Bản thân sự ra đời của xe tăng đã thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Tuy nhiên các học thuyết sử dụng thiết giáp cũng thay đổi liên tục mỗi khi có một dòng xe tăng đời mới mang tính cách mạng được ra đời. Nguồn ảnh: BI.Đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng 10 loại xe tăng thay đổi mọi học thuyết chiến tranh trên thế giới chính là xe tăng Centurion do Anh thiết kế. Phiên bản Centurion đầu tiên đã đánh dấu sự ra đời của giáp tấm trong khi mọi xe tăng cùng thời vẫn sử dụng giáp đúc nguyên miếng. Nguồn ảnh: BI.Bắt đầu phục vụ từ năm 1946, tuy nhiên Centurion chưa từng được tham gia thực chiến cùng quân đội Anh. Mãi tới sau này khi được Anh bán cho nhiều nước khác trên thế giới, Centurion mới bắt đầu xuất hiện trong các cuộc chiến tranh nhỏ lẻ và ngày nay thậm chí còn được tìm thấy trên chiến trường Syria. Nguồn ảnh: BI.Tiếp theo phải kể đến xe tăng Panzer Mark II do Đức sản xuất trong khoảng những năm 30 trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây được coi là một trong những loại xe tăng hạng nhẹ thành công nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: BI.Trong khi mà cả thế giới vẫn chưa tìm ra được một học thuyết thiết giáp hiện đại nào thì Panzer Mark II đã ra đời để trả lời cho điều đó. Cùng với các phiên bản Panzer III và Panzer IV ra đời sau này, học thuyết thiết giáp dựa vào sức mạnh và độ cơ động của thiết giáp của Đức đã khiến toàn châu Âu được “mở mang tầm mắt”. Nguồn ảnh: BI.Đứng ở vị trí tiếp theo là loại xe tăng có tốc độ nhanh nhất Chiến tranh Thế giới thứ nhất – Whippet. Đây là loại xe tăng được quân đội Anh thiết kế, chuyên dùng để chọc xuyên qua chiến hào của đối phương và là tấm bia chắn đạn di động cho bộ binh theo sau. Nguồn ảnh: BI.Whippet được trang bị tới 4 súng máy nhưng hoàn toàn không có pháo. Theo tiêu chuẩn của thời điểm hiện tại thì nó là loại thiết giáp bọc thép chứ không phải xe tăng. Tuy nhiên với tốc độ nhanh tới 15 km/h – gấp ba các loại xe tăng hạng nặng thời bấy giờ, toàn bộ cách sử dụng và đối phó với xe tăng Whippets đã phải được nghiên cứu lại. Nguồn ảnh: BI.Tiếp đến là Panzer IV – xe tăng hạng trung thành công nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Xuất hiện từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến, Panzer IV đã phục vụ tới tận khi Chiến tranh Thế giới thú hai kết thúc. Nguồn ảnh: BI.Phiên bản cuối cùng của Panzer IV được ra đời để có thể đơn phương độc mã đấu với số lượng lớn xe tăng hạng trung của đối phương – đảm bảo một xe tăng Panzer IV trước khi hy sinh có thể kéo theo ít nhất vài ba chiếc tăng hạng trung khác loại T-34 hay Sherman của đối phuong. Nguồn ảnh: BI.Tiếp theo là xe tăng Char B1 của Pháp. Đây là loại xe tăng được Pháp sử dụng rất ít trong Chiến tranh Thế giới thứ hai – tất nhiên không phải vì nó kém mà là do Pháp thua quá sớm. Tuy nhiên ít được sử dụng không đồng nghĩa với việc đây là loại xe tăng kém. Nguồn ảnh: BI.Ngược lại, Char B1 là loại xe tăng gần như hoàn hảo cho kiểu tác chiến đầu Chiến tranh Thế giới. Với tổng cộng hai nòng pháo một pháo 75mm và một pháo 47mm, loại xe tăng này có thể càn quét qua mọi mục tiêu thời bấy giờ, bao gồm bộ binh, lô cốt hay mọi loại xe tăng của đối phương kể cả tăng hạng nặng. Tiếc là Pháp vẫn thua! Nguồn ảnh: BI.Giờ mới tới British Mk1 – cỗ xe tăng đầu tiên của nhân loại được xuất hiện tham chiến trên chiến trường. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được triển khai, sự hiệu quả của Mk1 đã khiến mọi quốc gia tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất chế tạo loại phương tiện tương tự. Nguồn ảnh: BI.Về cơ bản, xe tăng đời đầu sẽ có thiết kế to, nặng, chậm chạp và hoả lực yếu. Tuy nhiên khi loại phương tiện này bắt đầu xuất hiện trên chiến trường, người ta mới hiểu được tầm quan trọng của loại phương tiện này và bắt đầu triển khai các học thuyết thiết giáp sơ khai đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.Đứng vị trí thứ tư trên tổng số 10 loại xe tăng thay đổi bộ mặt của học thuyết thiết giáp đó chính là Tiger của Đức. Tuy nhiên vị trí này không mấy làm vinh dự cho chiếc xe tăng hạng nặng biểu tượng nổi tiếng bậc nhất Chiến tranh Thế giơi thứ hai này. Nguồn ảnh: BI.Về cơ bản, Tiger ra đời đã đánh dấu sự vô dụng – theo một khía cạnh nào đó của xe tăng hạng nặng trên chiến trường. Bỏ qua các yếu tố kỹ thuật của Tiger, nó vẫn là cỗ xe tăng chậm chạm, lề mề và khó xoay sở trên chiến trường. Giáp dày của Tiger thực tế cũng khó có thể chống lại được các loại vũ khí chống tăng càng ngày càng nguy hiểm thời cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.Nếu như Tiger đánh dấu sự vô dụng của xe tăng trong học thuyết chiến tranh hiện đại thì Sherman lại là một trong hai loại xe tăng đánh dấu sự vĩ đại của xe tăng hạng trung trên chiến trường Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chưa hết, Sherman còn là loại xe tăng đầu tiên ra đời khiến cách thức điều khiển xe tăng sau này thay đổi mãi mãi. Nguồn ảnh: BI.Đó là bộ ổn định nòng súng. Nòng súng của Sherman sẽ luôn ở một góc cố định so với mặt đất bất kể chiếc xe tăng này di chuyển qua địa hình gồ ghề tới đâu. Tất nhiên bộ ổn định này không thể tốt như ổn định điện tử sau này, tuy nhiên nó cũng giúp Sherman có thể vừa di chuyển vừa bắn chính xác ở một mức độ nào đó. Nguồn ảnh: BI.Đứng ở vị trí thứ hai là T-34 – loại xe tăng đã cùng với Sherman chứng tỏ khả năng chiến đấu của xe tăng hạng trung. Về cơ bản, đây là loại xe tăng rẻ tiền, dễ lắp ráp, dễ sử dụng, hoả lực mạnh, hiệu quả sử dụng cao và cực kỳ dễ nâng cấp. Nguồn ảnh: BI.Khi được ra đời, T-34 vốn dĩ đã được trang bị sẵn khẩu pháo 76mm có khả năng bắn xuyên giáp mọi loại xe tăng cùng thời. Việc nâng cấp lên pháo 85mm sau này chỉ khiến sức công phá của T-34 trở nên kinh hoàng hơn. Sự đơn giản và hiệu quả của T-34 được thể hiện ở chỗ đến hết chiến tranh có 55% thiết giáp Liên Xô là T-34 và phần lớn số T-34 này được sản xuất trong… nhà máy sản xuất máy cầy thời trước Chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.Cuối cùng là M1 Abrams – loại xe tăng chủ lực chiến trường của Mỹ. Một trong những pha đối đầu lớn nhất giữa M1 Abrams và xe tăng Liên Xô diễn ra trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc. Trong trận chiến này, Mỹ đã tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng thiết giáp của đối phương bao gồm phần lớn là T-72 trong khi chỉ mất vài xe tăng M1 do mìn. Nguồn ảnh: BI.Tới tận ngày nay, T-72 vẫn được quân đội Nga sử dụng như một loại thiết giáp chủ lực tuy nhiên đã có rất nhiều sửa đổi được Nga nâng cấp cho T-72 sau này, khiến nó thậm chí hiện địa tiệm cận với T-90. Mặc dù vậy, không thể không kể đến công lao to lớn của M1 khi đã thắng áp đảo ở Bão Táp Sa Mạc, buộc Nga sau này phải nghiên cứu phát trienr T-72 để tránh một kết cục tương tự trong tương lai. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Xe tăng chủ lực chiến trường T-72S của Liên Xô.
