Quân chủng Hải quân (hay chính là Hải quân Nhân dân Việt Nam) có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
Hải quân Nhân dân Việt Nam được chính thức thành lập ngày 7/5/1955, ban đầu được gọi lạ Cục Phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tới tháng 1/1959, Cục phòng thủ bờ biển đổi tên thành Cục Hải quân (tổ chức gồm 5 phòng: tham mưu, chính trị, hậu cần, công trình và đo đạc biển; 5 đơn vị trực thuộc gồm: trường huấn luyện, Đoàn 130, Đoàn 135, Tiểu đoàn công binh 145 và xưởng X46). Và tới ngày 3/1/1964 mới đổi thành Bộ Tư lệnh Hải quân. Mặc dù trang bị ban đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu là các tàu tuần tiễu, tàu phóng lỡ cỡ nhỏ nhưng bộ đội hải quân rất kiên cường, dũng cảm sẵn sàng đánh địch dù chúng mạnh hơn về trang bị. Trưa ngày 2/8/1964, các tàu thuộc Phân đội 3, Đoàn 135 đã xuất kích đánh đuổi tàu Maddox của Đế quốc Mỹ khỏi hải phận miền Bắc, bắn rơi một máy bay và bắn bị thương 1 chiếc khác. Tiếp đó ngày 5/8/1964, các tàu Hải quân phối hợp với các lực lượng phòng không, dân quân tự vệ và nhân dân anh dũng đánh trả các đợt không kích của Mỹ, bắn hạ 8 máy bay địch, lập lên chiến công oanh liệt đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội hải quân đã lập nhiều công lớn trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Không quân và Hải quân Mỹ nhất là thành tích chống phong toả đường biển và các nhiệm vụ được giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau 1975, bộ đội Hải quân tiếp tục tham gia các chiến dịch đánh đuổi quân Khmer Đỏ, giúp đỡ nhân dân Campuchia và nhất là bảo vệ vững chắc quần đảo Trường Sa.
Hôm nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư, tăng cường trang bị vũ khí hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Lực lượng tàu chiến đấu mặt nước của Việt Nam kể từ đầu những năm 1990 đã được tăng cường hiện đại hóa, trang bị mới hàng loạt tàu tên lửa. Điển hình nhất là việc ta đã mua và trang bị 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước tới 2.100 tấn, trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.
Hải quân ta đã đưa vào biên chế nhiều tàu tên lửa nhỏ tốc độ cao như Project 1241RE, Project 12418 Molniya có tính cơ động cao, linh hoạt và hỏa lực diệt hạm địch mạnh mẽ với các tên lửa chống tàu chính xác cao.
Trong ảnh là tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE mà chúng ta mua từ đầu những năm 1990.
Đặc biệt, trong năm 2014, công nghiệp đóng tàu quân sự đã đạt bước tiến lớn khi đóng thành công nhiều tàu tên lửa Molniya để trang bị cho hải quân trong năm nay và năm tới, giúp tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu bảo vệ biển đảo.
Lực lượng tác chiến dưới mặt nước – tàu ngầm cũng đang từng bước hình thành khả năng tác chiến ban đầu. Hiện Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận 3 chiếc tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên, dự kiến cuối 2016 – đầu 2017, hải quân ta sẽ có đủ bộ 6 tàu ngầm.
Lực lượng Hải quân Đánh bộ - làm nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam cũng đang từng bước hiện đại hóa về mặt trang bị. Một số đơn vị của Hải quân Đánh bộ đã được trang bị quân trang kiểu mới, súng trường tiến công tiên tiến TAR-21…
Trong ảnh, xe tăng bơi PT-76 rời tàu đổ bộ nhỏ trong cuộc diễn tập đánh chiếm đảo của Hải quân Đánh bộ năm 2014.
Lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam đã nhận được các tổ hợp tên lửa thế hệ mới Bastion-P có sức tiến công mạnh mẽ, tầm bắn xa, rất khó bị đánh chặn.
Bên cạnh đó, tên lửa bờ vẫn duy trì và đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cao các tổ hợp tên lửa hệ cũ như 4K44 Redut và 4K51 Rubezh.
Đặc biệt nhất, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chính thức có lực lượng không quân khi nhận bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng PK-KQ vào ngày 3/7/2013. Lữ đoàn 954 có nhiệm vụ: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt.
