Kể từ năm 2015, các máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại của Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã được cho nghỉ hưu sau nửa thế kỷ (kể từ năm 1965) hoạt động bền bỉ, không mệt mỏi, lập vô số chiến công trong công cuộc bảo vệ bầu trời Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Nguồn ảnh: Airliners.netHầu như, nhắc tới nghỉ hưu, tất thảy đều sẽ nghĩ tới việc máy bay tiêm kích MiG-21 sẽ được đưa vào bảo tàng trưng bày hoặc là tháo dỡ. Tuy vậy, một số hình ảnh được báo PK-KQ thực hiện gần đây cho thấy, nhiệm vụ của MiG-21 sau quyết định nghỉ hưu không chỉ có vậy. Nguồn ảnh: Airliners.netTrong ảnh, máy bay tiêm kích MiG-21 được sử dụng trong một cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy của Quân chủng Phòng không – Không quân. Nguồn ảnh: Báo PK-KQLực lượng cứu hỏa diễn tập dùng nước dập lửa bảo vệ tài sản máy bay. Nguồn ảnh: Báo PK-KQĐây là một cuộc diễn tập trong khuôn khổ "Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phóng chống cháy nổ lần thứ nhất - năm 2017" được Quân chủng Phòng không - Không quân phát động hôm 8/5. Nguồn ảnh: Báo PK-KQTrong ảnh, trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 918 tham gia diễn tập chữa cháy. Nguồn ảnh: Báo PK-KQChính thức gia nhập và tham gia chiến đấu trong đội hình Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, suốt 50 năm, hàng trăm máy bay tiêm kích MiG-21 đã tham gia công cuộc bảo vệ bầu trời Tổ quốc Việt Nam. Rất nhiều lớp phi công tài ba của KQND Việt Nam đã bay trên MiG-21, trưởng thành từ MiG-21 tới khi chuyển sang các máy bay chiến đấu thế hệ 4 như Su-27/30. Nguồn ảnh: Airliners.netTrong lịch sử hoạt động, với tiêm kích MiG-21, KQND Việt Nam đã lập nên vô số chiến công hiển hách. Một trong số đó có thể kể đến là chiến công bắn rơi máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ được thực hiện bởi các phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng. Ngoài ra, với MiG-21, KQND Việt Nam đã bắn hạ nhiều loại chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ thời bấy giờ như F-4 Phantom, F-105… Nguồn ảnh: Airliners.netTuy nhiên, loại máy bay nào cũng có giới hạn của chúng, MiG-21 cũng vậy. Điều gì đến cũng phải đến, ngày 20/3/2015, phi công Phạm Xuân Sơn và Lê Tuấn Nghĩa vinh dự nhận nhiệm vụ thực hiện chuyến bay cuối cùng trên máy bay MiG-21UM phiên hiệu 8211. Sau chuyến bay này, MiG-21 vĩnh viễn rời khỏi bầu trời đất Việt, nơi nó đã bảo vệ suốt 50 năm. Nguồn ảnh: Airliners.netDù đã rời bầu trời nước Việt, thế nhưng hiện vẫn còn hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng máy bay MiG-21. Ước tính, đến ngày hôm nay vẫn còn 17 lực lượng không quân khắp thế giới sử dụng MiG-21 ở cả châu Âu, châu Phi, châu Á. Nguồn ảnh: Airliners.netThậm chí, MiG-21 vẫn đang từng ngày từng giờ tham gia vào các cuộc xung đột khắp thế giới. Ví dụ điển hình, ở Syria, không quân nước này đang sử dụng MiG-21 tham gia các nhiệm vụ ném bom, bắn rocket tiêu diệt quân khủng bố đang giày xéo đất nước xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải này. Nguồn ảnh: Airliners.netĐó mới chỉ là tính sô quốc gia sử dụng phiên bản MiG-21 Liên Xô sản xuất, hiện trên thế giới còn có khoảng 10 quốc gia khác sử dụng phiên bản sao chép MiG-21 mang tên Thành Độ J-7/F-7 do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: Airliners.net