Bản thân sự ra đời của xe tăng đã thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Tuy nhiên các học thuyết sử dụng thiết giáp cũng thay đổi liên tục mỗi khi có một dòng xe tăng đời mới mang tính cách mạng được ra đời. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng 10 loại xe tăng thay đổi mọi học thuyết chiến tranh trên thế giới chính là xe tăng Centurion do Anh thiết kế. Phiên bản Centurion đầu tiên đã đánh dấu sự ra đời của giáp tấm trong khi mọi xe tăng cùng thời vẫn sử dụng giáp đúc nguyên miếng. Nguồn ảnh: BI.
Bắt đầu phục vụ từ năm 1946, tuy nhiên Centurion chưa từng được tham gia thực chiến cùng quân đội Anh. Mãi tới sau này khi được Anh bán cho nhiều nước khác trên thế giới, Centurion mới bắt đầu xuất hiện trong các cuộc chiến tranh nhỏ lẻ và ngày nay thậm chí còn được tìm thấy trên chiến trường Syria. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo phải kể đến xe tăng Panzer Mark II do Đức sản xuất trong khoảng những năm 30 trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây được coi là một trong những loại xe tăng hạng nhẹ thành công nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: BI.
Trong khi mà cả thế giới vẫn chưa tìm ra được một học thuyết thiết giáp hiện đại nào thì Panzer Mark II đã ra đời để trả lời cho điều đó. Cùng với các phiên bản Panzer III và Panzer IV ra đời sau này, học thuyết thiết giáp dựa vào sức mạnh và độ cơ động của thiết giáp của Đức đã khiến toàn châu Âu được “mở mang tầm mắt”. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí tiếp theo là loại xe tăng có tốc độ nhanh nhất Chiến tranh Thế giới thứ nhất – Whippet. Đây là loại xe tăng được quân đội Anh thiết kế, chuyên dùng để chọc xuyên qua chiến hào của đối phương và là tấm bia chắn đạn di động cho bộ binh theo sau. Nguồn ảnh: BI.
Whippet được trang bị tới 4 súng máy nhưng hoàn toàn không có pháo. Theo tiêu chuẩn của thời điểm hiện tại thì nó là loại thiết giáp bọc thép chứ không phải xe tăng. Tuy nhiên với tốc độ nhanh tới 15 km/h – gấp ba các loại xe tăng hạng nặng thời bấy giờ, toàn bộ cách sử dụng và đối phó với xe tăng Whippets đã phải được nghiên cứu lại. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp đến là Panzer IV – xe tăng hạng trung thành công nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Xuất hiện từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến, Panzer IV đã phục vụ tới tận khi Chiến tranh Thế giới thú hai kết thúc. Nguồn ảnh: BI.
Phiên bản cuối cùng của Panzer IV được ra đời để có thể đơn phương độc mã đấu với số lượng lớn xe tăng hạng trung của đối phương – đảm bảo một xe tăng Panzer IV trước khi hy sinh có thể kéo theo ít nhất vài ba chiếc tăng hạng trung khác loại T-34 hay Sherman của đối phuong. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo là xe tăng Char B1 của Pháp. Đây là loại xe tăng được Pháp sử dụng rất ít trong Chiến tranh Thế giới thứ hai – tất nhiên không phải vì nó kém mà là do Pháp thua quá sớm. Tuy nhiên ít được sử dụng không đồng nghĩa với việc đây là loại xe tăng kém. Nguồn ảnh: BI.
Ngược lại, Char B1 là loại xe tăng gần như hoàn hảo cho kiểu tác chiến đầu Chiến tranh Thế giới. Với tổng cộng hai nòng pháo một pháo 75mm và một pháo 47mm, loại xe tăng này có thể càn quét qua mọi mục tiêu thời bấy giờ, bao gồm bộ binh, lô cốt hay mọi loại xe tăng của đối phương kể cả tăng hạng nặng. Tiếc là Pháp vẫn thua! Nguồn ảnh: BI.
