Mỹ luôn là quốc gia đi đầu trong việc thiết kế chế tạo những vũ khí, các vũ khí được thiết kế tại đây luôn được đánh giá cao về tính năng cũng như độ tinh vi, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc tạo ra những phiên bản vũ khí mới, trường hợp súng chống tăng FGR-17 là một ví dụ. Nguồn ảnh: Designation SystemsSúng chống tăng M72 của Mỹ tuy có lợi thế khá nhẹ, rất dễ cơ động cho người lính khi hành quân, nhưng nhược điểm là hỏa lực quá yếu, khi thực chiến tại chiến trường Việt Nam, M72 phải khó lắm để có thể xuyên thủng xe tăng T54/55. Nguồn ảnh: eHobby AsiaNgược lại phía bên kia chiến tuyến, đối phương sử dụng RPG-7 lại được coi là sát thủ diệt tăng, là nỗi ác mộng của xe tăng Mỹ mỗi khi bị chúng tấn công. Nguồn ảnh: Elite UK ForcesChính vì thế quân đội Mỹ cần có một vũ khí mạnh mẽ như RPG-7, nhưng lại có trọng lượng nhẹ như M72. Nguồn ảnh: Elite UK ForcesSúng chống tăng FGR-17 được phát triển vào năm 1972, đây được coi là dự án đầy tham vọng để thay thế dòng súng chống tăng huyền thoại M72. Nguồn ảnh: korearmsChương trình này đã được trao cho nhà thầu quân sự nổi tiếng General Dynamics, lúc bắt đầu chương trình mang tên là Vũ khí diệt tăng ILAW, sau đổi thành Viper .Nguồn ảnh: MilitaryFGR-17 Viper có chiều dài khi hành quân là 670mm, chiều dài khi chiến đấu là 1.117mm, đường kính 70mm. Trọng lượng của FGR-17 Viper khá nhẹ chỉ 4kg, và trọng lượng đạn khoảng 2,4kg. Nguồn ảnh: Military todayTầm bắn hiệu quả 500m, sơ tốc đầu đạn 257m/s, sử dụng đầu đạn xuyên lõm HEAT có thể xuyên thủng 300mm giáp đồng nhất. Nguồn ảnh: military todayTuy nhiên khi đem vào thử nghiệm, FGR-17 lại liên tục gặp những rắc rối. Nguồn ảnh: modernfirearmsThậm chí nhiều còn bị chỉ trích gay gắt rằng, đây là bước cải lùi so với súng chống tăng M72. Trong ảnh là binh sĩ đang khai hỏa bằng súng chống tăng M72. Nguồn ảnh: Tactical LifeVới yêu cầu phải nhẹ, nhiều vật liệu nhẹ được đưa vào chế tạo, nhưng rắc rối rằng một số vật liệu này lại dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nước khiến súng trở nên vô dụng. Với quá nhiều yêu cầu trong khi nền công nghệ khi đó chưa theo kịp, cộng với việc thay đổi nhân sự trong chương trình phát triển FGR-17 Viper đã dẫn đến thất bại của loại vũ khí này. Nguồn ảnh: virtantiq
Mỹ luôn là quốc gia đi đầu trong việc thiết kế chế tạo những vũ khí, các vũ khí được thiết kế tại đây luôn được đánh giá cao về tính năng cũng như độ tinh vi, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc tạo ra những phiên bản vũ khí mới, trường hợp súng chống tăng FGR-17 là một ví dụ. Nguồn ảnh: Designation Systems
Súng chống tăng M72 của Mỹ tuy có lợi thế khá nhẹ, rất dễ cơ động cho người lính khi hành quân, nhưng nhược điểm là hỏa lực quá yếu, khi thực chiến tại chiến trường Việt Nam, M72 phải khó lắm để có thể xuyên thủng xe tăng T54/55. Nguồn ảnh: eHobby Asia
Ngược lại phía bên kia chiến tuyến, đối phương sử dụng RPG-7 lại được coi là sát thủ diệt tăng, là nỗi ác mộng của xe tăng Mỹ mỗi khi bị chúng tấn công. Nguồn ảnh: Elite UK Forces
Chính vì thế quân đội Mỹ cần có một vũ khí mạnh mẽ như RPG-7, nhưng lại có trọng lượng nhẹ như M72. Nguồn ảnh: Elite UK Forces
Súng chống tăng FGR-17 được phát triển vào năm 1972, đây được coi là dự án đầy tham vọng để thay thế dòng súng chống tăng huyền thoại M72. Nguồn ảnh: korearms
Chương trình này đã được trao cho nhà thầu quân sự nổi tiếng General Dynamics, lúc bắt đầu chương trình mang tên là Vũ khí diệt tăng ILAW, sau đổi thành Viper .Nguồn ảnh: Military
FGR-17 Viper có chiều dài khi hành quân là 670mm, chiều dài khi chiến đấu là 1.117mm, đường kính 70mm. Trọng lượng của FGR-17 Viper khá nhẹ chỉ 4kg, và trọng lượng đạn khoảng 2,4kg. Nguồn ảnh: Military today
Tầm bắn hiệu quả 500m, sơ tốc đầu đạn 257m/s, sử dụng đầu đạn xuyên lõm HEAT có thể xuyên thủng 300mm giáp đồng nhất. Nguồn ảnh: military today
Tuy nhiên khi đem vào thử nghiệm, FGR-17 lại liên tục gặp những rắc rối. Nguồn ảnh: modernfirearms
Thậm chí nhiều còn bị chỉ trích gay gắt rằng, đây là bước cải lùi so với súng chống tăng M72. Trong ảnh là binh sĩ đang khai hỏa bằng súng chống tăng M72. Nguồn ảnh: Tactical Life
Với yêu cầu phải nhẹ, nhiều vật liệu nhẹ được đưa vào chế tạo, nhưng rắc rối rằng một số vật liệu này lại dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nước khiến súng trở nên vô dụng. Với quá nhiều yêu cầu trong khi nền công nghệ khi đó chưa theo kịp, cộng với việc thay đổi nhân sự trong chương trình phát triển FGR-17 Viper đã dẫn đến thất bại của loại vũ khí này. Nguồn ảnh: virtantiq