Một chiếc máy bay chở khách loại B777-200 của Hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH370 chở 239 hành khách, phi hành đoàn đang mất tích tại vùng biển cách đảo Thổ Chu (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) 153 hải lý và cách Tây Nam mũi Cà Mau khoảng 120 hải lý. Thời điểm này, công tác tìm kiếm đang được phía Việt Nam, Malaysia, Singapore khẩn trương thực hiện.
Theo những thông tin mới nhất, Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều 3 máy bay vận tải An-26 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện nhiệm vụ bay tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích.
An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
Với lượng nhiên liệu lớn, tầm bay xa, An-26 sẽ là công cụ đắc lực, hiệu quả nhất trong cuộc tìm kiếm quy mô này khi mà nó có thể bay quần đảo nhiều lần, tròng thời gian lâu hơn ở khu vực nghi ngờ máy bay rơi.
Ngoài ra, Không quân Việt Nam cũng đã điều một số trực thăng đa năng Mi-171 lên đường tím kiếm chiếc máy bay B777 Malaysia.
Mi-171 là biến thể xuất khẩu của mẫu nội địa Mi-8AMT được sản xuất tại nhà máy Ulan-Ude (nước Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga). Mi-171 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục rất khỏe Klimov TV3-117VM cho tốc độ tối đa 250km/h, tầm bay 465km, trần bay 6km.
Bên cạnh đó thì về phía Tổng công ty trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) cũng điều 2 trực thăng Mi-171 hoặc Mi-172 cùng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn. Tuy không bay lâu liên tục như An-26, nhưng trực thăng thì có lợi thế bay chậm hơn, do vậy quan sát kỹ lưỡng hơn trên mặt nước để tìm các mảnh vỡ máy bay.
Về phía Hải quân Nhân dân Việt Nam, các tàu của Vùng 5 Hải quân đóng tại Phú Quốc đã sẵn sàng đưa tàu ra tìm kiếm. Hiện không rõ hải quân sẽ điều tàu nào, tuy nhiên không loại trừ khả năng cao là các tàu pháo hiện đại Svetlyak của Vùng 5 Hải quân. Trong ảnh là các tàu chiến hiện đại nhất của Vùng 5 Hải quân HQ-264, HQ-265 thuộc Project 10412 Svetlyak.
Nếu đi từ căn cứ ở Phú Quốc thì các tàu Việt Nam sẽ mất khoảng 5 tiếng ra nơi khu vực máy bay bị mất liên lạc. Ảnh minh họa
Về phía trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều tàu cứu hộ SAR 413 ra khu vực máy bay gặp nạn để hỗ trợ công tác tìm kiếm, xác định vị trí máy bay rơi.
Cảnh sát biển cũng có 2 tàu tuần tra tham gia việc tìm kiếm.
Về phía lực lượng quốc tế, Không quân Singapore đã điều máy bay vận tải hạng trung C-130H tham gia công tác tìm kiếm. C-130 được trang bị 4 động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay xa tới 3.800km. Nó có thể bay còn lâu hơn cả An-26 của Việt Nam.
Một chiếc máy bay chở khách loại B777-200 của Hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH370 chở 239 hành khách, phi hành đoàn đang mất tích tại vùng biển cách đảo Thổ Chu (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) 153 hải lý và cách Tây Nam mũi Cà Mau khoảng 120 hải lý. Thời điểm này, công tác tìm kiếm đang được phía Việt Nam, Malaysia, Singapore khẩn trương thực hiện.
Theo những thông tin mới nhất, Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều 3 máy bay vận tải An-26 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện nhiệm vụ bay tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích.
An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
Với lượng nhiên liệu lớn, tầm bay xa, An-26 sẽ là công cụ đắc lực, hiệu quả nhất trong cuộc tìm kiếm quy mô này khi mà nó có thể bay quần đảo nhiều lần, tròng thời gian lâu hơn ở khu vực nghi ngờ máy bay rơi.
Ngoài ra, Không quân Việt Nam cũng đã điều một số trực thăng đa năng Mi-171 lên đường tím kiếm chiếc máy bay B777 Malaysia.
Mi-171 là biến thể xuất khẩu của mẫu nội địa Mi-8AMT được sản xuất tại nhà máy Ulan-Ude (nước Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga). Mi-171 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục rất khỏe Klimov TV3-117VM cho tốc độ tối đa 250km/h, tầm bay 465km, trần bay 6km.
Bên cạnh đó thì về phía Tổng công ty trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) cũng điều 2 trực thăng Mi-171 hoặc Mi-172 cùng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn. Tuy không bay lâu liên tục như An-26, nhưng trực thăng thì có lợi thế bay chậm hơn, do vậy quan sát kỹ lưỡng hơn trên mặt nước để tìm các mảnh vỡ máy bay.
Về phía Hải quân Nhân dân Việt Nam, các tàu của Vùng 5 Hải quân đóng tại Phú Quốc đã sẵn sàng đưa tàu ra tìm kiếm. Hiện không rõ hải quân sẽ điều tàu nào, tuy nhiên không loại trừ khả năng cao là các tàu pháo hiện đại Svetlyak của Vùng 5 Hải quân. Trong ảnh là các tàu chiến hiện đại nhất của Vùng 5 Hải quân HQ-264, HQ-265 thuộc Project 10412 Svetlyak.
Nếu đi từ căn cứ ở Phú Quốc thì các tàu Việt Nam sẽ mất khoảng 5 tiếng ra nơi khu vực máy bay bị mất liên lạc. Ảnh minh họa
Về phía trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều tàu cứu hộ SAR 413 ra khu vực máy bay gặp nạn để hỗ trợ công tác tìm kiếm, xác định vị trí máy bay rơi.
Cảnh sát biển cũng có 2 tàu tuần tra tham gia việc tìm kiếm.
Về phía lực lượng quốc tế, Không quân Singapore đã điều máy bay vận tải hạng trung C-130H tham gia công tác tìm kiếm. C-130 được trang bị 4 động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay xa tới 3.800km. Nó có thể bay còn lâu hơn cả An-26 của Việt Nam.