Quân chủng Hải quân (hay chính là Hải quân Nhân dân Việt Nam) có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
Hải quân Nhân dân Việt Nam được chính thức thành lập ngày 7/5/1955, ban đầu được gọi lạ Cục Phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tới tháng 1/1959, Cục phòng thủ bờ biển đổi tên thành Cục Hải quân (tổ chức gồm 5 phòng: tham mưu, chính trị, hậu cần, công trình và đo đạc biển; 5 đơn vị trực thuộc gồm: trường huấn luyện, Đoàn 130, Đoàn 135, Tiểu đoàn công binh 145 và xưởng X46). Và tới ngày 3/1/1964 mới đổi thành Bộ Tư lệnh Hải quân.
Mặc dù trang bị ban đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu là các tàu tuần tiễu, tàu phóng lỡ cỡ nhỏ nhưng bộ đội hải quân rất kiên cường, dũng cảm sẵn sàng đánh địch dù chúng mạnh hơn về trang bị. Trưa ngày 2/8/1964, các tàu thuộc Phân đội 3, Đoàn 135 đã xuất kích đánh đuổi tàu Maddox của Đế quốc Mỹ khỏi hải phận miền Bắc, bắn rơi một máy bay và bắn bị thương 1 chiếc khác. Tiếp đó ngày 5/8/1964, các tàu Hải quân phối hợp với các lực lượng phòng không, dân quân tự vệ và nhân dân anh dũng đánh trả các đợt không kích của Mỹ, bắn hạ 8 máy bay địch, lập lên chiến công oanh liệt đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội hải quân đã lập nhiều công lớn trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Không quân và Hải quân Mỹ nhất là thành tích chống phong toả đường biển và các nhiệm vụ được giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau 1975, bộ đội Hải quân tiếp tục tham gia các chiến dịch đánh đuổi quân Khmer Đỏ, giúp đỡ nhân dân Campuchia và nhất là bảo vệ vững chắc quần đảo Trường Sa.
Hôm nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư, tăng cường trang bị vũ khí hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Lực lượng tàu chiến đấu mặt nước của Việt Nam kể từ đầu những năm 1990 đã được tăng cường hiện đại hóa, trang bị mới hàng loạt tàu tên lửa. Điển hình nhất là việc ta đã mua và trang bị 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước tới 2.100 tấn, trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.
Hải quân ta đã đưa vào biên chế nhiều tàu tên lửa nhỏ tốc độ cao như Project 1241RE, Project 12418 Molniya có tính cơ động cao, linh hoạt và hỏa lực diệt hạm địch mạnh mẽ với các tên lửa chống tàu chính xác cao.
Trong ảnh là tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE mà chúng ta mua từ đầu những năm 1990.
Đặc biệt, trong năm 2014, công nghiệp đóng tàu quân sự đã đạt bước tiến lớn khi đóng thành công nhiều tàu tên lửa Molniya để trang bị cho hải quân trong năm nay và năm tới, giúp tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu bảo vệ biển đảo.
Lực lượng tác chiến dưới mặt nước – tàu ngầm cũng đang từng bước hình thành khả năng tác chiến ban đầu. Hiện Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận 3 chiếc tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên, dự kiến cuối 2016 – đầu 2017, hải quân ta sẽ có đủ bộ 6 tàu ngầm.
Lực lượng Hải quân Đánh bộ - làm nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam cũng đang từng bước hiện đại hóa về mặt trang bị. Một số đơn vị của Hải quân Đánh bộ đã được trang bị quân trang kiểu mới, súng trường tiến công tiên tiến TAR-21…
Trong ảnh, xe tăng bơi PT-76 rời tàu đổ bộ nhỏ trong cuộc diễn tập đánh chiếm đảo của Hải quân Đánh bộ năm 2014.
Lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam đã nhận được các tổ hợp tên lửa thế hệ mới Bastion-P có sức tiến công mạnh mẽ, tầm bắn xa, rất khó bị đánh chặn.
Bên cạnh đó, tên lửa bờ vẫn duy trì và đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cao các tổ hợp tên lửa hệ cũ như 4K44 Redut và 4K51 Rubezh.
Đặc biệt nhất, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chính thức có lực lượng không quân khi nhận bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng PK-KQ vào ngày 3/7/2013. Lữ đoàn 954 có nhiệm vụ: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt.