|
Chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu QZ8501 của Air Asia cất cánh lúc 5h35 sáng theo giờ Indonesia ở Surabaya. Chuyến bay dự kiến tới Singapore lúc 8h30, tuy nhiên máy bay mất liên lạc vào lúc 7h24. Điều đáng chú ý là phi công chuyến bay mất tích đã yêu cầu chuyển độ cao 5 phút trước khi mất liên lạc do thời tiết xấu.
|
Theo trung tướng Tuấn, lực lượng và kinh nghiệm của không quân Việt Nam trong việc hỗ trợ tìm kiếm máy bay MH370 đã được quốc tế đánh giá cao và lần này chắc chắn chúng ta sẽ không đứng ngoài cuộc nếu máy bay Air Asia rơi trong vùng FIR do chúng ta quản lý.
|
Phó chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn Không quân 918 - thượng tá Nguyễn Thái Sơn cho biết, các máy bay của đơn vị này đang trong tình trạng sẵn sàng, nếu có lệnh từ Bộ Quốc phòng và quân chủng không quân sẽ cất cánh tìm kiếm. |
Được biết, trang bị của Lữ đoàn Không quân 918 bao gồm các máy bay vận tải An-26, máy bay tuần thám biển CASA-212. Vì vậy, khả năng rất cao nếu Việt Nam tham gia chiến dịch tìm kiếm thì các máy bay này sẽ được điều động.
|
Các máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt AI-24VT và một động cơ phản lực cỡ nhỏ Ru-19-A300 đặt ở phía phải thân máy bay làm nguồn cung cấp điện cũng như giúp tăng lực nâng. An-26 có thể đạt tốc độ 440km/h, tầm bay cực đại tới 2.500km.
|
|
Lữ đoàn 918 cũng có thể điều cả các máy bay tuần thám biển hiện đại CASA-212 (được biên chế cho Cảnh sát biển Việt Nam, nhưng Lữ đoàn 918 trực tiếp quản lý, khai thác). Loại máy bay này đã từng được điều tham gia tìm kiếm máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
|
|
Trên CASA-212 được trang bị nhiều hệ thống trinh sát mặt nước rất hiện đại, cho phép phát hiện vật thể kích cỡ nhỏ. |
Bên cạnh đó, hiện theo một số nguồn tin thì Lữ đoàn 918 đã nhận được một máy bay vận tải cỡ lớn, hiện đại C-295 do hãng Airbus Defence sản xuất. Tuy nhiên, do mới tiếp nhận, cần một thời gian để phi công làm quen, huấn luyện nên khả năng là chúng không thể tham gia tìm kiếm máy bay Air Asia mất tích.
|
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PW127G cho tốc độ cực đại 576km/h, tầm bay vượt trội An-26 lên tới 5.400km (nếu không mang hàng hóa), trần bay 9.100m. |
Ngoài các máy bay của Không quân Nhân dân Việt Nam, nếu cần thì lực lượng Không quân Hải quân cũng sẽ tham gia với các thủy phi cơ DHC-6 có khả năng hạ cánh tốt trên mặt nước có thể cứu hộ nhanh máy bay mất tích.
|
DHC-6-400 của Việt Nam có thể đạt tầm bay tới 1.480km, chở được tới 20 người.
|
|
Đặc biệt, trên DHC-6 được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước ELM-2022A có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ lớn ở tầm xa tới 200 hải lý.
|