Giờ mới tới British Mk1 – cỗ xe tăng đầu tiên của nhân loại được xuất hiện tham chiến trên chiến trường. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được triển khai, sự hiệu quả của Mk1 đã khiến mọi quốc gia tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất chế tạo loại phương tiện tương tự. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, xe tăng đời đầu sẽ có thiết kế to, nặng, chậm chạp và hoả lực yếu. Tuy nhiên khi loại phương tiện này bắt đầu xuất hiện trên chiến trường, người ta mới hiểu được tầm quan trọng của loại phương tiện này và bắt đầu triển khai các học thuyết thiết giáp sơ khai đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.
Đứng vị trí thứ tư trên tổng số 10 loại xe tăng thay đổi bộ mặt của học thuyết thiết giáp đó chính là Tiger của Đức. Tuy nhiên vị trí này không mấy làm vinh dự cho chiếc xe tăng hạng nặng biểu tượng nổi tiếng bậc nhất Chiến tranh Thế giơi thứ hai này. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, Tiger ra đời đã đánh dấu sự vô dụng – theo một khía cạnh nào đó của xe tăng hạng nặng trên chiến trường. Bỏ qua các yếu tố kỹ thuật của Tiger, nó vẫn là cỗ xe tăng chậm chạm, lề mề và khó xoay sở trên chiến trường. Giáp dày của Tiger thực tế cũng khó có thể chống lại được các loại vũ khí chống tăng càng ngày càng nguy hiểm thời cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.
Nếu như Tiger đánh dấu sự vô dụng của xe tăng trong học thuyết chiến tranh hiện đại thì Sherman lại là một trong hai loại xe tăng đánh dấu sự vĩ đại của xe tăng hạng trung trên chiến trường Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chưa hết, Sherman còn là loại xe tăng đầu tiên ra đời khiến cách thức điều khiển xe tăng sau này thay đổi mãi mãi. Nguồn ảnh: BI.
Đó là bộ ổn định nòng súng. Nòng súng của Sherman sẽ luôn ở một góc cố định so với mặt đất bất kể chiếc xe tăng này di chuyển qua địa hình gồ ghề tới đâu. Tất nhiên bộ ổn định này không thể tốt như ổn định điện tử sau này, tuy nhiên nó cũng giúp Sherman có thể vừa di chuyển vừa bắn chính xác ở một mức độ nào đó. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ hai là T-34 – loại xe tăng đã cùng với Sherman chứng tỏ khả năng chiến đấu của xe tăng hạng trung. Về cơ bản, đây là loại xe tăng rẻ tiền, dễ lắp ráp, dễ sử dụng, hoả lực mạnh, hiệu quả sử dụng cao và cực kỳ dễ nâng cấp. Nguồn ảnh: BI.
Khi được ra đời, T-34 vốn dĩ đã được trang bị sẵn khẩu pháo 76mm có khả năng bắn xuyên giáp mọi loại xe tăng cùng thời. Việc nâng cấp lên pháo 85mm sau này chỉ khiến sức công phá của T-34 trở nên kinh hoàng hơn. Sự đơn giản và hiệu quả của T-34 được thể hiện ở chỗ đến hết chiến tranh có 55% thiết giáp Liên Xô là T-34 và phần lớn số T-34 này được sản xuất trong… nhà máy sản xuất máy cầy thời trước Chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng là M1 Abrams – loại xe tăng chủ lực chiến trường của Mỹ. Một trong những pha đối đầu lớn nhất giữa M1 Abrams và xe tăng Liên Xô diễn ra trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc. Trong trận chiến này, Mỹ đã tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng thiết giáp của đối phương bao gồm phần lớn là T-72 trong khi chỉ mất vài xe tăng M1 do mìn. Nguồn ảnh: BI.
Tới tận ngày nay, T-72 vẫn được quân đội Nga sử dụng như một loại thiết giáp chủ lực tuy nhiên đã có rất nhiều sửa đổi được Nga nâng cấp cho T-72 sau này, khiến nó thậm chí hiện địa tiệm cận với T-90. Mặc dù vậy, không thể không kể đến công lao to lớn của M1 khi đã thắng áp đảo ở Bão Táp Sa Mạc, buộc Nga sau này phải nghiên cứu phát trienr T-72 để tránh một kết cục tương tự trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng chủ lực chiến trường T-72S của Liên Xô.