Trung Quốc vừa chính thức tiết lộ bản sao chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga với tên gọi là J-16 và tuyên bố rằng máy bay này mang thiết kế của Trung Quốc. Nhiều hình ảnh của J-16 đã bị lộ trong năm 2011. Chúng đã chứng minh rằng J-16 là một bản sao Su-30MK2 của Nga và đã có ít nhất 24 chiếc J-16 đã được lắp ráp được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.
Nga đã bán cho Trung Quốc biến thể hai chỗ ngồi của máy bay Su-30 là Su-30MKK vào cuối những năm 1990. Cách đây một thập kỷ, một biến thể nâng cấp Su-30MK2. Trung Quốc đã nhận khoảng 100 chiếc Su-30MK2 của Nga, nhưng gần đây những chiếc J-16 gần như giống hệt với chúng được công khai. Nga tỏ ý không hài lòng và cho rằng đã bị Bắc Kinh lừa dối.
Tiêm kích đa năng J-16, một bản sao từ máy bay Su-30MK2 của Nga.
Sao chép mọi thứ
Hình thức ăn cắp công nghệ "trắng trợn" của Trung Quốc không phải là mới. Bởi trước đó, máy bay chiến đấu J-11 cũng được Trung Quốc sao chép bất hợp pháp từ loại Su-27 của Nga.
Hành động ăn cắp và sao chép công nghệ máy bay đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa Nga và Trung Quốc trong gần một thập kỷ vừa qua. Mọi chuyện chỉ được coi là hợp pháp trong những năm 1995, khi Trung Quốc chi 2,5 tỉ USD để được phép lắp ráp 200 chiếc Su-27. Trong đó, Nga sẽ cung cấp động cơ và các thiết bị điện tử còn Trung Quốc sẽ lắp ráp các bộ phận theo thông số và kế hoạch của Nga.
Nhưng sau năm 1995, sau khi Trung Quốc lắp ráp thành thạo máy bay Su-27 Nga đã hủy thỏa thuận. Họ cho rằng Trung Quốc đang sử dụng những kỹ năng thu được trong chương trình Su-27 để lắp ráp phiên bản sao chép của riêng mình là J-11.
Nga vẫn giữ kín những thông tin vi phạm bản quyền của Trung Quốc đến khi không thể chịu đựng thêm và cảnh báo Trung Quốc đã sao chép công nghệ của Nga nhưng tạo ra một loại máy bay thua kém hơn. Dường như, Trung Quốc không đồng ý với lời nhắc nhở của Nga và tiếp tục phát triển J-11, chỉ sử dụng những gì mà họ cho là công nghệ của Trung Quốc.
J-11 hiện nay được cho là bao gồm các thiết bị điện tử tốt hơn và một số thay đổi về thiết kế của Trung Quốc. Trung Quốc có thể sản xuất hầu hết các bộ phận của J-11, một thành phần chính bắt buộc phải nhập khẩu là động cơ.
Trung Quốc tin rằng họ sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga cho động cơ máy bay phản lực quân sự trong vòng 5-10 năm tới. Hiện nay, Trung Quốc nhập khẩu 2 loại động cơ của Nga, 3,5 tỷ USD để mua động cơ AL-31(cho Su-27/30, J-11, J-10) và 2,5 tỷ USD mua động cơ RD-93 (biến thể động cơ RD-33 của máy bay MiG-29) cho máy bay JF-17 (một loại máy bay tương tự F-16 được hợp tác phát triển với Pakistan).
Tiêm kích hạm J-15 cũng là sản phẩm sao chép Su-33 của Nga.
Mặc dù các hành vi ăn cắp công nghệ và những tranh cãi vẫn đang diễn ra, Moscow vẫn tiếp tục bán động cơ phản lực cho Bắc Kinh để lắp đặt trên các bản sao máy bay Nga.
Trong năm 2008, Trung Quốc đã từng đồng ý và cam kết không sao chép công nghệ quân sự của Nga, nhưng sau đó lại bỏ qua thỏa thuận và phủ nhận rằng, họ đang tự chế tạo máy bay của mình và không hề sao chép của Nga.
Su-30MK2 là một tiêm kích đa năng 34 tấn, tương tự như loại máy bay tấn công F-15E của Mỹ. Su-30MK2 có thể mang tới 8 tấn bom và tên lửa. Hải quân Trung Quốc đang sử dụng 24 chiếc Su-30MK2 và một số "hàng nhái" J-16.
Bắc Kinh cũng có một biến thể tàng hình của Su-27 với tên gọi J-17. Ngoài ra còn có một biến thể tàu sân bay của Su-33 (mua từ Ukraine) và đang sản xuất với tên gọi J-15. Họ nhấn mạnh rằng tất cả những máy bay này (J-11, J-15, J-16) đều là các sản phẩm tự thiết kế trong nước nhưng cách lắp ráp và sản xuất giống với máy bay của Nga.
Đáp lại, Nga đã dừng bán máy bay cho Trung Quốc trong gần một thập kỷ, nhưng vẫn bán các động cơ phản lực cho những máy bay Trung Quốc.
Tiêm kích tàng hình mới nhất J-31 cũng phải sử dụng động cơ phản lực của Nga.
Bất lực sao chép động cơ
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa thể thành công khi sao chép lại những động cơ máy bay Nga cho máy bay của họ. Doanh số bán động cơ máy bay là quá hấp dẫn để các nhà sản xuất của Nga có thêm tiền phát triển những thiết kế động cơ mới. Trung Quốc lên kế hoạch đánh cắp những thiết kế động cơ của Nga ngay sau khi họ tìm ra cách làm sao để bắt chước được các phương pháp và kỹ năng chế tạo kỳ lạ để tự thiết kế động cơ cho mình.
Vừa qua, sau nhiều năm đàm phán, đặc biệt là làm thế nào để ngăn chặn được truyền thống ăn cắp công nghệ của người Trung Quốc, Moscow đã đồng ý bán cho Bắc Kinh 48 máy bay chiến đấu đa năng, siêu cơ động Su-35BM.
Su-35 là một biến thể mới nhất của thiết kế dòng tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27, với một khung thân máy bay mạnh mẽ hơn (tới 6.000 giờ bay) và có khả năng, độ tin cậy cao hơn. Đó là chưa rõ nếu Trung Quốc cũng đang có được những thiết bị điện tử cải tiến.
Các cuộc đàm phán kéo dài là kết quả của Nga để tìm cách ngăn chặn việc sao chép trái phép và sản xuất Su-35BM của Trung Quốc. Đây là một chặng đường khó khăn, đặc biệt từ khi Nga và Trung Quốc được cho là trở thành đồng minh của nhau.
Đầu năm 2012, thỏa thuận mua bán Su-35 đã bị đình trệ do Trung Quốc từ chối mua máy bay với số lượng lớn cũng như điều khoản “không sao chép trái phép” mà phía Nga đưa ra.
Trung Quốc muốn mua Su-35 nhưng sẽ không ký kết một thỏa thuận qui định cấm họ sao chép thiết kế của Nga. Nhưng điều đó dường như đã thay đổi, sau khi mới đây báo chí Nga nói rằng, hai nước đã ký kết một thỏa thuận cung cấp 24 máy bay Su-35 với trị giá ước tính khoảng hơn 1,5 tỷ USD.
ĐANG ĐỌC NHIỀU
TIN LIÊN QUAN