Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - người đã lập nên kỳ tích trong lịch sử thể thao Việt Nam nói chung và lịch sử tham gia các kỳ Thế vận hội Olympic của Việt Nam nói riêng là một sĩ quan hàm Đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước khi theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp, anh từng là sĩ quan chỉ huy ở Lữ đoàn 239, Binh chủng Công binh.Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến. Binh chủng Công binh chính thức được thành lập vào ngày 25/3/1946.Trong thời bình, ngoài việc xây dựng các đơn vị vững mạnh toàn diện, Binh chủng Công Binh còn tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ đội công binh luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, đảm nhận các công trình trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện có hiệu quả hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh trên các địa bàn cả nước. Dẫu còn nhiều thách thức nhưng những người lính công binh luôn vượt qua mọi khó khăn, có mặt và sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.Có thể khẳng định, Bộ đội Công binh là lực lượng làm nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình bởi sau những năm tháng chiến tranh, một lượng rất lớn bom đạn chưa nổ của đối phương đang còn nằm sâu trong lòng đất. Hậu quả sau 30 năm chiến tranh, Việt Nam là một trong số các quốc gia bị ô nhiễm bom mìn nặng nề, diện tích bị ô nhiễm bom mìn chiếm khoảng 20,86% diện tích cả nước.Trong ảnh, bộ đội Công binh đang thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại trong chiến tranh.Binh chủng Công binh hiện được trang bị nhiều khí tài hiện đại phục vụ cho hoạt động bảo đảm chiến đấu và chiến đấu, bên cạnh đó có thể tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi cần.Trong ảnh là phà tự hành GSP – một trong những khí tài vượt sông hiện đại nhất của bộ đội công binh.Phà tự hành GSP là một loại khí tài đảm bảo vượt sông do Liên Xô sản xuất và được trang bị cho lực lượng Công binh Việt Nam từ những năm 1980. Thiết bị này có thể chuyên chở được xe tăng hạng nặng, hạng trung, pháo tự hành và xe tăng hạng trung có con lăn phá mìn nhanh, trong điều kiện đêm tối, trời mưa, sương mù, bảo đảm bí mật.Phà tự hành GSP có tải trọng giới hạn 52 tấn. Trọng lượng phà (không có kíp sử dụng) vào khoảng 34,6 tấn. Phà có chiều dài 12m, có chiều rộng khi mở thuyền 12,63m, chiều rộng khi mở vệt cầu là 21,54m và sức nổi khi có tải của phà đạt 52 tấn.Bộ đội công binh thiết lập cầu phao PMP trong đêm phục vụ bộ đội hành quân trong đêmHệ thống cầu phao PMP có thể bắc cầu dài 227 m và có thể ghép thành phà có tải trọng khác nhau, chiều rộng làn xe 6,5 m. Để bắc bộ cầu này trong điều kiện ban ngày mất 50 phút. Trong bộ cầu PMP có 12 ca nô kéo, 32 đốt khơi, 2 vệt chống lầy và 4 đốt phao bờ. Để chuyên chở bộ cầu này phải dùng đến 36 xe tải Kraz-255V.Còn đây là khí tài cầu cơ giới hạng nặng TMM-3M của Lữ đoàn Công binh 299 có khả năng cho phép các xe xích trọng lượng 60 tấn di chuyển qua. Một bộ cầu TMM-3M gồm 4 xe, trong đó mỗi xe có trọng lượng là 20,4 tấn. Cầu TMM-3M có chiều dài lớn nhất 8,9m, rộng 3,22m và cao 3,55m.Cầu TMM-3M là một trong những loại cầu xung kích, đảm bảo cho Sư đoàn bộ binh cơ động, nhanh chóng vượt qua các chướng ngại vật hẹp (sông, suối, khen cạn…) có chiều rộng tới 40m và ở độ sâu trung gian lớn nhất lên đến 3m. Cầu cho phép các loại xe xích trọng lượng 60 tấn, di chuyển với tốc độ 15 km/giờ và xe bánh lốp có tải trọng lên trục không quá 11 tấn, hành quân với tốc độ từ 20 đến 25 km/giờ, vượt qua êm thuận.Trong ảnh là xe bọc thép công binh IMR-2M hiện đại nhất của Công binh Việt Nam. Loại phương tiện này có thể rà phá bom mìn, khắc phục vật cản.Xuồng đệm khí cao tốc do Mỹ chế tạo được trang bị cho Công binh Việt Nam.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - người đã lập nên kỳ tích trong lịch sử thể thao Việt Nam nói chung và lịch sử tham gia các kỳ Thế vận hội Olympic của Việt Nam nói riêng là một sĩ quan hàm Đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước khi theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp, anh từng là sĩ quan chỉ huy ở Lữ đoàn 239, Binh chủng Công binh.
Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến. Binh chủng Công binh chính thức được thành lập vào ngày 25/3/1946.
Trong thời bình, ngoài việc xây dựng các đơn vị vững mạnh toàn diện, Binh chủng Công Binh còn tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ đội công binh luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, đảm nhận các công trình trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện có hiệu quả hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh trên các địa bàn cả nước. Dẫu còn nhiều thách thức nhưng những người lính công binh luôn vượt qua mọi khó khăn, có mặt và sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.
Có thể khẳng định, Bộ đội Công binh là lực lượng làm nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình bởi sau những năm tháng chiến tranh, một lượng rất lớn bom đạn chưa nổ của đối phương đang còn nằm sâu trong lòng đất. Hậu quả sau 30 năm chiến tranh, Việt Nam là một trong số các quốc gia bị ô nhiễm bom mìn nặng nề, diện tích bị ô nhiễm bom mìn chiếm khoảng 20,86% diện tích cả nước.
Trong ảnh, bộ đội Công binh đang thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại trong chiến tranh.
Binh chủng Công binh hiện được trang bị nhiều khí tài hiện đại phục vụ cho hoạt động bảo đảm chiến đấu và chiến đấu, bên cạnh đó có thể tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi cần.
Trong ảnh là phà tự hành GSP – một trong những khí tài vượt sông hiện đại nhất của bộ đội công binh.
Phà tự hành GSP là một loại khí tài đảm bảo vượt sông do Liên Xô sản xuất và được trang bị cho lực lượng Công binh Việt Nam từ những năm 1980. Thiết bị này có thể chuyên chở được xe tăng hạng nặng, hạng trung, pháo tự hành và xe tăng hạng trung có con lăn phá mìn nhanh, trong điều kiện đêm tối, trời mưa, sương mù, bảo đảm bí mật.
Phà tự hành GSP có tải trọng giới hạn 52 tấn. Trọng lượng phà (không có kíp sử dụng) vào khoảng 34,6 tấn. Phà có chiều dài 12m, có chiều rộng khi mở thuyền 12,63m, chiều rộng khi mở vệt cầu là 21,54m và sức nổi khi có tải của phà đạt 52 tấn.
Bộ đội công binh thiết lập cầu phao PMP trong đêm phục vụ bộ đội hành quân trong đêm
Hệ thống cầu phao PMP có thể bắc cầu dài 227 m và có thể ghép thành phà có tải trọng khác nhau, chiều rộng làn xe 6,5 m. Để bắc bộ cầu này trong điều kiện ban ngày mất 50 phút. Trong bộ cầu PMP có 12 ca nô kéo, 32 đốt khơi, 2 vệt chống lầy và 4 đốt phao bờ. Để chuyên chở bộ cầu này phải dùng đến 36 xe tải Kraz-255V.
Còn đây là khí tài cầu cơ giới hạng nặng TMM-3M của Lữ đoàn Công binh 299 có khả năng cho phép các xe xích trọng lượng 60 tấn di chuyển qua. Một bộ cầu TMM-3M gồm 4 xe, trong đó mỗi xe có trọng lượng là 20,4 tấn. Cầu TMM-3M có chiều dài lớn nhất 8,9m, rộng 3,22m và cao 3,55m.
Cầu TMM-3M là một trong những loại cầu xung kích, đảm bảo cho Sư đoàn bộ binh cơ động, nhanh chóng vượt qua các chướng ngại vật hẹp (sông, suối, khen cạn…) có chiều rộng tới 40m và ở độ sâu trung gian lớn nhất lên đến 3m. Cầu cho phép các loại xe xích trọng lượng 60 tấn, di chuyển với tốc độ 15 km/giờ và xe bánh lốp có tải trọng lên trục không quá 11 tấn, hành quân với tốc độ từ 20 đến 25 km/giờ, vượt qua êm thuận.
Trong ảnh là xe bọc thép công binh IMR-2M hiện đại nhất của Công binh Việt Nam. Loại phương tiện này có thể rà phá bom mìn, khắc phục vật cản.
Xuồng đệm khí cao tốc do Mỹ chế tạo được trang bị cho Công binh Việt Nam.