Kể từ năm 2015, các máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại của Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã được cho nghỉ hưu sau nửa thế kỷ (kể từ năm 1965) hoạt động bền bỉ, không mệt mỏi, lập vô số chiến công trong công cuộc bảo vệ bầu trời Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hầu như, nhắc tới nghỉ hưu, tất thảy đều sẽ nghĩ tới việc máy bay tiêm kích MiG-21 sẽ được đưa vào bảo tàng trưng bày hoặc là tháo dỡ. Tuy vậy, một số hình ảnh được báo PK-KQ thực hiện gần đây cho thấy, nhiệm vụ của MiG-21 sau quyết định nghỉ hưu không chỉ có vậy. Nguồn ảnh: Airliners.net
Trong ảnh, máy bay tiêm kích MiG-21 được sử dụng trong một cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy của Quân chủng Phòng không – Không quân. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Lực lượng cứu hỏa diễn tập dùng nước dập lửa bảo vệ tài sản máy bay. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Đây là một cuộc diễn tập trong khuôn khổ "Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phóng chống cháy nổ lần thứ nhất - năm 2017" được Quân chủng Phòng không - Không quân phát động hôm 8/5. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Trong ảnh, trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 918 tham gia diễn tập chữa cháy. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Chính thức gia nhập và tham gia chiến đấu trong đội hình Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, suốt 50 năm, hàng trăm máy bay tiêm kích MiG-21 đã tham gia công cuộc bảo vệ bầu trời Tổ quốc Việt Nam. Rất nhiều lớp phi công tài ba của KQND Việt Nam đã bay trên MiG-21, trưởng thành từ MiG-21 tới khi chuyển sang các máy bay chiến đấu thế hệ 4 như Su-27/30. Nguồn ảnh: Airliners.net
Trong lịch sử hoạt động, với tiêm kích MiG-21, KQND Việt Nam đã lập nên vô số chiến công hiển hách. Một trong số đó có thể kể đến là chiến công bắn rơi máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ được thực hiện bởi các phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng. Ngoài ra, với MiG-21, KQND Việt Nam đã bắn hạ nhiều loại chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ thời bấy giờ như F-4 Phantom, F-105… Nguồn ảnh: Airliners.net
Tuy nhiên, loại máy bay nào cũng có giới hạn của chúng, MiG-21 cũng vậy. Điều gì đến cũng phải đến, ngày 20/3/2015, phi công Phạm Xuân Sơn và Lê Tuấn Nghĩa vinh dự nhận nhiệm vụ thực hiện chuyến bay cuối cùng trên máy bay MiG-21UM phiên hiệu 8211. Sau chuyến bay này, MiG-21 vĩnh viễn rời khỏi bầu trời đất Việt, nơi nó đã bảo vệ suốt 50 năm. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dù đã rời bầu trời nước Việt, thế nhưng hiện vẫn còn hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng máy bay MiG-21. Ước tính, đến ngày hôm nay vẫn còn 17 lực lượng không quân khắp thế giới sử dụng MiG-21 ở cả châu Âu, châu Phi, châu Á. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thậm chí, MiG-21 vẫn đang từng ngày từng giờ tham gia vào các cuộc xung đột khắp thế giới. Ví dụ điển hình, ở Syria, không quân nước này đang sử dụng MiG-21 tham gia các nhiệm vụ ném bom, bắn rocket tiêu diệt quân khủng bố đang giày xéo đất nước xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải này. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đó mới chỉ là tính sô quốc gia sử dụng phiên bản MiG-21 Liên Xô sản xuất, hiện trên thế giới còn có khoảng 10 quốc gia khác sử dụng phiên bản sao chép MiG-21 mang tên Thành Độ J-7/F-7 do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: Airliners.net