Đứng đầu danh sách những quốc gia không thể bị xâm lược, phải kể tới Việt Nam. Trong suốt thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đã trải qua một loạt các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, để dựng nước, và giữ nước.Kể từ khi nước Việt Nam ra đời vào năm 1945, chúng ta đã ngay lập tức phải đối mặt với đối thủ mạnh bậc nhất lúc bấy giờ, đó là đội quân viễn chinh của Pháp.Sau khi lật đổ được thực dân Pháp, người Mỹ lại xuất hiện, kéo theo đó là cuộc chiến tranh Việt Nam dài đằng đẵng gần 20 năm.Dù đất nước còn non trẻ, quân đội chỉ mới thành lập không lâu, chúng ta vẫn đánh đuổi được mọi thế lực xâm lược, giữ yên bờ cõi và tính độc lập của đất nước Việt Nam.Những trang sử đầy máu và hoa của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, đã trở thành cảm hứng của rất nhiều cuộc cách mạng đòi độc lập trên khắp thế giới.Quốc gia thứ hai được xem là đất nước không thể bị xâm lược, chính là nước Nga. Với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, việc xâm lược và bình định được nước Nga, là điều gần như không thể.Trong quá khứ, đạo quân bách chiến bách thắng của Napoleon, đã phải dừng bước trước lãnh thổ rộng lớn và khí hậu khắc nghiệt đến cùng cực, của quốc gia rộng lớn này.Cho tới thế kỷ 20, người Đức lại một lần nữa muốn "thử lửa", khi tổ chức chiến dịch quân sự lớn nhất lịch sử, với đích đến là Moscow.Kết quả là người Liên Xô không những không đánh đuổi được kẻ thù ra khỏi Đất mẹ, mà thậm chí còn đánh ngược về tận Berlin - sào huyệt của chủ nghĩa phát xít đáng ghê tởm.Và cái giá của nước Đức khi dám động tới người Nga, đó là nửa thế kỷ chia đôi đất nước. Phải mãi tới tận cuối thập niên 80, nước Đức mới được thống nhất. Tuy nhiên hậu quả của việc bị chia đôi đất nước và mất quyền tự chủ, kéo dài thêm nhiều chục năm sau đó.Mặc dù là một dân tộc kiêu hùng với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, người Nga cũng từng phải nếm trải thất bại, khi kéo quân xâm lược Afghanistan - quốc gia thứ ba được cho là không thể bị xâm lược.Quân đội Liên Xô đã mất tới hơn 9 năm, đánh đổi rất nhiều tiền của và sinh mạng, nhưng cũng không thể bình định được Afghanistan.Cuộc chiến Afghanistan cũng được cho là đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Liên Xô, khiến quốc gia này rơi vào khủng hoảng, tạo tiền đề cho sự tan rã của Liên bang Sô viết sau này.Tới thế kỷ 21, người Mỹ dường như cũng không rút ra được bài học từ Liên Xô, lại đổ quân vào Afghanistan và tiếp tục nếm trải thất bại cay đắng sau gần 20 năm tham chiến.Với việc đánh bại cả hai cường quốc mạnh bậc nhất thế giới là Liên Xô và Mỹ, Afghanistan xứng đáng được coi là quốc gia không thể bị xâm lược, trong suốt hai thế kỷ vừa qua. Nguồn ảnh: TH. Quân đội Liên Xô và cuộc chiến tranh Afghanistan dài đằng đẵng với kết thúc đầy cay đắng cho Moscow. Nguồn: Star.
Đứng đầu danh sách những quốc gia không thể bị xâm lược, phải kể tới Việt Nam. Trong suốt thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đã trải qua một loạt các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, để dựng nước, và giữ nước.
Kể từ khi nước Việt Nam ra đời vào năm 1945, chúng ta đã ngay lập tức phải đối mặt với đối thủ mạnh bậc nhất lúc bấy giờ, đó là đội quân viễn chinh của Pháp.
Sau khi lật đổ được thực dân Pháp, người Mỹ lại xuất hiện, kéo theo đó là cuộc chiến tranh Việt Nam dài đằng đẵng gần 20 năm.
Dù đất nước còn non trẻ, quân đội chỉ mới thành lập không lâu, chúng ta vẫn đánh đuổi được mọi thế lực xâm lược, giữ yên bờ cõi và tính độc lập của đất nước Việt Nam.
Những trang sử đầy máu và hoa của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, đã trở thành cảm hứng của rất nhiều cuộc cách mạng đòi độc lập trên khắp thế giới.
Quốc gia thứ hai được xem là đất nước không thể bị xâm lược, chính là nước Nga. Với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, việc xâm lược và bình định được nước Nga, là điều gần như không thể.
Trong quá khứ, đạo quân bách chiến bách thắng của Napoleon, đã phải dừng bước trước lãnh thổ rộng lớn và khí hậu khắc nghiệt đến cùng cực, của quốc gia rộng lớn này.
Cho tới thế kỷ 20, người Đức lại một lần nữa muốn "thử lửa", khi tổ chức chiến dịch quân sự lớn nhất lịch sử, với đích đến là Moscow.
Kết quả là người Liên Xô không những không đánh đuổi được kẻ thù ra khỏi Đất mẹ, mà thậm chí còn đánh ngược về tận Berlin - sào huyệt của chủ nghĩa phát xít đáng ghê tởm.
Và cái giá của nước Đức khi dám động tới người Nga, đó là nửa thế kỷ chia đôi đất nước. Phải mãi tới tận cuối thập niên 80, nước Đức mới được thống nhất. Tuy nhiên hậu quả của việc bị chia đôi đất nước và mất quyền tự chủ, kéo dài thêm nhiều chục năm sau đó.
Mặc dù là một dân tộc kiêu hùng với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, người Nga cũng từng phải nếm trải thất bại, khi kéo quân xâm lược Afghanistan - quốc gia thứ ba được cho là không thể bị xâm lược.
Quân đội Liên Xô đã mất tới hơn 9 năm, đánh đổi rất nhiều tiền của và sinh mạng, nhưng cũng không thể bình định được Afghanistan.
Cuộc chiến Afghanistan cũng được cho là đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Liên Xô, khiến quốc gia này rơi vào khủng hoảng, tạo tiền đề cho sự tan rã của Liên bang Sô viết sau này.
Tới thế kỷ 21, người Mỹ dường như cũng không rút ra được bài học từ Liên Xô, lại đổ quân vào Afghanistan và tiếp tục nếm trải thất bại cay đắng sau gần 20 năm tham chiến.
Với việc đánh bại cả hai cường quốc mạnh bậc nhất thế giới là Liên Xô và Mỹ, Afghanistan xứng đáng được coi là quốc gia không thể bị xâm lược, trong suốt hai thế kỷ vừa qua. Nguồn ảnh: TH.
Quân đội Liên Xô và cuộc chiến tranh Afghanistan dài đằng đẵng với kết thúc đầy cay đắng cho Moscow. Nguồn: Star.