sử dụng pháo phản lực đã được Mỹ thai nghén kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 1. Tuy nhiên phải tới những năm 1920, ý tưởng vể một loại vũ khí sử dụng cơ chế bắn phản lực, có thể sử dụng bởi chỉ một người, gọn nhẹ và quan trọng nhất là có thể tiêu diệt được xe tăng mới ra đời. Nguồn ảnh: Wiki.
Những khẩu súng chống tăng Bazooka hoàn thiện đầu tiên được binh lính Mỹ sử dụng trên chiến trường Bắc Phi là loại Bazooka M10. Đây là một biến thể cực kỳ hoàn thiện và được sản xuất hàng loạt, khiến lính Đức ở Bắc Phi một phen hốt hoảng. Nguồn ảnh: Olive.
Có trọng lượng khoảng 5,8 kg, khẩu Bazooka M10 của Mỹ có chiều dài nòng súng đạt 1,37 mét và có cỡ nòng 60mm. Ảnh: Khẩu Bazooka M10 của Mỹ với hai loại đạn khác nhau. Nguồn ảnh: Flickr.
Tầm bắn hiệu quả của loại súng chống tăng này nằm trong khoảng 250 mét. Tuy nhiên để có một phát bắn chính xác nhất, người lính thường phải tiếp cận vào khoảng cách dưới 100 mét trước khi khai hỏa. Nguồn ảnh: Tria.
Việc tiếp cận ở khoảng cách dưới 100 mét so với xe tăng đối phương là điều cực kỳ mạo hiểm, tuy nhiên do luồng khói phụt ra sau phát bắn là quá lớn, các xả thủ Bazooka sẽ chắc chắn bị lộ vị trí sau khi bắn và có thể dễ dàng bị triệt hạ nếu bắn trượt hoặc bắn không xuyên mục tiêu. Nguồn ảnh: Giant.
Trong chiến đấu, một tổ Bazooka sẽ bao gồm ba người trong đó có 1 cảnh giới, 1 xạ thủ và 1 nạp đạn. Nhiệm vụ của người cảnh giới chủ yếu là bảo vệ kíp chiến đấu của Bazooka khỏi bộ binh đối phương hoặc yểm trợ hỏa lực khi cần thiết. Nguồn ảnh: Usmilitary.
Do sử dụng cơ chế bắn phản lực, không giật, khẩu Bazooka trong CTTG 2 không được sử dụng nhiều trong tác chiến hầm hào hoặc trong chiến tranh đô thị vì nó phản ra quá nhiều khí sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Idth.
Điểm hạn chế của khẩu Bazooka này đó là giống với mọi loại vũ khí khác cùng thời, nó rất nhạy cảm với bụi bẩn, đất cát hoặc nước lọt vào bên trong nòng súng. Đầu đạn phản lực của nó cũng không thể bắn được khi nhiệt độ bên ngoài thấp quá -18 độ C và cao quá 49 độ C do khi đó nhiên liệu phóng sẽ bị mất tính chất. Nguồn ảnh: Idth.
Sau khi phải đối mặt với khẩu Bazooka của Mỹ ở chiến trường Bắc Phi và Italia, người Đức đã ngay lập tức chế tạo ra thứ tương tự với tên gọi Panzerschreck. Ảnh: Bên trái là khẩu Panzerschreck của Đức, bên phải là khẩu Bazooka của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ít ai biết rằng, Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa, người đã từng chế tạo ra khẩu Bazooka "made in Việt Nam" đầu tiên cho quân đội ta đã từng làm việc ở Pháp vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 và sau đó bị cưỡng ép qua Đức làm việc trong Viện nghiên cứu chế tạo vũ khí Đức khi Pháp thua trận. Khẩu Bazooka của Việt Nam được ông chế tạo với những kinh nghiệm của mình khi trực tiếp tìm hiểu tài liệu về khẩu Bazooka Mỹ để tạo ra khẩu Panzerschreck của Đức. Nguồn ảnh: Baonga.