Theo mạng Sina, mới đây trong một buổi lễ ký kết tại nhà máy của Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô (AVIC), Trung Quốc đã chấp thuận chuyển giao công nghệ dòng chiến đấu cơ F-7 – AVIC chế tạo theo mẫu tiêm kích MiG-21 Liên Xô cho Sri Lanka. Nguồn ảnh: SinaViệc chuyển giao công nghệ sẽ cho phép Sri Lanka tự mình làm chủ việc sửa chữa, đại tu dòng tiêm kích F-7 trong tương lai. Nguồn ảnh: SinaBên cạnh đó, theo một số nguồn tin, Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ Sri Lanka nhà máy sửa chữa hàng không, mà mục tiêu là đại tu cho các máy bay chiến đấu F-7. Nguồn ảnh: SinaF-7 là định danh của dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, tốc độ siêu âm, 1-2 chỗ ngồi J-7 do AVIC nghiên cứu sản xuất trên cơ sở tham khảo dòng tiêm kích MiG-21 huyền thoại của Liên Xô. Vì Moscow khi đó chỉ trao cho Trung Quốc phiên bản MiG-21F-13, cho nên các máy bay J-7/F-7 đều “nhại” theo dòng tiêm kích này. Có thể thấy phần mũi của J-7 khác hẳn với các tiêm kích MiG-21MF hay MiG-21bis của Việt Nam. Nguồn ảnh: SinaPhần mũi nhỏ thụt sâu vào trong là đặc trưng của phiên bản MiG-21F-13 đời đầu. Nó cũng là nhược điểm lớn của MiG-21 thế hệ đầu, mũi nhỏ khiến không gian chứa anten radar hạn chế. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, sau khi sao chép nguyên bản, Trung Quốc liên tục cải tiến, tích hợp thêm các công nghệ hiện đại theo thời gian đã cho tiêm kích J-7/F-7 khả năng tác chiến cao hơn hẳn các thế hệ MiG-21F-13 và thậm chí cả phiên bản hiện đại sản xuất hàng loạt cuối cùng MiG-21bis. Nguồn ảnh: SinaTính đến tháng 2/2012, Không quân Sri Lanka có trong tay tay 10 chiếc tiêm kích F-7 - phiên bản xuất khẩu của J-7 gồm 3 phiên bản: F-7GS, F-7BS (9 chiếc) và FT-7 (một chiếc). Trong ảnh là phiên bản tiêm kích F-7GS thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn, bảo vệ không phận. Nguồn ảnh: Airlines.netCòn đây là phiên bản F-7BS – nó đang được Sri Lanka sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công quân khủng bố LTTE. Nguồn ảnh: Airlines.netF-7GS là phiên bản giá rẻ được phát triển trên cơ sở mẫu J-7G nội địa theo yêu cầu của Không quân Sri Lanka. Dù là bản giá rẻ, tuy nhiên chúng được tích hợp hệ thống điện tử khá hiện đại như màn hình HUD, radar tầm ngắn KLJ-6E (tầm hoạt động 30km), hệ thống định vị vệ tinh, mũ bay tích hợp hệ thống khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: Airlines.netVì là bản giá rẻ nên kho vũ khí của F-7GS “nghèo nàn” – nó chỉ mang được tên lửa không đối không PL-9 có tầm phóng 8-22km và một số loại vũ khí không đối đất có điều khiển gồm rocket và bom. Nguồn ảnh: Airlines.netFT-7 là phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của dòng F-7 xuất khẩu cho Sri Lanka, phiên bản này cũng có khả năng tham chiến khi cần. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo mạng Sina, mới đây trong một buổi lễ ký kết tại nhà máy của Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô (AVIC), Trung Quốc đã chấp thuận chuyển giao công nghệ dòng chiến đấu cơ F-7 – AVIC chế tạo theo mẫu tiêm kích MiG-21 Liên Xô cho Sri Lanka. Nguồn ảnh: Sina
Việc chuyển giao công nghệ sẽ cho phép Sri Lanka tự mình làm chủ việc sửa chữa, đại tu dòng tiêm kích F-7 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina
Bên cạnh đó, theo một số nguồn tin, Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ Sri Lanka nhà máy sửa chữa hàng không, mà mục tiêu là đại tu cho các máy bay chiến đấu F-7. Nguồn ảnh: Sina
F-7 là định danh của dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, tốc độ siêu âm, 1-2 chỗ ngồi J-7 do AVIC nghiên cứu sản xuất trên cơ sở tham khảo dòng tiêm kích MiG-21 huyền thoại của Liên Xô. Vì Moscow khi đó chỉ trao cho Trung Quốc phiên bản MiG-21F-13, cho nên các máy bay J-7/F-7 đều “nhại” theo dòng tiêm kích này. Có thể thấy phần mũi của J-7 khác hẳn với các tiêm kích MiG-21MF hay MiG-21bis của Việt Nam. Nguồn ảnh: Sina
Phần mũi nhỏ thụt sâu vào trong là đặc trưng của phiên bản MiG-21F-13 đời đầu. Nó cũng là nhược điểm lớn của MiG-21 thế hệ đầu, mũi nhỏ khiến không gian chứa anten radar hạn chế. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, sau khi sao chép nguyên bản, Trung Quốc liên tục cải tiến, tích hợp thêm các công nghệ hiện đại theo thời gian đã cho tiêm kích J-7/F-7 khả năng tác chiến cao hơn hẳn các thế hệ MiG-21F-13 và thậm chí cả phiên bản hiện đại sản xuất hàng loạt cuối cùng MiG-21bis. Nguồn ảnh: Sina
Tính đến tháng 2/2012, Không quân Sri Lanka có trong tay tay 10 chiếc tiêm kích F-7 - phiên bản xuất khẩu của J-7 gồm 3 phiên bản: F-7GS, F-7BS (9 chiếc) và FT-7 (một chiếc). Trong ảnh là phiên bản tiêm kích F-7GS thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn, bảo vệ không phận. Nguồn ảnh: Airlines.net
Còn đây là phiên bản F-7BS – nó đang được Sri Lanka sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công quân khủng bố LTTE. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-7GS là phiên bản giá rẻ được phát triển trên cơ sở mẫu J-7G nội địa theo yêu cầu của Không quân Sri Lanka. Dù là bản giá rẻ, tuy nhiên chúng được tích hợp hệ thống điện tử khá hiện đại như màn hình HUD, radar tầm ngắn KLJ-6E (tầm hoạt động 30km), hệ thống định vị vệ tinh, mũ bay tích hợp hệ thống khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: Airlines.net
Vì là bản giá rẻ nên kho vũ khí của F-7GS “nghèo nàn” – nó chỉ mang được tên lửa không đối không PL-9 có tầm phóng 8-22km và một số loại vũ khí không đối đất có điều khiển gồm rocket và bom. Nguồn ảnh: Airlines.net
FT-7 là phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của dòng F-7 xuất khẩu cho Sri Lanka, phiên bản này cũng có khả năng tham chiến khi cần. Nguồn ảnh: Airlines.net